Bé yêu tự đi vệ sinh sau khi mẹ biết các bước này

Tập tự đi vệ sinh cho bé là hành trình của cả cha mẹ và bé. Cha mẹ cần chuẩn bị cho con những bước đầu tiên tốt nhất để bé có thể học hỏi thói quen mới dễ dàng hơn. Việc tìm hiểu cách tập cho bé đi vệ sinh là bước đầu tiên trong quá trình học tập của bé. Thông tin từ bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh biết được khi nào bé đã sẵn sàng học cách tự đi vệ sinh và các bước để cha mẹ có thể hướng dẫn cho bé.

1. Thời điểm bắt đầu tập cho bé tự đi vệ sinh 

Việc bé tự đi vệ sinh có thể xem là một trong những bước tiến mới trên hành trình phát triển của bé. Để việc tập cho bé đi vệ sinh diễn ra dễ dàng và thoải mái cho trẻ thì phụ huynh nên  đồng hành cùng bé trong giai đoạn này. 

Phụ huynh tìm hiểu cách tập cho bé đi vệ sinh đúng. Điều này, giúp phụ huynh dễ dàng hơn trong việc hướng dẫn các bé, đồng thời giúp các bé cảm thấy yên tâm, thoải mái hơn. 

Ở cùng một độ tuổi nhưng sự phát triển ở mỗi bế diễn ra khác nhau. Phụ huynh chỉ nên hướng dẫn bé đi vệ sinh khi đã giúp bé chuẩn bị đầy đủ về cả thể chất lẫn tinh thần. Vì thế, không có thời điểm bắt buộc cho việc bé phải học tự đi vệ sinh. Để biết được đâu là thời điểm có thể tập cho bé tự đi vệ sinh, các mẹ cần quan sát xem bé đã có một vài các dấu hiệu chuẩn bị cho việc này hay chưa. 

Đa phần các bé ở độ tuổi từ 18 tháng đến 3 tuổi là thời điểm bé bắt đầu bài học tự đi vệ sinh. Tuy nhiên, cha mẹ nên căn cứ vào các dấu hiệu cho thấy sự sẵn sàng của bé hơn là độ tuổi. Một vài dấu hiệu ở bé mà cha mẹ có thể nhận thấy đó là:

  • Dấu hiệu bé đã sẵn sàng về mặt thể chất
    • Bé có nói hoặc nghe vè hiểu được các từ như: tè, pee, poo khi mẹ thay tã cho bé.
    • Bé đã có thể tự di chuyển hoặc tự đi đến nhà vệ sinh.
    • Trẻ dùng tay tự thực hiện động tác kéo quần lên hoặc xuống mà không cần hỗ trợ.
    • Khả năng kiểm soát bàng quang của bé tăng cao. Bé có thể giữ được các miếng tã lót đang mặc khô trong thời gian lâu hơn.
    • Bé đi đại tiện ổn định, phân mềm.
Bé tập tự đi vệ sinh
Bé tập tự đi vệ sinh
  • Dấu hiệu về mặt tinh thần
      • Bé nhận biết được “ướt” và “khô”.
      • Bé hiểu được mẹ nói và làm theo những hướng dẫn đơn giản.
      • Trẻ ý thức dược khi nào cần đi vệ sinh và biết thể hiện điều này cho cha mẹ (nói, biểu hiện bằng gương mặt,…)
      • Trẻ bắt đầu không thoải mái với việc mặc tã, đặc biệt là khi tã đã ướt hoặc bẩn. 
      • Bé biết thông báo hoặc tự tháo tã khi tã đã ướt hoặc bẩn.
  • Về mặt tình cảm xã hội
    • Bé muốn tự làm hoặc muốn thể hiện rằng “con làm được”.
    • Bé làm theo các hành động của cha mẹ hoặc người khác.
    • Bé bắt đầu thể hiện sự độc lập của mình. Ví dụ, bé sẽ nói “không” khi được yêu cầu làm điều gì đó.
    • Bé biểu lộ việc muốn làm được khen hay làm vui lòng người lớn.

Nếu bé con của bạn có một vài dấu hiệu nêu trên, thì đã đến lúc trẻ có thế bắt đầu bài học mới của mình. Và cũng đã đến lúc cha mẹ cần tìm cách tập cho bé đi vệ sinh đúng cách. 

2. Các bước tập cho bé thói quen tự đi vệ sinh 

Khi trẻ đã sẵn sàng cho việc tự tập đi vệ sinh thì tiếp theo cha mẹ và bé sẽ cùng nhau đồng hành trên hành trình mới này. Để bé có thể tập được việc tự đi vệ sinh một cách thoái mái nhất cũng như dễ dàng nhất, các phụ huynh có thể tham khảo từng bước cách tập cho bé đi vệ sinh.

