Blog, Cẩm nang cho mẹ, Kinh nghiệm hay
Tìm hiểu những lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ
Trong những năm tháng đầu đời, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của bé. Trẻ sơ sinh khó ngủ hoặc thường xuyên quấy khóc có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tâm lý của bé. Vậy lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ là gì? Bài viết dưới đây Chilux sẽ giúp các bậc cha mẹ tìm hiểu về chứng khó ngủ ở trẻ. Cùng với những cách để tạo nên một giấc ngủ ngon cho bé.
1. Lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, khó vào giấc
Ngoài vấn đề trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không thì việc bé không ngủ được cũng được quan tâm rất nhiều. Thực tế, có rất nhiều yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Khiến cho trẻ dễ thức giấc và khó ngủ hơn bình thường. Phần lớn các yếu tố này xuất phát từ môi trường xung quanh và các hành vi của bé. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến trẻ sơ sinh khó ngủ:
1.1. Lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ do sinh lý giấc ngủ
Theo nghiên cứu, giai đoạn non-REM chiếm khoảng 75% tổng thời gian giấc ngủ của người trưởng thành, trong khi giai đoạn REM chiếm 25% còn lại. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, thời gian dành cho hai giai đoạn này gần như bằng nhau. Trong giai đoạn REM, các cơ quan hô hấp hoạt động nhiều hơn. Dẫn đến tăng nhịp tim và nhịp thở của trẻ. Do đó, trẻ có thể thức giấc khi có bất kỳ cử động hay tác động nhẹ nào xảy ra.
Ngoài ra, chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh (khoảng 50 phút). Ngắn hơn so với chu kỳ ngủ của người lớn (khoảng 90-100 phút). Do đó, trẻ dễ bị thức giấc và tỉnh dậy thường xuyên hơn. Điều này có thể giải thích tại sao trẻ sơ sinh thường có chu kỳ ngủ ngắn. Và cần nhiều giấc ngủ trong ngày để đáp ứng nhu cầu giấc ngủ của mình.
1.2. Trẻ sơ sinh khó ngủ do bệnh lý
Trẻ sơ sinh khó ngủ có thể là một trong các dấu hiệu của một số bệnh lý. Như nhiễm khuẩn đường hô hấp, béo phì và các bệnh lý khác. Các biểu hiện đi kèm với khó ngủ do nhiễm khuẩn đường hô hấp có thể là thở khò khè, khó thở, quấy khóc bất thường và khó ngủ.
Trẻ có thể gặp tình trạng thừa cân hoặc béo phì, dẫn đến phì đại đường thở và làm cho việc hô hấp trở nên khó khăn. Khi bị khó thở, trẻ thường thở bằng miệng. Gây ra khó ngủ, dễ thức giấc và có thể quấy khóc vào ban đêm.
Ngoài ra, có nhiều bệnh lý khác cũng có thể gây khó ngủ ở trẻ sơ sinh. Bao gồm còi xương, viêm tai giữa, trào ngược dạ dày và các vấn đề về thần kinh.
1.3. Bé bị khó ngủ do ngủ nhiều vào ban ngày
Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian ở trong ngày để ngủ. Do đó, tình trạng khó ngủ do trẻ sơ sinh ngủ nhiều vào ban ngày và thức đêm. Bố mẹ có thể thay đổi thói quen này của trẻ bằng cách giúp trẻ phân biệt rõ ràng giữa ngày và đêm.
1.4. Lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ do môi trường xung quanh
Các yếu tố môi trường xung quanh ảnh hưởng khá nhiều tới giấc ngủ của bé.
- Nhiệt độ phòng không phù hợp, quá lạnh hoặc quá nóng.
- Ánh sáng quá nhiều, đặc biệt là ánh sáng đèn vào ban đêm và ít ánh sáng tự nhiên vào ban ngày.
- Tiếng ồn xung quanh.
- Thói quen sử dụng điện thoại di động, laptop và các thiết bị điện tử vào ban đêm của bố mẹ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ánh sáng xanh từ màn hình các thiết bị này có thể ức chế sự sản sinh hormone melatonin – hormone điều tiết nhịp độ sinh học
1.5. Lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ do thiếu dưỡng chất
Thiếu vitamin D, kẽm, magie, sắt và các dưỡng chất khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Thiếu hụt dưỡng chất có thể khiến cho giấc ngủ của trẻ không sâu, mệt mỏi, ngủ gà ngủ gật vào ban ngày.
1.6. Lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ do nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân đã được đề cập ở bên trên. Có một số yếu tố và thói quen hàng ngày cũng có thể làm cho trẻ sơ sinh khó ngủ:
- Cho trẻ ngủ trên võng, nôi điện hoặc bồng bế trẻ có thể tạo cảm giác phụ thuộc. Khiến trẻ khó ngủ khi không có những dụng cụ này.
