Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ và cách bảo quản sữa mẹ

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Công việc này không khó nhưng xung quanh hai bầu sữa mẹ có biết bao điều mẹ cần phải nắm. Trong bài viết này, Chilux mang đến thông tin đầy đủ và chính xác về sữa mẹ giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi chào đón thiên thần nhỏ!

Chuẩn bị những thông tin nuôi dạy con trước khi sinh em bé là điều cần thiết. Ngoài ra, bố mẹ nên sở hữu nôi cho bé chất lượng để bé có được giấc ngủ êm ái và sự chăm sóc toàn diện khi vừa chào đời.

1. Nuôi con bằng sữa mẹ là như thế nào?

Nuôi con bằng sữa mẹ là việc cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa được tiết ra từ cơ thể mẹ. Trong quá trình này, không cần bổ sung thêm cho trẻ bất kỳ loại thực phẩm nào khác, kể cả việc uống nước. Thay vào đó, cần bổ sung thực phẩm lợi sữa như protein, canxi, photpho, sắt vitamin A, B và C và tránh tuyệt các thực phẩm làm mất sữa của người mẹ.

Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời

2. Thành phần trong sữa mẹ

2.1. Sữa mẹ được hình thành như thế nào?

Sữa mẹ được tạo ra từ máu. Các phế nang đóng vai trò sản xuất sữa mẹ. Phế nang lấy protein, đường và chất béo có trong máu và tạo ra sữa mẹ. Một mạng lưới các tế bào bao quanh phế nang sẽ tiến hành co bóp các tuyến sữa và đẩy sữa vào các ống dẫn sữa. Các ống dẫn này sẽ hợp thành các tia phun ở đầu núm vú mẹ khi bé ti.

2.2. Sữa mẹ như thế nào là tốt?

Sữa mẹ tốt là dòng sữa đảm bảo được chất lượng, thành phần dinh dưỡng, chất lượng và nguồn sữa về dồi dào. Theo các nhà khoa học, sữa mẹ tốt hay không tốt được thông qua bởi quá trình đánh giá thành phần có trong sữa theo từng giai đoạn.

Tuy nhiên, mẹ bỉm cũng có thể tự nhận biết chất lượng sữa mẹ như thế nào là tốt bằng cách thử trực tiếp xem sữa mẹ có vị gì. Mẹ có thể đánh giá qua màu sắc sữa, lượng sữa tiết ra. Hoặc tình trạng sức khỏe của mẹ và thông qua sự phát triển của trẻ.

2.3. Trường hợp nào không nên cho bé bú sữa mẹ?

Trường hợp nào không nên cho bé bú sữa mẹ?

Bác sĩ Lê Thị Kim Ngân, trưởng khoa phụ sản của bệnh viện Hoàn Mỹ khuyến cáo. Nếu phụ nữ thuộc các đối tượng sau thì không nên cho bé bú. Hoặc cần nhận tư vấn trực tiếp của bác sĩ để có lời khuyên phù hợp.

  • Mẹ đang mắc bệnh lây nhiễm
  • Mẹ đang phải hóa trị để điều trị bệnh ung thư
  • Mẹ đang sử dụng chất kích thích như cocaine hoặc cần sa
  • Bé mắc hội chứng hiếm gặp như galactosemia và không thể dung nạp đường tự nhiên trong sữa mẹ (còn gọi là dị ứng sữa mẹ)
  • Mẹ đang dùng thuốc theo toa như thuốc trị đau nửa đầu, bệnh Parkinson hoặc viêm khớp

>> Xem thêm: Ăn trái cây gì để mát sữa?

3. Một số hình thức của sữa mẹ

Để có thể nuôi con bằng sữa mẹ hiệu quả, đúng cách và khoa học. Trước tiên, mẹ cần biết rõ các hình thức khác nhau của sữa mẹ.

3.1. Sữa non

Sữa non là lớp sữa đầu tiên mà trẻ sơ sinh nhận được khi bắt đầu bú mẹ. Sữa non có màu vàng, chất đặc hơn so với sữa trưởng thành. Đây là hình thái sữa đặc biệt chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, đặc biệt là protein và các hợp chất tăng cường miễn dịch để cung cấp năng lượng và hỗ trợ tốt cho bé trong những ngày đầu tiên chào đời.

