Lưu ngay các mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh khi ngủ

Trong những tháng đầu đời trẻ sơ sinh thường có biểu hiện đỏ mặt hay gồng mình khi ngủ khiến nhiều bố mẹ không khỏi lo lắng, bất an. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là một biểu hiện sinh lý rất bình thường và sẽ tự động biến mất sau vài phút. Tuy nhiên, nếu hiện tượng rướn người hay giật mình diễn ra thường xuyên thì đó có thể là vặn mình bệnh lý. Sau đây là các mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh thông thường bố mẹ có thể tham khảo:

1. Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi giải thích rằng vặn mình là hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh diễn ra trong 2 tháng đầu đời. Nguyên nhân là do bé chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài tử cung mẹ. Các tế bào thần kinh, vỏ não chưa phát triển toàn diện nên phần dưới vỏ não hoạt động chiếm ưu thế hơn. Do đó trẻ thường vặn mình, vận động tay chân để thích nghi với môi trường bên ngoài nhiều hơn.

Thông thường trẻ vặn mình bao lâu thì hết? Biểu hiện bé vặn người, đỏ mặt trong vài phút và kết thúc ngay sau đó. Nếu bé vẫn khỏe mạnh, vẫn lên cân tốt. Mẹ không nên lo lắng quá bởi tình trạng vặn mình ở sẽ tự hết khi bé được 3 – 4 tháng tuổi.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình

Vặn mình ở trẻ sơ sinh có 2 trường hợp: vặn mình sinh lý và vặn mình bệnh lý. Trong quá trình theo dõi sự phát triển của trẻ, nếu trẻ ngủ hay vặn mình, trẻ vặn mình ngủ không sâu giấc trong thời gian dài và có những biểu hiện bất thường khác đi kèm. Gây ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống, sụt cân, trẻ ngủ không ngon giấc thì bố mẹ không được chủ quan và bỏ qua vì đó có thể là vặn mình bệnh lý.

2. Nguyên Nhân Mẹo Mình Ở Trẻ Sơ Sinh

2.1. Thiếu Canxi

Ngoài nguyên nhân liên quan đến các tế bào thần kinh thì lý do trẻ hay vặn mình khi ngủ có thể là do thiếu canxi, khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, chân tay nhức mỏi, buộc trẻ phải vươn người, gồng lên, đỏ mặt tía tai, khóc và khó ngủ.

2.2. Do trẻ đói

Mẹ nên chú ý cỡ bú sữa của con. Tránh để tình trạng trẻ đói khiến bé hay vặn mình, uốn người thậm chí là quấy khóc nếu trẻ vẫn chưa được đáp ứng.

2.3. Tác động của môi trường sống

Những tác động từ môi trường cho dù là nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ. Nơi ngủ không được thoải mái, ấp áp, có quá nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn lớn xung quanh. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu làm cho trẻ sơ sinh hay vặn mình, vì vậy mẹ cần ưu tiên kiểm tra những điều này trước khi xem xét đến các lý do khác.

Ngoài ra mẹ cần thường xuyên kiểm tra khăn quấn bé có chật không, tã của bé có bị ướt không. Vì do ở độ tuổi sơ sinh, trẻ hay tè dầm và đại tiện làm ẩm ướt tả khiến bé cảm thấy khó chịu

3. 5 Mẹo Dân Gian Chữa Rướn Ở Trẻ Sơ Sinh

3.1. Không gian ngủ

Trẻ thích được ngủ trong môi trường mềm mại, êm ái và cảm giác an toàn như trong bụng mẹ. Đồng thời giúp giữ ấm cho trẻ suốt đêm. Mẹ nên giữ nhiệt độ phòng vừa phải không quá lạnh cũng không quá nóng. Hạn chế ánh sáng lọt vào phòng quá nhiều, giữ không gian yên tĩnh và vệ sinh chăn, ga, gối, nệm sạch sẽ để tránh bé bị ngứa ngáy, rướn mình.

Ngoài ra bố mẹ có thể cho bé ngủ giường cũi riêng cũng là cách để giúp bé yêu ngủ sâu giấc. Vừa tạo cho trẻ không gian ngủ thoải mái và êm ái vừa tập cho bé được tính tự lập hơn.  Đặt giường cũi cạnh giường ngủ của ba mẹ giúp mẹ để ý tới con dễ dàng hơn.