- Trẻ có tính cách nghịch ngợm, khó tính có thể gây khó khăn trong việc ngủ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ dễ tính thường ngủ ngoan hơn và dễ ngủ hơn so với trẻ khó tính.
- Ảnh hưởng qua người mẹ trong giai đoạn thai kỳ cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Nếu mẹ thường xuyên gặp khó khăn trong việc ngủ, trầm cảm hoặc có thói quen sinh hoạt không khoa học. Trẻ có thể sinh ra với khó khăn trong việc ngủ sâu.
- Chơi đùa, trò chuyện và kích thích trẻ trước giờ ngủ cũng có thể làm cho trẻ khó ngủ. Việc này làm tăng mức độ kích thích và làm cho trẻ khó chuyển sang trạng thái ngủ.
- Cố gắng đưa trẻ vào giấc ngủ sai cách hoặc quá mức. Có thể khiến trẻ cảm thấy không thoải mái và bị kích thích, từ đó khó ngủ.
2. Bé không chịu ngủ phải làm sao?
2.1. Tập cho trẻ phân biệt được đâu là ban ngày và ban đêm
Ở một số trẻ sơ sinh, thói quen thức đêm có thể đã được hình thành ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Để khắc phục tình trạng này, cách tốt nhất là tập cho trẻ phân biệt giữa ngày và đêm.
Với mẹo cho bé ngủ đêm ngon giấc này, bố mẹ nên tập cho trẻ ngủ trong khoảng 1 giờ. Và sử dụng thời gian còn lại để chơi đùa, trò chuyện với trẻ. Làm cho trẻ thức thêm càng nhiều càng tốt. Điều này giúp trẻ hiểu rằng ban ngày là thời gian để tỉnh táo và hoạt động. Giúp tăng cường sự mệt mỏi và sẵn sàng cho giấc ngủ vào ban đêm.
Vào ban đêm, bố mẹ nên bắt đầu tạo điều kiện cho trẻ ngủ từ khoảng 19h. Điều này giúp cho cơ thể và tâm trí của trẻ chuẩn bị cho giấc ngủ. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho trẻ bú thêm một lần vào buổi tối để giúp trẻ ngủ sâu hơn. Việc này có thể giúp trẻ ngủ đến 7-8 giờ liền vào sáng hôm sau.
2.2. Dạy cho trẻ cách tự đi ngủ
Thay vì bồng trẻ trên tay để đưa trẻ vào giấc ngủ và sau đó đặt xuống giường hoặc nôi cũi. Bố mẹ có thể lựa chọn một cách thức khác để không gây cảm giác phụ thuộc cho trẻ. Một số phương pháp như ru con ngủ bằng âm nhạc. Vỗ về nhẹ nhàng ở khu vực đầu và mông của trẻ có thể được áp dụng.
Ru con ngủ bằng âm nhạc kết hợp cùng với việc kể chuyện đêm khuya cho bé ngủ ngon có thể giúp trẻ vào giấc ngủ dễ hơn. Bố mẹ cũng có thể vỗ về nhẹ nhàng ở khu vực đầu và mông của trẻ. Tạo cảm giác an ủi và thúc đẩy quá trình thư giãn. Tuy nhiên, cần nhớ không áp dụng quá mạnh hoặc gây kích thích mạnh cho trẻ.
2.3. Chuẩn bị sẵn sàng cho giấc ngủ của bé
Ngoài ra, việc vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, mặc quần áo giữ ấm. Và sử dụng tã có khả năng thấm hút tốt và thông thoáng cũng rất quan trọng.
Các hoạt động chơi đùa và kích thích trẻ cần được dừng lại ít nhất 2-3 giờ trước giờ ngủ. Bố mẹ có thể tập cho bé thói quen ngủ đúng giờ và nhận biết một số tín hiệu đến giờ ngủ như tắm rửa, thay đồ, hát ru hay hôn chúc ngủ ngon. Điều này giúp trẻ nhận biết rằng đó là thời gian để nghỉ ngơi và chuẩn bị cho giấc ngủ.
Khi trẻ đã vào giấc ngủ, bố mẹ nên duy trì nhiệt độ phòng thích hợp. Đặc biệt, hạn chế việc trò chuyện và sử dụng các thiết bị điện tử trong phòng khi trẻ ngủ.
3. Mẹo giúp cho bé sơ sinh ngủ ngon giấc
3.1. Quấn khăn cho bé
Nguyên tắc cần biết khi quấn khăn cho bé:
- Trước tiên, trẻ phải được quấn một cách đúng cách và tránh quấn quá chặt. Đảm bảo rằng trẻ vẫn có đủ không gian để thở và cử động trong tấm khăn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng quấn quá chặt ngực có thể gây ra xẹp phổi. Và tăng thêm nguy cơ nhiễm trùng phổi.
