Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A-Z bố mẹ cần biết

Thời điểm bé chào đời là khoảnh khắc thiêng liêng nhất đối với bố mẹ. Chăm sóc trẻ sơ sinh không phải là điều dễ dàng đối với bố mẹ đặc biệt là các cặp đôi lần đầu có em bé. Chính vì vậy, bố mẹ cần biết các cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A-Z.

Từ vấn đề nhỏ như là trẻ sơ sinh có được uống nước không cũng rất quan trọng. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bệnh, bố mẹ cần phải biết cách nuôi trẻ sơ sinh đúng cách. Hãy cùng Chilux tìm hiểu cẩm nang cho mẹ trong cách chăm nom trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây nhé.

1. Dinh Dưỡng Cần Thiết Cho Trẻ Sơ Sinh

Trẻ sơ sinh trong những tháng đầu có những nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Vì vậy bố mẹ cần được hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách để đảm bảo sự phát triển của trẻ.

1.1. Sữa Mẹ

Theo các chuyên gia hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt giúp bé phát triển cả về thể chất, trí não. Đặc biệt là trong 6 tháng đầu tiên sữa mẹ chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé: Protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Thông thường nhu cầu bú của trẻ sơ sinh trong một vài ngày đầu là 8-15 lần.

Vậy sữa mẹ như thế nào là tốt? Một số mẹo hay được các mẹ bỉm sữa áp dụng để có nguồn sữa tốt và dồi dào: Cho con bú thường xuyên hơn, massage bầu ngực sau sinh bằng nước ấm, bổ sung các loại thực phẩm, thảo mộc.

Ngoài việc chăm sóc trẻ sơ sinh thì bổ sung các chất dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh cũng vô cùng cần thiết. Điều này giúp cho cơ thể có đủ chất để hồi phục sức khỏe cũng như tạo nguồn sữa mẹ cho bé luôn chất lượng.

Nuôi trẻ sơ sinh đúng cách bằng sữa mẹ
Nuôi trẻ sơ sinh đúng cách bằng sữa mẹ

1.2. Sữa Công Thức

Dẫu biết sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Nhưng vì một số lí do về sức khỏe, tinh thần mà mẹ buộc phải chọn nuôi con bằng sữa công thức là chính thay vì sữa mẹ.

Hiện nay các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và bổ sung các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ vào sữa công thức. Điều này giúp trẻ vẫn phát triển bình thường mặc dù không bú sữa mẹ.

Có rất nhiều loại sữa công thức trên thị trường. Tuy nhiên khi nuôi con bằng sữa công thức cần quan tâm đến những tiêu chí này:

– Chọn sữa theo độ tuổi của trẻ.

– Chọn sữa có bổ sung kháng thể Lactoferrin.

– Sữa có các thành phần dễ tiêu hoá.

– Sữa được được sản xuất theo công nghệ tiên tiến và có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy.

Khi sử dụng sữa công thức hoặc rã đông sữa mẹ đã trữ, ba mẹ vẫn nên khử trùng bình sữa bằng máy tiệt trùng bình sữa chuyên dụng. Điều này giúp bé luôn khỏe mạnh hấp thu tốt chất dinh dưỡng ngay khi còn bé.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng sữa công thức
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng sữa công thức

Lưu Ý Trẻ Sơ Sinh Có Được Uống Nước Không

Trẻ sơ sinh có được uống nước không? Câu hỏi thường gặp trên các diễn đàn của các mẹ. Sữa mẹ chứa hơn 80% lượng nước. Vì vậy lượng nước có trong sữa mẹ đáp ứng đủ lượng nước cần thiết cho trẻ.

Theo Tổ chức y tế thế giới (WTO) khi nhận được câu hỏi về việc trẻ sơ sinh có được uống nước không? Câu trả lời là Không. Không nên cho trẻ uống nước trước 6 tháng tuổi ngay cả khi thời tiết nóng. Nước làm ảnh hưởng đến việc hấp thu sữa mẹ của trẻ, tăng nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa của mẹ.

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?
Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?