Các bước tập cho bé tự đi vệ sinh bao gồm:

Bước 1: Lựa chọn thiết bị vệ sinh phù hợp cho trẻ em

Trong thời gian đầu tập cho bé tự đi vệ sinh, khuyến khích phụ huynh nên cho bé sử dụng bô. Bé sẽ ngồi vững và thoải mái khi sử dụng bô thay vì sử dụng bồn cầu. Để tạo được sự thích thú cho con, cha mẹ có thể mua sắm cho bé những chiếc bô có màu sắc rực rỡ, thiết kế ngộ nghĩnh đáng yêu. Một chiếc với thiết kế bé yêu thích còn giúp bé đỡ sợ hãi, lo lắng hơn trong quá trình luyện tập.

Sau khi đã quen với việc dùng bô, cha mẹ nên chuyển sang cho bé sử dụng bồn cầu. Cha mẹ nên đầu tư thiết bị vệ sinh riêng cho bé hoặc có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như: miếng lót bồn cầu hoặc miếng lót bồn cầu kèm theo thang. 

Khi bé đã dần quen với việc tự đi vệ sinh, cha mẹ có thể chọn mua cho bé các thiết bị bồn cầu thông minh. Bồn cầu thông minh được trang bị thêm các công nghệ hiện đại giúp việc tự đi vệ sinh của bé dễ dàng và tiện lợi hơn. 

Bồn cầu thông minh cho bé
Bồn cầu thông minh cho bé

Việc lựa chọn các thiết bị vệ sinh phù hợp với bé rất quan trọng. Không chỉ ở giai đoạn học cách tự đi vệ sinh mà còn giúp bé cảm thấy thoải mái trong quá trình sử dụng. Từ đó, việc học sẽ diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bước 2: Hướng dẫn trẻ cách ngồi bô và tạo thành thói quen cho trẻ

Trước tiên, hãy giúp bé làm quen với bô. Cha mẹ hãy cho bé biết bô là gì và bô dùng để làm gì. Hãy đặt bô ở góc nhà, trong nhà vệ sinh hoặc khu vực đồ chơi của bé. Điều này giúp bé cảm thấy quen biết, gần gũi với đồ vật này.

Sau đó, bắt đầu tập cho bé ngồi bô nhưng để nguyên tã để giúp bé làm quen với việc ngồi bô. Tập từ 2 đến 3 ngày, sau đó cho bé bỏ tã ra khi ngồi. 

Cha mẹ cho thể để bô ở nơi trẻ thường xuyên chơi để bé ngồi bất cứ lúc nào và từ đó sẽ hình thành thói quen cho trẻ.

Bước 3: Dạy bé sử dụng bô và làm quen với nhà vệ sinh

Khi bé có dấu hiệu cần đi vệ sinh như khóc, làm ồn, phụ huynh hãy đưa bé đến nhà vệ sinh và đặt bé ngồi trên bô để tạo thói quen cho bé. Bên cạnh đó, việc cha mẹ đặt bé lên bô khi tã đã ướt cũng giúp bé hình thành được ý thức khi cần đi vệ sinh sẽ đi vào nhà vệ sinh và ngồi trên bô.

Trong thời gian đầu tập cho bé sử dụng bô, nếu bé không chịu thì đây là điều bình thường, cha mẹ không nên nôn nóng, hãy cho bé thời gian để tập quen dần. Trong quá trình dạy bé, cha mẹ có thể kết hợp với việc giảm tần suất sử dụng tã hoặc chuyển dần sang tã quần. Điều này sẽ dần giúp bé quen hơn với việc sử dụng bô khi đi vệ sinh.

Bước 4: Nuôi dưỡng thói quen tự đi vệ sinh cho trẻ

Khi bé con đã tự ngồi được bô để đi vệ sinh, cha mẹ hãy nuôi dưỡng thói quen này cho trẻ bằng cách khích lệ, động viên bé tự ngồi bô mỗi khi muốn đi vệ sinh. 

Trong trường hợp bé không đủ kiên nhẫn ngồi trên bô đến khi quá trình đi vệ sinh kết thúc thì phụ huynh cần bình tĩnh, có thể cùng bé trò chuyện để giúp bé kéo dài thời gian đến khi hoàn thành việc đi vệ sinh.

Khi bé làm tốt, phụ huynh nên khen bé để. Hãy ở bên cạnh con để giúp bé yên tâm và giúp đỡ khi cần thiết.

Bước 5: Ngưng cho bé sử dụng tã

Cha mẹ nên giảm tần suất sử dụng tã cho bé. Thay vào đó hãy cho bé mặc quần không cần thêm tã. Việc này giúp bé cảm nhận rõ được độ ướt hay khô. Từ đó, thúc đẩy việc bé học cách tự đi vệ sinh nhanh hơn.

