Mách nhỏ chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng thai kỳ

Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng luôn là điều mẹ bầu bận tâm nhất. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng cần được thiết lập một cách khoa học bởi nó sẽ ảnh hưởng tới cân nặng và sự phát triển của thai nhi. Chilux sẽ giới thiệu đến mẹ một chế độ dinh dưỡng hợp lý để cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

1. Tại Sao Chăm Sóc Dinh Dưỡng Khi Mang Thai Là Điều Cần Thiết?

Khi trẻ còn trong bào thai, dinh dưỡng của bé phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ. Nguồn dinh dưỡng sẽ đi theo máu, qua nhau thai để cung cấp cho thai nhi phát triển. Nếu mẹ được cung cấp một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bé sẽ có cân nặng đúng chuẩn và phát triển tốt.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng thai kỳ rất quan trọng
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng thai kỳ rất quan trọng

Tuy nhiên, mẹ ăn quá quá nhiều so với nhu cầu khuyến nghị dễ dẫn tới tình trạng tăng cân, dư thừa chất béo. Đây cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, các vấn đề về tim, đột quỵ hay trầm cảm,…

Dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng được điều chỉnh riêng để phù hợp với từng giai đoạn, cụ thể:

  • 3 tháng đầu: Đây là giai đoạn hình thành các cơ quan, tổ chức của thai nhi: Tuỷ sống, não, tim, gan, phổi,… Vì thế mẹ cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu đạm.
  • 3 tháng giữa: Giai đoạn thai nhi phát triển nhanh về khung xương, chiều cao nên cần tăng cường dinh dưỡng để đáp ứng năng lượng cho cả mẹ và bé.
  • 3 tháng cuối: Đây là giai đoạn bé phát triển nhanh nhất. Vì thế, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng để bé chào đời khoẻ mạnh.

>> Xem thêm: Nguyên nhân gây tăng cân ở bà bầu

2. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng

2.1. Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Mang thai 3 tháng đầu chính là thời kỳ quan trọng và phức tạp nhất. Ở thời điểm này, thai nhi chỉ mới bắt đầu hình thành nên chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng là rất quan trọng. ở tháng đầu tiên, thai nhi bắt đầu hình thành cấu trúc mặt và cổ. Vì vậy, nhóm thực phẩm như các loại thịt, cá, trứng, đậu và ngũ cốc nên được ưu tiên.

Cũng trong tháng đầu tiên, các tế bào não bộ sẽ được hình thành, cụ thể là ống thần kinh của thai nhi. Để phòng ngừa nguy cơ bé bị dị tật ống thần kinh, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B11 và axit folic.

Sang tháng thứ 2 của thai kỳ, chân tay bé bắt đầu hình thành dáng rõ ràng. Mí mắt và đôi tai bé cũng xuất hiện. Mẹ cần bổ sung nhiều loại ngũ cốc, trái cây, rau củ và các loại thịt, đậu, sữa và chế phẩm từ sữa. Nên hạn chế những đồ ăn chứa nhiều calo, đồ dầu mỡ, chất béo, đường.

Ở tháng thứ 3, cơ quan sinh dục của bé bắt đầu hình thành. Mẹ sẽ nhận thấy em bé bắt đầu di chuyển và nhịp tim rõ ràng hơn. Lúc này, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu nên tập trung vào các thực phẩm giàu kẽm, sắt và đạm như hải sản, các loại thịt, trái cây, rau củ. Mẹ cũng nên thay muối iốt trong chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng đầu.

2.2. Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

3 tháng giữa thai kỳ được xem là khoảng thời gian dễ chịu nhất trong hành trình mang thai. Phần lớn mẹ bầu sẽ không còn cảm giác ốm nghén hành hạ nên việc ăn uống sẽ dễ dàng hơn. Về phần thai nhi, nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ tăng lên vượt trội để phục vụ cho quá trình tăng trưởng. Vì thế, cần chú trọng tới chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng.