3.2. Cho trẻ sơ sinh tắm nắng thường xuyên

Em bé hay vặn mình có thể là do thiếu vitamin D. Cho trẻ tắm nắng thường xuyên và thích hợp sẽ tăng cường vitamin D cho trẻ. Vitamin D hỗ trợ hấp thụ canxi và photpho tốt nhất giúp xương chắc khỏe. Hệ thống miễn dịch cũng được hoạt động hiệu quả hơn. Nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng 15 phút mỗi ngày. Thời điểm thích hợp là từ 6-9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều.

Tham khảo cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách.

Nên cho trẻ vặn mình khi ngủ tắm nắng thường xuyên
Nên cho trẻ vặn mình khi ngủ tắm nắng thường xuyên

3.3. Quấn khăn cho trẻ

Một mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh thường thấy đó là quấn khăn cho trẻ khi ngủ. Theo các chuyên gia nghiên cứu, với các bé dưới 8 tuần tuổi, quấn khăn có thể làm giảm 42% nguy cơ quấy khóc. Và trẻ ngủ sâu giấc hơn vì quấn khăn giúp bé cảm thấy an toàn như đang ở trong bụng mẹ. Ngoài ra, mẹ có thể lấy gối vòng xung quanh để con có cảm giác an toàn và yên tâm ngủ sâu giấc. Cách này sẽ giúp con bớt vặn mình và rướn trong lúc ngủ.

3.4. Sử dụng lá trầu không

Các mẹ truyền tai nhau rằng lá trầu không là một trong những mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh an toàn mà lại hiệu quả. Vì có tính ẩm nên lá trầu có khả năng giữ ấm cho bé rất tốt khiến bé dễ chịu và thoải mái.

Để đem lại hiệu quả cao hơn, mẹ nên hơ lá trầu qua lửa rồi đắp lên vùng da của bé vào mỗi buổi sáng. Lá trầu không sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi được giữ nguyên lá và đắp lên các vùng như trán, mông, đùi, tay chân cho bé. Chữa vặn mình bằng lá trầu không sẽ đem đến cho bé giấc ấm áp, không bị vặn mình khi ngủ.

Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không
Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

3.5. Bổ sung rau xanh và thực phẩm giàu canxi

Dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Bổ sung canxi là rất cần thiết cho trẻ. Thiếu canxi sẽ dẫn đến việc trẻ hay bị mất ngủ và dễ vặn mình hơn. Khi trẻ có thể ăn dặm, mẹ hãy thêm rau xanh và các loại thức ăn giàu canxi như thịt tôm, cua, trứng, cá hồi vào chế độ dinh dưỡng của bé.

Đối với bé đang bú mẹ thì các mẹ nên ăn những thực phẩm giàu chất canxi như cá ngừ, cá hồi,… để cung cấp canxi cho bé qua nguồn sữa mẹ.

Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh với các thực phẩm giàu canxi
Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh với các thực phẩm giàu canxi

4. Lưu Ý Khi Chữa Vặn Mình Trẻ Sơ Sinh Bằng Dân Gian

Các mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh sẽ không hiệu quả nếu trẻ có biểu hiện vặn mình bệnh lý như: ăn kém, ngủ không được, bỏ bú, sụt cân, tiêu chảy, rụng tóc. Trong trường hợp này, ba mẹ cần đưa con đi khám để tìm ra nguyên nhân chuẩn xác và được điều trị một cách hiệu quả.

Bố mẹ không nên áp dụng các mẹo lạ bất hợp lý, không đúng khoa học như là: tẩy lông đen, xông hơi, đắp lá, truyền nóng để trị vặn mình cho trẻ. Chữa trị không đúng cách sẽ càng làm tình trạng của bé trầm trọng hơn, gây nguy hiểm đến sức khoẻ của bé.

Trên đây là một số mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinhChilux muốn chia sẻ đến các mẹ. Để bé yêu có được những giấc ngủ ngon, mẹ cần phải luôn theo dõi về tình trạng rướn người, vặn mình, bé ngủ không sâu giấc để phát hiện ra nguyên nhân và chữa trị cho trẻ hiệu quả nhất nhé. Nếu là vặn mình bệnh lý thì bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời.

5/5 - (2 bình chọn)