Được hỏi khi nào thì trẻ được uống nước, các tổ chức Y tế trên thế giới khuyên rằng: Mẹ nên đợi đến khi bé bắt đầu ăn dặm. Lúc đó mẹ có thể cho trẻ uống một lượng nhỏ nước đun sôi để nguội. Bé vẫn nên được cho bú mẹ tiếp tục và kéo dài về sau mà theo khuyến cáo của WHO là nên kéo dài đến 24 tháng để trẻ được phát triển toàn diện.

2. Mẹo Chăm Sóc Giấc Ngủ Trẻ Sơ Sinh

Đối với trẻ sơ sinh giấc ngủ rất quan trọng luôn song hành với việc bú mẹ. Trong những cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A-Z, chăm sóc giấc ngủ cho trẻ là điều đáng quan tâm nhất. Hầu hết các trẻ sơ sinh đều ngủ rất nhiều trong ngày.

Trung bình mỗi ngày trẻ ngủ từ 16 tiếng trở lên, nhưng thường chỉ kéo dài vài giờ mỗi lần. Ban đầu, thói quen này có thể thất thường, nhưng lịch trình ngủ phù hợp hơn sẽ xuất hiện khi bé trưởng thành và có thể kéo dài hơn giữa các cữ bú.

2.1. Các Giai Đoạn Ngủ Của Trẻ Sơ Sinh

Trẻ sơ sinh có 2 giấc ngủ chính: Giấc ngủ cử động mắt nhanh và giấc ngủ không cử động mắt. Theo Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), một chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh có 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Buồn ngủ – mí mắt sụp xuống
  • Giai đoạn 2: Ngủ chưa sâu giấc – vặn mình
  • Giai đoạn 4: Ngủ sâu – ít cử động
  • Giai đoạn 5: Ngủ rất sâu -trẻ nằm yên và không cử động.

Giấc ngủ của trẻ sẽ diễn tiến theo 4 giai đoạn rồi quay lại giai đoạn 2 và chuyển sang giấc ngủ cử động mắt nhanh. Một giấc ngủ của trẻ có thể có vài chu kỳ ngủ trên. Trong vài tháng đầu trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình khi chuyển từ giai đoạn 5 sang giai đoạn 2 và khó ngủ trở lại.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A-Z ba mẹ nên biết
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A-Z ba mẹ nên biết

2.2. 5 Cách Chăm Sóc Giấc Ngủ Cho Trẻ Sơ Sinh Tốt Nhất

a.  Nhận Biết Trẻ Dấu Hiệu Trẻ Buồn Ngủ

Trong 2 tháng đầu trẻ thường không thể thức liên tục 2 giờ đồng hồ. Trẻ dụi mắt, khóc,im lìm nhìn chằm chằm một chỗ, ngáp là những dấu hiệu của trẻ sơ sinh khi đã buồn ngủ. Phụ huynh nên để ý những dấu hiệu trên để cho trẻ đi ngủ để đảm bảo giấc ngủ cho trẻ, không nên để quá lâu sẽ khiến trẻ khó ngủ hơn.

b. Tạo Thói Quen Ngủ Đúng Giờ Vào Buổi Tối Cho Trẻ

Cho trẻ đi ngủ sớm vào khoảng 8 giờ tối để tạo thành thói quen cho trẻ khi đến độ tuổi đi học. Ngủ sớm để đảm bảo giấc ngủ sâu cho bé. Thông thường bé chỉ thật sự vào trạng thái ngủ sâu khi nhắm mắt từ 30 phút – 1 tiếng. Vì vậy, các bố mẹ hãy khuyến khích bé lên giường trước lúc 8h. Không nên ngủ muộn quá 9h30 để phát triển chiều cao tối đa.

c. Dạy Bé Tự Ngủ

Khi bé đã được sáu đến 8 tuần tuổi, các mẹ nên bắt đầu dạy bé tự ngủ. Nên đặt bé vào nôi cũi hay xuống giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Bạn nên chọn các loại cũi ghép giường cho bé để cạnh chung giường bố mẹ để bé cảm nhận được sự ấm áp.