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ - đừng bỏ quên rau xanh
Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ – đừng bỏ quên rau xanh

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ nên tăng thêm khoảng 300 kcal/ngày. Một số nhóm chất cần có trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ở 3 tháng giữa thai kỳ được các chuyên gia khuyến cáo bổ sung:

– Nhóm chất bột: Gạo, mì, ngô, khoai, sắn,…

– Nhóm chất đạm: Thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ,…

– Nhóm chất béo: Dầu thực vật, vừng, lạc, các loại hạt,…

– Nhóm chất xơ, vitamin và các khoáng chất khác: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc,…

Ngoài ra, mẹ đừng quên bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai. Ở 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ cần tăng cường thêm 1000-1200mg canxi. Điều này giúp hệ xương của bé phát triển tốt nhất.

2.3. Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng cuối thai kỳ cần đảm bảo cân đối giữa các nhóm dưỡng chất. Đây chính là thời kỳ nước rút trong sự phát triển của thai nhi. Vì thế, dinh dưỡng cho 3 bầu 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ cần ưu tiên các loại thực phẩm lành mạnh để bé phát triển toàn diện.

Ở tháng thứ 7, tháng thai nhi phát triển nhanh nhất, mọi cơ quan được hoàn thiện. Mẹ đừng quên bổ sung các thực phẩm giàu đạm, chất béo, vitamin và các khoáng chất. Đặc biệt, ăn nhiều rau, củ, quả sẽ giúp hạn chế tình trạng táo bón.

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cũng đặc biệt quan trọng
Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cũng đặc biệt quan trọng

Sang đến tháng thứ 8, não của em bé phát triển nhanh. Và có thể đạt tới 25% trọng lượng não người trưởng thành. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu omega 3. Ví dụ như: Cá hồi, quả việt quất, các loại hạt dinh dưỡng,… Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo các loại rau tốt cho bà bầu để tăng sức đề kháng và sự khỏe mạnh cho mẹ và con.

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ rất quan trọng. Điều này giúp bé phát triển toàn diện và sẵn sàng chào đời. Ở tháng cuối, mẹ nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như: trứng, sữa, thịt, hải sản… Bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai từ viên uống và qua các loại rau củ, trái cây. Để sinh nở thuận lợi hơn, mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm giúp tử cung co giãn tốt. Làm giảm cơn đau chuyển dạ vào cuối thai kỳ. Những thực phẩm này có thể kể đến như nước lá tía tô, quả dứa, rau sam,…

Sau khi sinh, mẹ không nên cho bé ngủ riêng. Việc để bé ngủ cùng phòng với bố mẹ sẽ giúp quan sát, làm quen với cách ngủ của trẻ. Các chuyên gia khuyến cáo không nên cho con ngủ riêng khi mới sinh được 3 tuần tuổi để đảm bảo an toàn và sự phát triển toàn diện cho trẻ sau này.

Nôi cũi em bé ghép giường - bé ngủ ngon, mẹ yên tâm
Nôi cũi em bé ghép giường – bé ngủ ngon, mẹ yên tâm

Tuy nhiên, nhiều ba mẹ lo lắng giường không đủ rộng dễ làm ảnh hưởng tới trẻ. Thấu hiểu nỗi lo này, Chilux ra mắt sản phẩm nôi em bé ghép giường bố mẹ. Sản phẩm này có nhiều chế độ nâng lên, hạ xuống để vừa với kích thước giường gia đình. Bố mẹ tiện chăm sóc những lúc bé đòi ăn, quấy khóc. Đặc biệt, nôi cũ em bé giúp cho con có cảm giác gần hơi ấm của mẹ hơn. Ngoài ra, đây cũng là sự chuẩn bị hợp lý tập cho bé ngủ riêng.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng thai kỳ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ của người mẹ trong giai đoạn vượt cạn. Vì thế, việc duy trì chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là hết sức cần thiết. Tốt nhất mẹ nên thực hiện theo chế độ dinh dưỡng mẹ và bé theo khuyến cáo từ bác sĩ. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Chilux

5/5 - (4 bình chọn)

kkk