Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm và cách khắc phục

Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm là nỗi trăn trở thường gặp của đa số các bậc phụ huynh có con nhỏ. Nguyên nhân là gì, cách khắc phục ra sao, hãy để Chilux bật mí nhé!

Dường như ai cũng biết, trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm hoặc quấy khóc, hay cáu gắt và khó vào giấc ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé, bao gồm cả trí não, cân nặng, chiều cao. Do đó, các bậc phụ huynh nên để ý, theo dõi sinh hoạt của bé thật kỹ rồi từ đó tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này một cách sớm nhất. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tham khảo mẹo cho bé ngủ đêm ngon giấc để bé có được sự phát triển toàn diện.

1. Thế nào là thời gian ngủ bình thường của trẻ?

Như đã nói, đối với sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh thì giấc ngủ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu bé ngủ đủ giấc, đều đặn và ngon lành thì sẽ luôn luôn mạnh khỏe. Ngược lại, trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm thì có thể sẽ bị kém ăn, mệt mỏi, sụt cân, hoạt động kém.

Thông thường, thời gian ngủ bình thường của trẻ tương ứng với từng lứa tuổi cụ thể như sau:

  • Trẻ sơ sinh thường ngủ một ngày 16 – 20 tiếng
  • Trẻ 6 tháng tuổi sẽ ngủ 13 – 14 tiếng
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi sẽ ngủ 12 tiếng đồng hồ.
  • Trẻ từ 3 – 6 tuổi, ngủ từ 11 – 12 tiếng mỗi ngày.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi, ngủ khoảng 10 – 11 tiếng.
  • Trẻ lớn hơn 12 tuổi sẽ ngủ tầm 9 tiếng mỗi ngày.

Có thể thấy, mỗi ngày trẻ sơ sinh sẽ ngủ tổng cộng là 16 đến 20 tiếng đồng hồ và thường chia ra thành từng giấc ngắn 2 – 3 tiếng cả ngày lẫn đêm. Đồng thời, mỗi giấc ngủ sẽ trải qua nhiều chu kỳ ngủ. Trong đó mỗi chu kỳ ngủ sẽ kéo dài khoảng 40 phút.

Bên cạnh đó, mỗi em bé sẽ có cách ngủ khác nhau. Khi cảm thấy khó chịu hay đói, bé sẽ thức dậy. Và khi đáp ứng hoặc giải quyết được những nhu cầu ấy, bé sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ kế tiếp. Điều đó, chứng tỏ thời gian thức để chơi đùa ở lứa tuổi này là cực kỳ ngắn.

Thời gian ngủ bình thường của trẻ sơ sinh
Thời gian ngủ bình thường của trẻ sơ sinh

2. Lợi ích khi bé ngủ nghỉ đúng giờ

Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vậy trẻ đi ngủ nghỉ đúng giờ sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời gì? Câu trả lời sẽ là:

  • Hỗ trợ để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt như chiều cao, cân nặng. Tham khảo bảng cân nặng của trẻ sơ sinh.
  • Hoàn thiện sự phát triển của não bộ để bé luôn nhớ nhanh và lâu hơn.
  • Tạo được thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh của con yêu ngay từ khi còn nhỏ.
  • Giúp bé luôn có tinh thần sảng khoái, tràn đầy năng lượng để đáp ứng được cho các hoạt động trong ngày như vui chơi…

3. Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm

Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm là vấn đề thường gặp nhưng không phải ai cũng biết rõ những nguyên nhân gây ra hiện tượng này? Đó có thể là do:

3.1. Trẻ chưa được bố mẹ thiết lập cho thói quen ngủ

Bình thường trong tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh sẽ thức giấc nhiều lần để đòi bú. Khoảng thời gian tiếp theo từ 1 – 3 tháng tuổi, bé có thể sẽ bắt đầu thức giấc ít hơn và kéo dài thời gian ngủ vào ban đêm. Rồi khi bé hơn 3 tháng tuổi, sẽ thường xuyên ngủ nhiều hơn vào ban đêm, mỗi giấc có thể kéo dài từ 4 – 5 tiếng đồng hồ.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Nhiều bậc phụ huynh chưa tìm hiểu kỹ về lịch trình của trẻ sơ sinh như trên để nhất quán việc cho con bú sữa, ăn uống. Cùng với các hoạt động khác như vui chơi, tắm rửa, ngủ nghỉ theo một lịch trình nhất quán. Vì thế tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm mới xảy ra.

3.2. Ban ngày bé ngủ quá nhiều

Một số bé ngủ ngày thức đêm có thể là vì chưa phân biệt được thời gian ngày và đêm. Cụ thể, ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ tương ứng với thời gian ngủ trưa khác nhau. Nếu bé nhà bạn ngủ trưa quá nhiều vào ban ngày. Hoặc trẻ có thói quen ngủ sát giờ ngủ đêm. Điều này sẽ dẫn đến ban đêm trằn trọc, quấy khóc, cáu gắt vì khó vào giấc.

Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm vì ban ngày ngủ quá nhiều
Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm vì ban ngày ngủ quá nhiều

3.3. Tã bẩn hoặc trẻ quá nóng hay quá lạnh

Một số trường hợp khá, trẻ ngủ ngày thức đêm là do tã lót bẩn, mặc nhiều quần áo hoặc thời tiết, môi trường phòng ngủ. Nhất là, nhiệt độ ảnh hưởng khá lớn đến giấc ngủ của bé yêu. Nóng quá hay lạnh quá cũng đều khiến con không thể ngủ ngon giấc. 

3.4. Bé đói

Ít ai biết rằng, trẻ sơ sinh có dạ dày khá nhỏ nên rất nhanh đói. Vì thế, bé sẽ thường xuyên thức giấc sau vài giờ bú sữa để tiếp tục lấp đầy dạ dày của mình. Tuy nhiên, các ông bố bà mẹ “bỉm sữa” cần xác định được đó là vì đói hay bé thích bú về đêm bởi xa mẹ hay thích ngậm bình.

3.5. Bé quá hưng phấn thần kinh

Nếu trước khi đi ngủ mà bé tham gia hoạt động vui chơi thú vị và quá mạnh thì thần kinh của con có thể bị hưng phấn kéo dài, khó rơi vào giấc ngủ được. Dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm. Bên cạnh đó, cũng có thể là do phòng ngủ của con có nhiều ánh sáng gây khó ngủ.

3.6. Trẻ mọc răng hoặc gặp vấn đề khác về thể chất

Khi bước vào giai đoạn mọc răng sữa, nhiều em bé thường cảm thấy đau nhức ở răng miệng và cực kỳ khó chịu. Từ đó, trẻ sẽ khó vào giấc ngủ và hay quấy khóc. Ngoài ra, có thể trẻ gặp những vấn đề về thể chất khác như cảm cúm, các bệnh lý về đường tiêu hóa (táo bón, đầy bụng, đau bụng), nôn trớ nhiều, nhiễm trùng đường ruột… Hoặc chuyển từ bú sữa mẹ sang ăn dặm cũng là nguyên nhân có thể gây nên sự gián đoạn về giấc ngủ của bé.

Trẻ ngủ ngày thức đêm vì mọc răng
Trẻ ngủ ngày thức đêm vì mọc răng

4. Mẹo để bé không ngủ ngày thức đêm

Trẻ ngủ ngày thức đêm thì phải làm sao? Để không còn diễn ra hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm thì các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số mẹo nhỏ như sau:

  • Xem lại phòng ngủ có thoáng mát, sạch sẽ, nhiều ánh sáng vào ban ngày.
  • Bố mẹ nên tập thói quen cho bé ngủ nôi em bé để giấc ngủ ngon, sâu giấc.
  • Cho bé mặc đồ thoáng mát, quấn tã không nên quá chặt.
  • Giữa đêm con trở giấc, khó ngủ thì nên dỗ bé với giọng nhỏ, nhẹ nhàng và không nên mở đèn sáng trở lại. Mục đích là để cho trẻ dễ ngủ với giấc tiếp theo. 
  • Nên căn giờ giấc phù hợp và cần có sự hỗ trợ người thân để bé được bú sữa kịp thời trước khi thức giấc.
  • Có thể massage để bé dễ chịu hơn và dễ đi vào giấc ngủ. Hoặc mẹ nên cho con nghe nhạc hay hát ru bằng những âm thanh đều đều. 
  • Trong quá trình bé đang bú sữa, người mẹ có thể lay lay để điều chỉnh thói quen ngủ của con. Như thế, sẽ rút ngắn được thời gian ngủ trái giờ của con.
  • Buổi tối, người lớn không nên nói chuyện để giảm thiểu tiếng ồn cho trẻ ngủ ngon giấc hơn. Đồng thời, nên tắt đèn để bé phân biệt được ban ngày – ban đêm.
  • Tắm cho bé yêu bằng nước ấm để dễ ngủ. 
  • Đối với các bé từ 4 tháng tuổi trở lên, bố mẹ có thể cho bé nằm đệm xơ dừa để bé có được giấc ngủ êm ái. Đồng thời, tránh tình trạng ngủ nhiều buổi trưa và thức giấc buổi tối. 
Mẹo để trẻ sơ sinh không ngủ ngày thức đêm
Mẹo để trẻ sơ sinh không ngủ ngày thức đêm

Đến đây, chắc hẳn các ông bố bà mẹ “bỉm sữa” đã nạp thêm được cho mình nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến vấn đề trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm. Đừng quên theo dõi Chilux để có thêm nhiều thông tin làm cẩm nang cho mẹ nuôi dạy con tốt hơn, bạn nhé!

Bình chọn cho bài viết

kkk