Cách trị nấc cho trẻ sơ sinh bố mẹ nên biết
Nấc cụt là hiện khá phổ biến và không gây nguy hiểm nhiều đến trẻ em. Tuy nhiên nếu tình trạng nấc kéo dài sẽ khiến bé khó chịu. Thậm chí còn gây buồn nôn và mệt mỏi ở trẻ. Hiểu được nỗi lòng đó của bố mẹ. Bài viết này Chilux gợi ý cho các cách trị nấc cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả.
1. Nấc là hiện tượng gì?
Hiện tượng nấc – hay nấc cụt là một hiện tượng xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của của cơ hoành Sau đó là sự đóng đột ngột của thanh môn, và tạo ra âm thanh.
Khi chăm bé, nhận thấy trẻ sơ sinh hay nấc là điều bình thường. Bố mẹ không nên quá lo lắng. Có nhiều cách để trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh giúp trẻ thoải mái, khỏe mạnh. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc là gì?
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc
2.1. Trẻ bú sữa không đúng cách
Trẻ sơ sinh hay nấc khi trẻ bú không đúng cách. Khiến bé nuốt một lượng không khí đáng kể vào dạ dày. Khi lượng không khí trong dạ dày vượt ngưỡng cho phép, nó sẽ tạo kích thích khiến cơ hoành bị co thắt và tạo tiếng nấc.
2.2. Trào ngược dạ dày
Cũng là một nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc. Tình trạng nấc cụt xuất hiện có thể là do axit trong dạ dày đi ngược vào thực quản. Vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện.
2.3.Trẻ không được giữ ấm
Khi nhiệt độ môi trường xung quanh trẻ thay đổi đột ngột. Trẻ hít không khí lạnh vào phổi cũng là nguyên nhân tạo ra tiếng nấc.
Thông thường trẻ sơ sinh hay nấc chỉ tầm vài phút. Sau đó cơ thể trẻ tự cân bằng và tự hết nấc. Tuy nhiên nếu tình trạng nấc kéo dài và xảy ra liên tục. Có thể là dấu hiệu của những bệnh liên quan đến dạ dày và tiêu hóa của bé. Bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám.
Tham khảo 7 Mẹo Tập Bé Bú Bình Thật Dễ Dàng
3. Cách trị nấc cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất
Tình trạng nấc ở trẻ sơ sinh không hiếm gặp. Tuy nhiên, khi trẻ nấc cục khiến bố mẹ trở nên lo lắng hơn bao giờ hết. Dưới đây là một trong những mẹo hay về cách trị nấc cho trẻ sơ sinh đơn giản mà hiệu quả nhanh. Cùng Chilux tham khảo ngay nhé!
3.1. Vỗ và xoa lưng cho bé
Massage nhẹ nhàng cho trẻ theo hướng thẳng đứng từ dưới lên trên vai giúp trẻ thả lỏng được các cơ. Ngoài ra vỗ lưng còn giúp cho trẻ ợ hơi trong khi bú. Ợ hơi được thì bé sẽ hết nấc.
3.2. Thay đổi tư thế cho bé bú
Việc thay đổi tư thế bú giúp giảm tình trạng bé nuốt không khí vào bụng cùng sữa. Mẹ nên để bé nằm nghiêng trên tay hoặc nghiêng về một phía.
3.3. Bịt lỗ tai bé
Mẹ dùng ngón tay trỏ bịt hai lỗ tai bé trong khoảng 30 giây, có thể lập lại 2-3 lần.
3.4. Cho bé ăn đường
Cho bé ăn đường cũng là một trong những cách trị nấc cho trẻ sơ sinh. Giúp bé quên đi cơn nấc. Cách này chỉ áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Trẻ dưới 1 tuổi rất dễ bị ngộ độc với đồ ngọt.
3.5. Tránh dùng núm vú quá lớn.
Núm vú quá lớn bé có thể là nguyên nhân làm bé nuốt nhiều không khí khi bú
3.6. Cho trẻ bú chậm lại
Nếu mẹ nhận thấy trẻ luôn bị nấc trong khi bú. Có thể mẹ đã cho trẻ bú quá nhanh. Bú sữa chậm rãi có thể làm giảm nguy cơ bé bị nấc cụt.
3.7. Cho bé uống nước
Trong các mẹo dân gian chữa nấc cho trẻ sơ sinh. Nước là phương pháp đơn giản mà lại hiệu quả hàng đầu. Các mẹ có thể cho trẻ uống từng ngụm nhỏ nước lọc. Nếu trẻ chưa thể uống nước, mẹ có thể thay nước bằng sữa.
4. Cách phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Ngoài các cách trị nấc cho trẻ sơ sinh, bố mẹ nên có những phương pháp phòng ngừa tình trạng này ở trẻ.
– Cho trẻ bú khi trẻ thoải mái vui vẻ: Nên cho trẻ bú trước khi trẻ đói và quấy khóc. Sữa có thể sẽ không xuống dạ dày hoàn toàn khi cho trẻ bú lúc trẻ khó chịu. Điều này có thể gây kích thích thực quản của trẻ.
– Mẹ cần giữ nhiệt độ không khí trong phòng bé được ổn định, tránh để bé bị lạnh.
– Bế bé ở tư thế thẳng đứng sau mỗi lần cho bé ăn trong khoảng 20 đến 30 phút
– Sau khi bé vừa ăn no, hạn chế cho bé thực hiện những hoạt động mạnh.
Phòng ngừa và điều trị tình trạng nấc ở trẻ sơ sinh cũng một trong những cách chăm sóc trẻ sơ sinh khoa học.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bố mẹ trong việc tìm kiếm các cách trị nấc cho trẻ sơ sinh. Nấc cụt là hiện tượng bình thường ở trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tình trạng nấc cụt sẽ giảm dần khi bé lớn hơn. Nếu bố mẹ nhận thấy trẻ có dấu hiệu nấc kéo dài và xảy ra thường xuyên. Hơn thế nữa là bé bị nôn mửa hoặc bị đau khi nấc cụt. Bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để tìm được nguyên nhân và chữa trị kịp thời nhé.
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng
-
Tìm hiểu những lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ
-
Cách chống mối mọt bàn học gỗ đơn giản, hiệu quả
-
Xu hướng sử dụng đèn điều hòa phòng tắm cho gia đình có trẻ nhỏ
-
Bé yêu tự đi vệ sinh sau khi mẹ biết các bước này
-
Lưu ý những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong thai kỳ
-
10 các loại hạt tốt cho bà bầu bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
-
Gợi ý các món: ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối?
-
Nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống bao nhiêu là hợp lý?
18 Sản phẩm
7 Sản phẩm
5 Sản phẩm
13 Sản phẩm
6 Sản phẩm
9 Sản phẩm
4 Sản phẩm