- Quấn khăn chỉ nên được sử dụng khi trẻ đi vào giấc ngủ. Khi trẻ đạt 2 tháng tuổi, không nên tiếp tục quấn trẻ.
- Trẻ nên được giữ ở tư thế gập sinh lý, hướng về đường giữa và thẳng người. Vai cuộn tròn về phía trước, hai bàn tay đưa về chính giữa để tay tiếp xúc tay. Và tay tiếp xúc miệng, hông gập và gối gấp về phía bụng. Điều này giúp phát triển thần kinh và cơ xương bình thường.
- Trẻ nên có thể cử động thoải mái trong tấm khăn quấn. Đảm bảo rằng trẻ không bị hạn chế trong việc cử động. Đây cũng là một trong những mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh.
Cách quấn trẻ một cách đúng cách:
- Sử dụng khăn mỏng có hình vuông hoặc chữ nhật.
- Trải khăn ra trên mặt bàn hoặc giường, gấp một góc khăn lại.
- Đặt trẻ nằm ngửa trên khăn, đầu nằm trên nếp gấp, vai ở dưới nếp gấp khăn.
- Để hai tay gập về giữa, choàng góc trái của khăn qua người. Và luồn phần mép khăn vào dưới thân phải trẻ.
- Choàng góc phải tấm khăn qua vai, bụng và phần thân trái. Luồn góc này vào dưới mông để giữ nó lại.
- Không cần kéo căng tấm khăn, giữ nó thẳng và đủ thoải mái cho trẻ.
- Gấp phần khăn còn lại ở dưới mông, nới lỏng phần mông và đùi trẻ. Để hai chân có thể cử động thoải mái trong tư thế hơi dạng và gập gối.
- Đảm bảo rằng có thể nhét 2-3 ngón tay giữa ngực trẻ và khăn. Không quấn quá chặt để trẻ có thể thở thoải mái.
3.2. Cho bé nằm kén
Việc quấn trẻ cũng có một số ưu điểm như không hạn chế cử động của trẻ. Giúp trẻ giữ tư thế gập sinh lý và có thể xoay trở.
3.3. Tạo môi trường ngủ an toàn khi ngủ cho bé
Để giúp trẻ ngủ ngon, cần tạo môi trường ngủ thích hợp và an toàn cho trẻ. Dưới đây là một số gợi ý:
- Trẻ cần tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên ban ngày. Giúp cơ thể nhận biết thời gian ngủ và thức dậy. Vào buổi tối, hạn chế ánh sáng mạnh và chỉ sử dụng đèn nhẹ giúp chuẩn bị cho giấc ngủ.
- Massage nhẹ nhàng trước khi đi ngủ có thể giúp cho trẻ thư giãn. Sử dụng các động tác nhẹ nhàng và êm dịu để kích thích sự thư giãn và giúp trẻ dễ dàng vào giấc ngủ.
- Trong quá trình ngủ, trẻ cần được mặc quần áo thoáng mát để tránh quá nóng hay quá lạnh. Chọn những loại vải mềm mại, hút ẩm và thông thoáng để tạo sự thoải mái cho trẻ.
Bên cạnh đó, bố mẹ nên tìm hiểu về chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ. Điều này bao gồm việc cung cấp đủ các loại thực phẩm giàu dưỡng chất. Như hạt, thực phẩm chứa vitamin D (như cá, trứng, sữa tươi). Thực phẩm giàu kẽm (như thịt, cá, hạt), thực phẩm giàu magie (như hạt, đậu, quả chuối). Và thực phẩm giàu sắt (như thịt đỏ, gan, hạt đậu).
Lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ có rất nhiều và đây là một vấn đề thường gặp. Do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng khi mà rẻ gặp phải tình trạng này. Trong trường hợp trẻ khó ngủ kèm theo các triệu chứng bất thường khác. Bố mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.
-
Bật mí sự khác biệt giữa bàn học thường và bàn học thông minh
-
Cách chống mối mọt bàn học gỗ đơn giản, hiệu quả
-
Xu hướng sử dụng đèn điều hòa phòng tắm cho gia đình có trẻ nhỏ
-
Bé yêu tự đi vệ sinh sau khi mẹ biết các bước này
-
Lưu ý những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong thai kỳ
-
10 các loại hạt tốt cho bà bầu bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
-
Gợi ý các món: ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối?
-
Nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống bao nhiêu là hợp lý?
kkk
15 Sản phẩm
7 Sản phẩm
5 Sản phẩm
11 Sản phẩm
6 Sản phẩm
7 Sản phẩm
4 Sản phẩm