Trầm cảm khi mang thai: Một số điều mẹ bầu không nên chủ quan

Mang thai là một trong những điều thiêng liêng và hạnh phúc nhất với người phụ nữ. Trong suốt thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều sự thay đổi. Vì thế, tình trạng bệnh trầm cảm khi mang thai đang ngày càng là mối lo ngại của nhiều người.  Sự thay đổi này không chỉ ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Cùng Chilux tìm hiểu kỹ càng về vấn đề trầm cảm với bà bầu và cách phòng tránh chúng bạn nhé!

1. Thế Nào Là Trầm Cảm Khi Mang Thai?

Trầm cảm là một trạng thái cảm xúc thể hiện qua sự thất vọng, chán nản, buồn phiền. Người bệnh cảm thấy không thể kết nối được với những người xung quanh. Trạng thái này không chỉ xảy ra với người bình thường. Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng rất dễ mắc phải.

Tuy nhiên, để nhận biết và gọi tên được trạng thái này không phải là điều đơn giản. Vì những dấu hiệu của nó khá giống với các trạng thái tâm lý bình thường như: căng thẳng, lo âu, tiêu cực. Một số mẹ bầu phớt lờ và không xem nó là một vấn đề lớn cần được quan tâm. Chính vì thế mà tình trạng sức khoẻ của mẹ ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bên cạnh việc kinh nghiệm chăm sóc bà bầu sau sinh. Chúng ta nên có cách nhìn nhận chính xác về loại bệnh trầm cảm này và có cách phòng tránh, điều trị kịp thời.

Nhận biết dấu hiệu bệnh trầm cảm khi mang thai

2. Thực Trạng Bệnh Trầm Cảm Khi Mang Thai

Theo các báo cáo của Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai chiếm 14-23%. Có thể nói cứ 4 phụ nữ thì sẽ có 1 người mắc hội chứng này. Bệnh lý này cần được phát hiện sớm nhất có thể.

Sự thay đổi cảm xúc đột đột này có thể tác động đến cách mà mẹ bầu cảm nhận về bản thân mình và thế giới xung quanh. Nếu không được phát hiện sớm sẽ rất dễ dẫn đến các hành vi tiêu cực. Phụ nữ trầm cảm khi có thai có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh. Vì thế, cẩm nang làm mẹ không thể bỏ qua những thông tin chăm sóc bé và duy trì chế độ cân bằng tâm lý cho mẹ.

3. 5 Nguyên Nhân Gây Nên Bệnh Trầm Cảm Khi Mang Thai

Có nhiều nguyên nhân gây trầm cảm khi mang bầu. Các tác động bên trong lẫn bên ngoài cũng đều được xem là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm. Sau đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất:

3.1. Thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể

Trong quá trình mang thai, hormone estrogen của phụ nữ tăng cao. Nhiều chuyên gia cho rằng đây chính là nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm khi mang thai ở mẹ bầu. Sự thay đổi hormone khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn rất nhiều, cảm xúc tiêu cực được đẩy lên cao hơn. Điều này dĩ nhiên là mối đe dọa cực kì nguy hiểm đến hành vi và sức khỏe của người mẹ.

3.2. Chưa sẵn sàng với thiên chức làm mẹ

Tình trạng này xuất hiện ở các mẹ bầu còn trẻ, ở tuổi vị thành niên. Do mang thai ngoài ý muốn, hoặc kết hôn quá sớm. Việc có con và nuôi dạy một đứa trẻ là điều quá tầm với và chưa sẵn sàng để đối mặt. Khiến việc mang thai trở thành một gánh nặng và áp lực đối với họ.

Qua một vài nghiên cứu tại Mỹ, đối tượng nữ giới kết hôn ở độ tuổi vị thành niên có xu hướng mắc bệnh trầm cảm khi mang thai cao hơn so với nữ giới đã có sự chín chắn về độ tuổi.

Một số nguyên nhân gây nên trầm cảm ở bà bầu

3.3. Gặp biến cố trước đó

Đối mặt với nguy cơ vô sinh, hiếm muộn, sảy thai, thai lưu, đẻ non. Điều này gây ra những căng thẳng, lo sợ về mức độ an toàn của thai nhi. Dẫn đến những bất ổn về mặt tâm lý. Những lo lắng, bất an này làm cho tâm lý phụ nữ không ổn định, dễ dẫn đến chứng trầm cảm nguy hiểm.

3.4 Vấn đề tài chính

Vấn đề tài chính luôn là vấn đề gây đau đầu của nhiều người trong điều kiện bình thường. Đặc biệt khi mang thai ngoài ý muốn, gia đình không đủ tài chính thì việc phải nuôi con và chăm sóc mẹ bầu là điều rất khó khăn.