Tập cho bé ngủ riêng từ khi còn nhỏ
Tập cho bé ngủ riêng từ khi còn nhỏ

Cách bạn dỗ bé ngủ trong tám tuần đầu sau sinh rất quan trọng vì sẽ tạo cho bé 1 thói quen nhất định. Tìm hiểu những cách chăm sóc trẻ sơ sinh quả thật rất cần thiết trong giai đoạn này.

Hạn chế bế bé trên tay và ru bé ngủ. Trường hợp này sẽ tạo thành thói quen khó bỏ. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên không nên đung đưa bé. Cũng như không cho bé ngậm núm vú giả để dỗ bé ngủ ngay từ sau sinh. Thay vào đó bạn nên tạo thói quen tốt trước khi ngủ cho bé như hát ru, nghe nhạc nhẹ, quấn bé khi ngủ, vỗ nhẹ người…

d. Dưỡng Ẩm Cho Da

Để giữ gìn da cho bé, bạn nên thoa dưỡng ẩm cho bé hàng ngày. Để tránh tình trạng da bị khó chịu, bé sơ sinh ngủ không sâu giấc.

e. Chuẩn Bị Giường Ngủ Cho Bé Sơ Sinh

Trẻ thích được ngủ trong môi trường mềm mại, êm ái và cảm giác an toàn như trong bụng mẹ. Đồng thời giúp giữ ấm cho trẻ suốt đêm. Đó cũng là vật cản giúp trẻ không bị rơi xuống đất trong khi ngủ. Tuỳ vào độ tuổi, bạn có thể cho trẻ ngủ giường riêng cũng có là cách để giúp trẻ có giấc ngủ sâu.

Bên cạnh đó bạn nên tập cho bé ngủ riêng sẽ giúp con lớn lên có thể tự lập hơn, rèn được thói quen đi ngủ đúng giờ. Đặt giường cũi cạnh giường ngủ của ba mẹ giúp mẹ để ý tới con dễ dàng hơn. Đồng thời, việc cho con ngủ riêng hạn chế được việc ba mẹ ngủ nằm đè hay động vào làm con thức giấc mỗi đêm.

3. Tắm Gội Cho Trẻ

Bí quyết tắm gội cũng là một trong những cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A-Z bố mẹ không thể bỏ qua. Để duy trì chất nhờn bảo vệ da, bố mẹ không nên tắm cho bé trong 48h đầu. Lúc này, trẻ sơ sinh chưa rụng rốn (trẻ thường rụng sau một tuần). Việc tắm cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi bé chưa rụng cuống rốn thường khiến nhiều bố mẹ bối rối nếu sinh con đầu lòng.

Mẹ nên chuẩn bị tủ nhựa cho bé sơ sinh để bảo quản quần áo, tã bỉm nhầm giúp loại trừ vi khuẩn xâm nhập và gây hại tới bé

3.1. Hướng Dẫn Cách Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh

a. Chuẩn bị

– 2 thau tắm, 2 khăn xô nhỏ, sữa tắm, dầu gội cho bé loại không cay mắt, nước ấm thích hợp cho bé tầm 32 độ. Đảm bảo nước không bị quá nóng hoặc quá lạnh

– Quần áo, tăm bông, dầu tràm, bao tay, bao chân, tã giấy, nước muối sinh lý, khăn lớn, miếng rơ lưỡi.

b. Các bước tắm gội cho trẻ sơ sinh

– Đặt bé lên một mặt phẳng, cởi hết quần áo, tã giấy.

– Mẹ ngồi xổm và đặt bé lên đùi. Tay trái đỡ gáy bé, tay phải nhúng ướt khăn xô xoa lên đầu làm ướt tóc con tiếp đến là xoa dầu gội. Lưu ý không để nước vào mắt, tai bé.

– Sau đó, dùng khăn rửa sạch dầu gội trên đầu con.

– Vắt khăn bớt nước, lau sạch mặt, đặc biệt là vùng mắt, hai lỗ tai.