Bước 6: Kiên trì và bình tĩnh khi dạy bé cách tự đi vệ sinh

Trong thời gian đầu, do chưa quen nên bé sẽ dễ quấy khóc và không chịu hợp tác với cha mẹ. Thay vì tức giận, la mắng trẻ, cha mẹ hãy nhẹ nhàng động viên, khuyến khích động viên để bé cố gắng hơn cho những lần tiếp theo.

Việc tập cho bé tự đi vệ sinh là điều không dễ dàng. Do đó, cha mẹ cần bình tĩnh và kiên nhẫn. Thay vì xem đây là việc phải dạy cho bé thì hãy xem như cha mẹ đang cùng bé học, như vậy sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và học được nhanh hơn. 

Phụ huynh đồng hành cùng bé
Phụ huynh đồng hành cùng bé

3. Một số lưu ý trong quá trình tập cho bé tự đi vệ sinh

Trong quá trình tập cho bé tự đi vệ sinh, cha mẹ và cả bé sẽ gặp không ít khó khăn. Để hạn chế gặp phải khó khăn và giúp việc học đạt hiệu quả cao, có một vài lưu ý dành cho các phụ huynh như sau:

  • Dạy bé các từ ngữ hay dùng khi cần đi vệ sinh

Các cha mẹ nên dạy cho bé các từ ngữ hay dùng khi cần đi vệ sinh để trẻ có thể giao tiếp khi cần. Ví dụ như: tè, pee, poo,…

  • Không trách móc, la mắng bé

Nếu trách móc hay la mắng trẻ sẽ khiến trẻ sợ hãi với việc học đi vệ sinh, Việc này sẽ làm cho quá trình học càng khó khăn khăn hơn. Vì vậy, khi bé chưa làm đúng, cha mẹ nên bình tĩnh nói để bé hiểu để bé làm tốt hơn ở những lần sau.

  • Tạo thói quen đi vệ sinh vào giờ cố định

Hãy giúp bé tạo thói quen đi vệ sinh vào giờ cố định, điều này sẽ khuyến khích bé sử dụng bô khi bé có nhu cầu.

  • Chú ý đến việc ăn uống của trẻ

Phụ huynh cần bổ sung đầy đủ, đa dạng dinh dưỡng cho bé, các thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ nước sẽ giúp việc đi vệ sinh của bé diễn ra dễ dàng hơn.

  • Động viên, khích lệ và khen thưởng cho trẻ

Khi bé hoàn thành xong mỗi lần đi vệ sinh, cha mẹ hãy khen thưởng đế bé biết rằng mình đã làm tốt và lần sau sẽ tiếp tục cố gắng hơn.

Khích lệ, động viên trẻ
Khích lệ, động viên trẻ

Cha mẹ tìm được cách tập cho bé đi vệ sinh đúng sẽ giúp quá trình dạy bé tự đi vệ sinh diễn ra dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả cho cả phụ huynh và bé. Việc tự đi vệ sinh giống như thành tựu lớn trong hành trình lớn khôn của bé. Vì thế, cha mẹ hãy luôn đồng hành, khích lệ và động viên để giúp việc học của bé thoải mái, dễ dàng hơn 

Khi gia đình bạn có trẻ em hoặc người lớn tuổi thì việc lựa chọn các thiết bị vệ sinh phù hợp giúp tạo nên không gian nhà tắm, nhà vệ sinh sạch sẽ, ngăn chặn được mầm bệnh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe gia đình. Trên thị trường hiện tại có rất nhiều hãng thiết bị vệ sinh khác nhau, các ba mẹ cần có đủ thông tin và kiến thức nhất định để lựa chọn đúng hãng, đúng sản phẩm. Thiết bị vệ sinh Enic là những sản phẩm cao cấp và thông minh từ bồn cầu thông minh đến sen tắm phím đàn đến gương nhà tắm thông minh hay đèn điều hòa phòng tắm…

>> Xem thêm: Bảo vệ sức khỏe bé với đèn điều hòa phòng tắm

4. Thiết bị vệ sinh Enic có tốt không?

Thiết bị vệ sinh Enic có tốt không? là câu hỏi được rất nhiều đại lý kinh doanh và người tiêu dùng thắc mắc khi hãng này mang sản phẩm tới thị trường Việt Nam. Qua thời gian thì Enic đã dần khẳng định được uy tín của mình bằng chất lượng sản phẩm và sự chu đáo trong quá trình tư vấn sản phẩm đến nghiệm thu sản phẩm. Để có thể trải nghiệm sản phẩm Enic hãy đến với showroom thiết bị vệ sinh của hãng: 

Trụ sở miền Bắc:

  • Tại Đống Đa: 502 Xã Đàn, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Tại Nam Từ Liêm: Tầng 1 Tòa B2, Roman Plaza, đường Tố Hữu, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Trụ sở miền Nam:

  • Số 165 Nguyễn Thị Nhung, Khu Đô Thị Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM

>> Xem thêm: 21 mẫu truyện kể cho bé ngủ ngon 

 

Bình chọn cho bài viết

kkk