Chính vì lý do này mà thai phụ rất dễ mắc chứng trầm cảm. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra được bản thân đang mắc bệnh. Mang thai là một quá trình dài và khó khăn. Vì thế, không chỉ riêng người phụ nữ phải trải qua mà cả người thân trong gia đình cũng cần quan tâm đến. Bên cạnh đó, phụ nữ chỉ nên có con khi bản thân đã chuẩn bị vững về mặt tâm lý lẫn vật chất để em bé chào đời được khỏe mạnh, vui vẻ.

3.5. Di truyền

Theo các chuyên gia, trầm cảm có thể bắt nguồn từ người thân trong gia đình, sau đó di truyền sang cho con cái. Vì thế, những người phụ nữ có tiểu sử người thân mắc phải căn bệnh này sẽ có nhiều nguy cơ trầm cảm khi mang thai hơn so với những phụ nữ khác.

Nếu mẹ, chị gái hay em gái, hoặc người thân trong gia đình từng bị trầm cảm khi mang bầu thì nguy cơ bạn mắc căn bệnh này cũng khá cao.

Bà bầu được xếp vào những người dễ stress khi mang thai

4. Các Dấu Hiệu Nhận Biết Trầm Cảm Khi Mang Thai

Khi mang thai mẹ bầu có thể trải qua rất nhiều cảm xúc khác nhau trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu có thể cảm nhận được tất cả những cảm xúc khác nhau này. Tuy nhiên, nếu nhận thấy mình có bất kỳ triệu chứng nào sau đây khi mang thai, đó có thể là bệnh trầm cảm và mẹ nên liên hệ với trung tâm chăm sóc sức khỏe ngay lập tức. Các dấu hiệu trầm cảm khi mang thai có thể bao gồm:

– Lo lắng quá mức về thai nhi

– Khóc nhiều, dễ xúc động. Hay cáu gắt những vấn đề nhỏ nhặt bình thường hằng ngày

– Cảm thấy khó chịu, mệt mỏi khi mang thai

– Thừa cân, sụt cân nhanh chóng

– Hay tự ti về bản thân, cảm thấy cơ thể  mình không còn được như trước, hoặc cảm thấy mình không xứng đáng để làm mẹ

– Không tìm thấy được niềm vui từ các hoạt động thú vị hằng ngày

– Dễ mất tinh thần

– Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, hay gặp ác mộng, mộng du

– Không muốn tiếp xúc với những người xung quanh kể cả bạn bè, người thân trong gia đình, có xu hướng cô lập bản thân

– Không chăm sóc tốt cho bản thân mình

– Thường có suy nghĩ tiêu cực, nặng hơn là tìm đến cái chết.

Có một vài triệu chứng của trầm cảm rất giống với ốm nghén ở bà bầu. Mẹ hãy quan sát thật kỹ, nếu những triệu chứng này xuất hiện với tần suất nhiều và kéo dài thì cần đi khám bác sĩ ngay. Xem thêm thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu tại đây!

Mẹ bầu stress khi mang thai

5. Tác Hại Của Trầm Cảm Khi Mang Thai

Trầm cảm khi mang thai như đã nói ở trên. Trầm cảm không chỉ gây hại đến người mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi. Cụ thể các tác hại của trầm cảm khi mang thai như sau:

5.1. Đối với người mẹ

– Khi trầm cảm, người mẹ thường thu mình lại, không muốn tiếp xúc với những người xung quanh kể cả chồng. Hay cáu gắt những chuyện nhỏ nhặt. Điều này có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Vợ chồng có thể ly hôn nếu như không thể đồng cảm và chia sẻ được với nhau.

– Trầm cảm kéo dài, mẹ thường có nhiều suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi khi mang thai. Nguy hiểm nhất là suy nghĩ về chuyện bỏ cuộc, muốn tự tử và bỏ đứa con mình đang mang trong bụng. Do đó tâm lý chịu nhiều áp lực và thường xuyên lo lắng này rất cần được giải toả sớm nhất có thể.

– Stress khi mang thai khiến mẹ không còn cảm thấy yêu thương và muốn chăm sóc cho bản thân mình nữa. Điều này khiến cho cơ thể dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác.

5.2. Đối với thai nhi

– Stress khi mang thai gia tăng nguy cơ sẩy thai.

– Quá trình phát triển của thai nhi cũng gặp nhiều vấn đề. Đơn cử như mắc dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến cuộc sống trẻ nhỏ về sau.

– Thai nhi không phát triển tốt về thể chất và trí tuệ.

– Trẻ sinh ra nhẹ cân, yếu cân.

Chính vì vậy, mẹ bầu phải lưu ý những dấu hiệu của trầm cảm để phòng tránh nhanh chóng. Duy trì thai kỳ khỏe mạnh để đứa trẻ sinh ra được phát triển và sống một cuộc sống bình thường như mọi đứa trẻ khác.