– Từ từ thả con vào chậu tắm. Nhưng tay trái vẫn đỡ phần cổ của con.

– Làm ướt mình, xoa sữa tắm khắp người, tránh chạm vào vùng rốn.

– Nhấc bé lên và chuyển vào thau tắm 2 chứa nước sạch khác. Rửa sơ qua các bộ phận một lần nữa.

– Bế bé ra ngoài, đặt lên khăn khô đã trải sẵn.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh trong việc tắm gội
Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh trong việc tắm gội

3.2. Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Sơ Sau Khi Tắm

  • Sau khi tắm cho trẻ sơ sinh, bạn nên quấn bé vào khăn và thấm khô người bé từ đầu xuống chân. Dùng tăm bông thấm nước ở vành tai, các vùng có ngấn.
  • Dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mắt, mũi cho bé. Nhỏ vào miếng rơ lưỡi cho bé.
  • Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tăm bông để vệ sinh vùng rốn.
  • Mặc tã vào cho bé và tránh cọ sát vào rốn.
  • Mặc quần áo vào cho bé, mang bao tay, bao chân cho bé. Ôm bé vào lòng để bé cảm nhận được sự ấm áp.

3.3. Nên Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Vào Thời Điểm Nào

Khung giờ bạn nên tắm cho trẻ sơ sinh vào lúc có ánh nắng mặt trời ấm áp. Tốt nhất là vào khoảng 10 – 11 giờ sáng hoặc từ 15 – 16 giờ. Không nên tắm quá lâu, chỉ từ 4 – 5 phút cho mỗi lần tắm đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Cơ thể trẻ sơ sinh với sức đề kháng yếu nên tắm lâu có thể bị cảm lạnh.

4. Một Số Biểu Hiện Ở Trẻ Sơ Sinh Ba Mẹ Cần Quan Tâm

4.1 Vàng Da

Rất nhiều trẻ sơ sinh khỏe mạnh bình thường có màu vàng có thể nhìn thấy rõ người ta gọi đó là vàng da sinh lý. Biểu hiện của vàng da sơ sinh bệnh lý là vàng da đậm xuất hiện sớm, không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng. Đồng thời với vàng da, có sự xuất hiện của các triệu chứng bất thường khác như: trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật… Khi trẻ có một trong số các dấu hiệu sau thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và tìm nguyên nhân điều trị vàng da kịp thời.

Nuôi trẻ sơ sinh đúng cách giúp phòng ngừa các bệnh lý của vàng da
Nuôi trẻ sơ sinh đúng cách giúp phòng ngừa các bệnh lý của vàng da

Có thể bạn quan tâm: Nôi em bé sơ sinh Chilux, chăm sóc giấc ngủ hiệu quả cho bé

4.2. Chướng Bụng

Đa số trẻ sơ sinh bụng thường căng phồng lên đặc biệt là sau 1 bữa bú nhiều sữa. Giữa các bữa ăn, bụng trẻ thường mềm khi sờ vào. Bên cạnh có bụng to sinh lý của trẻ, phụ huynh cũng cần quan tâm, bụng to của trẻ do bệnh lý. Biểu hiện với các triệu chứng điển hình như: bụng to kèm biếng ăn, suy nhược, nôn, da xanh xao. Không bị nặng 1, 2 ngày thì bạn cần đưa trẻ đi khám ngay. Đó có thể chỉ là tình trạng táo bón hoặc do nuốt hơi. Tuy nhiên cũng có thể là 1 tình trạng nghiêm trọng hơn ở đường ruột.

Ngoài những vấn đề trên, bố mẹ dễ bắt gặp các tình trạng trẻ bị nấc cụt thường xuyên. Tham khảo cách trị nấc cho bé nhanh chóng và an toàn.

Trên đây là những kiến thức về cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A-Z cần thiết cho bố mẹ. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích, góp phần là hành trang giúp các ba mẹ nuôi trẻ sơ sinh đúng cách. Để bé có được sự phát triển toàn diện nga từ thời điểm chào đời.

Chilux

kkk