3.2. Sữa chuyển tiếp

Khi sữa non hết thì tuyến sữa sẽ bắt đầu tiết ra sữa chuyển tiếp. Loại sữa mới này sẽ chỉ xuất hiện từ 5-15 ngày, tính từ thời điểm sữa non kết thúc. Càng về gần cuối chu kỳ, thành phần dinh dưỡng của sữa chuyển tiếp sẽ càng tiết nhiều hơn và dần giống với sữa trưởng thành.

3.3. Sữa trưởng thành

Sữa trưởng thành có thành phần protein chỉ bằng một nửa sữa non nhưng lại giàu chất béo hơn. Sữa trưởng thành sẽ xuất hiện khi chu kỳ tiết sữa chuyển tiếp kết thúc.

3.4. Sữa đầu bữa

Sữa đầu bữa là sữa được tiết ra trong ngày ngay đầu bữa bú của bé. Sữa này thường có màu trắng trong và chứa nhiều đường, đạm, nước hơn so với sữa cuối bữa.

3.5. Sữa cuối bữa

Sữa cuối bữa là loại sữa được tiết ra vào cuối bữa bú của trẻ trong ngày, có màu trắng đục do chứa nhiều chất béo hơn sữa đầu bữa.

Một số hình thức của sữa mẹ

4. Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

4.1. Đối với trẻ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng nhất mà mẹ có thể cung cấp cho con. Cụ thể, lợi ích mà bé nhận được khi mẹ nuôi con bằng sữa mẹ bao gồm:

  • Cung cấp dinh dưỡng: Là sự kết hợp gần như hoàn hảo giữa vitamin, protein và chất béo. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo để cung cấp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn dễ tiêu hóa và hấp thụ điều này cũng giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, nhất là khi hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện.
  • Cung cấp kháng thể: Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết, sữa mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh), giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ để chống lại vi rút và vi khuẩn.
  • Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh: Viêm tai giữa; bệnh hô hấp; cảm lạnh; vi rút; dị ứng; rối loạn đường ruột; bệnh tiểu đường loại 2; một số bệnh ung thư trẻ sơ sinh có thể mắc phải…đồng thời giúp việc phát triển khuôn mặt, xương hàm, răng, giọng nói được tốt hơn.
  • Giúp tăng cân: tự nhiên và tránh được nguy cơ thừa cân, béo phì.
  • Thông minh hơn: Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sữa mẹ giàu DHA, thành phần quan trọng nhất cho sự phát triển trí não của trẻ. Thêm vào đó, việc có lượng HMO dồi dào trong sữa mẹ cũng giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột. Và đảm bảo cho bé hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp phát triển liên kết thần kinh. Làm cho não bộ hoạt động tốt hơn, từ đó trẻ thông minh hơn.
  • Giúp gia tăng tình cảm giữa mẹ và bé: Việc tiếp xúc thể chất, bao gồm việc tiếp xúc da thịt và giao tiếp bằng mắt. Xuất hiện trong quá trình cho bú giúp tạo ra sự gắn kết. Khiến bé gần gũi với mẹ hơn và hình thành cho bé cảm giác an tâm hơn khi được gần mẹ.
Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ đối với bé

4.2. Đối với mẹ

Việc chăm con bằng sữa mẹ không chỉ mang lại lợi ích cho bé sơ sinh, mà còn cho cả chính mẹ. Cụ thể:

  • Giúp tử cung co lại: Khi cho con bú, hormone oxytocin trong cơ thể sẽ tăng cao. Chất này có tác dụng làm co thắt tử cung và giảm chảy máu, giúp tử cung nhỏ lại như ban đầu.
  • Giảm nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh (PPD): Các nhà khoa học đã chứng minh, nhiều phụ nữ cho con bú đủ tháng dường như ít mắc chứng trầm cảm sau sinh hơn so với những bà mẹ cai sữa sớm hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Tăng sức đề kháng: Tổng thời gian phụ nữ cho con bú có liên quan mật thiết đến việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và bệnh ung thư buồng trứng. Đồng thời, phụ nữ cho con bú ít có nguy cơ mắc phải các bệnh như tim mạch, huyết áp cao, mỡ máu cao, viêm khớp và tiểu đường tuýp 2.
  • Giảm cân: Việc cho con bú sẽ tiêu thụ nhiều calo hơn bình thường, từ đó giúp phụ nữ giảm cân nhanh hơn.
  • Hỗ trợ tránh thai tự nhiên: tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này chỉ đảm bảo khi đáp ứng đủ ba yếu tố: trong 4 tháng đầu sau sinh; cho con bú mẹ và mẹ phải không có kinh nguyệt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ mang thai trong thời gian cho con bú vẫn có thể xảy ra. Nên việc áp dụng một biện pháp ngừa thai phù hợp cũng cần thiết trong thời gian này. Gợi ý mẹ một số thuốc tránh thai cho con bú. Tuy nhiên, việc sử dụng các biện pháp tránh thai cần có được sự cho phép của bác sĩ!

Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ đối với mẹ

loi-ich-cua-viec-nuoi-con-bang-sua-me-doi-voi-me

5. Hướng dẫn cho con bú sữa mẹ đúng cách

Việc cho bé bú đúng cách sẽ giúp trẻ tránh bị trớ, sặc sữa và ti được nhiều hơn. Đồng thời, còn giúp bé không bị mỏi cổ, khó chịu, quấy khóc vì mẹ bế sai tư thế.

  • Cách bế khi cho bé ti: Mom cần bế con ở tư thế sao cho đầu và người của bé nằm trên một đường thẳng. Mặt hướng vào bầu vú, mũi đối diện núm vú. Mẹ ôm bé sát vào người mình, tay đỡ mông, mắt nhìn xuống mặt của con và trò chuyện cùng con.
  • Cách nâng bầu vú khi cho bé ti: Mẹ đặt ngón tay cái của mình để trên đầu ti. Các ngón tay còn lại đỡ lấy bầu ngực phía dưới, trong khi ngón tay trỏ nâng vú.
  • Cách cho bé ngậm bắt ti đúng: Mẹ chạm đầu ti vào môi trên của bé chờ bé mở miệng. Đưa núm vú vào miệng bé sao cho cằm của trẻ chạm vào ti mẹ và môi dưới hướng ra ngoài. Trong khi ti, bé phải ngậm bắt ti đúng cách thì sữa mới ra khi bé bú. Và trẻ sẽ không bị chán vì bú hoài mà không ra sữa.
  • Số lần ti: Từ 6 – 8 lần/ ngày. Mỗi lần cho bé bú từng bên vú, vẫn duy trì cho bé bú kể cả khi bé vừa ti vừa ngủ. Đến khi bé tự nhả ra có nghĩa là bé đã no. Sau khi ti, bé sẽ ngủ hơn 3 tiếng. Ngoài ra, tinh thần của người mẹ thoải mái, lạc quan cũng là 1 nhân tố giúp nguồn sữa mẹ tốt hơn. Mẹ nên tìm hiểu cách cân bằng cuộc sống sau sinh để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Hướng dẫn cho con bú sữa mẹ đúng cách

6. Cách bảo quản sữa mẹ

Một số mẹ bỉm sữa gặp vấn đề về việc mẹ nhiều sữa phải làm sao. Ngoài ra, việc bảo quản sữa mẹ luôn cần thiết trong việc nuôi con.

Việc bảo quản sữa mẹ được các y bác sĩ bệnh viện Từ Dũ khuyến cáo: Nếu sữa mẹ vắt ra để ở nhiệt độ từ 25 độ C đến 35 độ C giữ được 6 giờ đến 8 giờ. Nếu để ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ từ 4 độ C giữ được từ 3 đến 5 ngày. Nếu để ngăn đông tủ lạnh sẽ giữ được 3 tháng. Trước khi cho trẻ uống mẹ cần làm ấm sữa bằng máy tiệt trùng bình sữa, không đun sôi, không dùng lò vi sóng.

Cách bảo quản sữa mẹ
Cách bảo quản sữa mẹ

Nếu bé không chịu ti mẹ không nên cho bé bú bình mà có thể cho trẻ uống sữa bằng muỗng. Cung cấp cân đối và đầy đủ nguồn dinh dưỡng mẹ và bé.

Đối với những mẹ bỉm sữa gặp tình trạng sữa mẹ bị nóng thì có thể áp dụng ngay một số cách cải thiện sữa mẹ bị nóng. Từ đó có được nguồn sữa dồi dào, dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho con.

Hi vọng với cẩm nang cho mẹ trên đây sẽ giúp mẹ bỉm sữa có được kiến thức nuôi dạy con hợp lý. Chilux đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về cách nuôi con bằng sữa mẹ. Mẹ nên lưu ý tham khảo các ý kiến chuyên gia để có được sự tư vấn kịp thời cho từng trường hợp nhé!

 

 

kkk