Trầm cảm mang đến nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe mẹ và bé

6. Phương Pháp Điều Trị Trầm Cảm Khi Mang Thai

Để mẹ có thể cân bằng cuộc sống sau sinh và có được sự chăm sóc cho bé sơ sinh toàn diện. Đây là một trong những phương pháp điều trị trầm cảm cho bà bầu!

– Sử dụng thuốc chống trầm cảm: Việc sử dụng thuốc trị trầm cảm cho một số tác dụng phụ không mong muốn. Nên cần phải có sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý uống thuốc.

– Biện pháp tâm lý trị liệu: Thai phụ sẽ được gặp các chuyên gia tâm lý hoặc các bác sĩ chuyên khoa tâm lý học. Điều đó giúp thai phụ có thể chia sẻ được những bất an trong tâm lý. Những nỗi sợ khó nói thành lời của người mẹ. Và được bác sĩ đưa ra hướng giải quyết phù hợp, lạc quan hơn, vui vẻ hơn cho mẹ bầu trầm cảm

– Những biện pháp khác: nghỉ ngơi đủ giấc, nghe những bài nhạc mình yêu thích, tập thể dục nhẹ: thiền, yoga dành cho bà bầu, đi du lịch thư giãn, giải trí.

– Hãy mở lòng mình và tâm sự những sợ hãi,lo lắng với chồng, gia đình hoặc bạn bè một cách. Những cảm xúc tiêu cực đều gây ảnh hưởng đối với đứa trẻ trong bụng. Vì vậy thai phụ nên tìm người thân hay bạn bè đồng cảm, giúp mình thoát ra khỏi những suy nghĩ không vui. Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc cũng giúp tâm trạng tốt lên, tươi mới hơn.

Cách khắc phục tình trạng trầm cảm khi có thai

7. Làm Sao Để Phòng Ngừa Trầm Cảm Khi Mang Thai?

7.1. Có sự chuẩn bị sẵn sàng về tài chính

Các gia đình nên có kế hoạch kỹ trước khi mang thai, trong đó tài chính là yếu tố quan trọng. Trong trường hợp mang thai ngoài dự định và tiềm lực tài chính chưa vững vàng. Mẹ bầu vẫn có thể đi làm nhưng nên chọn những công việc nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe.

7.2. Tham gia các lớp học yoga

Yoga mang đến nhiều hiệu quả tích cực trong việc phòng tránh nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, bao gồm áp dụng cả với bà bầu. Tập luyện yoga đúng cách sẽ kích thích máu huyết lưu thông, hạn chế tình trạng tê bì chân tay, cải thiên giấc ngủ, nâng cao sức đề kháng, loại bỏ tiêu cực và giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.

Mẹ có thể bắt đầu tập yoga từ tháng thứ 3 của thai kỳ. Yoga rèn luyện cách hít thở, lắng nghe và cảm nhận cuộc sống. Đây là liệu pháp có thể chữa lành những tổn thương, kiểm soát lo lắng căng thẳng để mẹ có một tinh thần khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Nên lựa chọn các bài tập yoga phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình mẹ nhé.

Yoga giúp mẹ giảm mệt mỏi căng thẳng khi mang thai

7.3. Chia sẻ nhiều hơn

Mẹ bầu cần phải chia sẻ những tâm sự, lo lắng của bản thân với chồng hoặc những người mình tin tưởng. Để được nghe những lời an ủi, chia sẻ, đồng cảm mẹ bầu sẽ cảm thấy vui vẻ hơn.

Nếu cảm thấy không nói được thì mẹ có thể chọn cách viết, viết hết ra nỗi lòng mình cũng giúp tâm trạng ổn hơn. Đôi khi khóc cũng là cách để giải tỏa tâm lý cực kỳ hiệu quả mà mẹ không nên bỏ qua.

7.4. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho bà bầu

Việc nạp một chế độ ăn lành mạnh, tăng cường rau củ, chất xơ, vitamin B, vitamin C sẽ giúp cho tinh thần luôn ở mức cân bằng, vui vẻ, lạc quan, từ đó phòng tránh nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong giai đoạn này.

Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu

Trầm cảm khi mang thai không phải là điều mà các mẹ bầu chủ quan. Hy vọng bài viết Chilux đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Mang thai và sinh con không phải là điều dễ dàng. Mẹ bầu nên đến gặp các bạn sĩ chuyên khoa để được thăm khám thường xuyên để có một thai kỳ thoải mái và vui vẻ nhất nhé.

>>> Xem thêm: Mới có thai nên kiêng gì

5/5 - (1 bình chọn)