Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh bố mẹ không nên bỏ qua

Nhận biết rõ các mốc phát triển của trẻ sơ sinh sẽ giúp bố mẹ rất nhiều trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ sơ sinh. Qua mỗi giai đoạn, bé sẽ phát triển thêm một kỹ năng nào đó. Qua các tuần phát triển của trẻ sơ sinh. Bố mẹ có thể đánh giá được khả năng phát triển của trẻ. Cùng Chilux tìm hiểu 15 cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây nhé.

1. Em Bé Mới Sinh Phát Triển Thế Nào?

Trẻ sơ sinh lớn nhanh như thổi, có thể nhận biết sự thay đổi rõ rệt của trẻ qua các tuần đầu tiên. Bố mẹ dễ dàng nhận biết các mốc phát triển của trẻ sơ sinh ngay từ thời gian đầu sau khi chào đời.

Trong những tuần đầu, trẻ có thể nhận ra được giọng nói của bố mẹ và những điều quen thuộc xung quanh. Dạy trẻ sơ sinh theo từng tháng giúp bé thích nghi với môi trường mới bên ngoài bụng mẹ.

Khi mới sinh, khuôn mặt của bé thường sưng hơn, nhất là phần mí mắt. Mũi của trẻ cũng thường thấp hơn so với bình thường. Tuy nhiên, mũi của bé sẽ cao dần khi trẻ lớn lên.

Thị giác của bé lúc này chưa phát triển, tầm nhìn của trẻ còn hạn chế. Khả năng phân biệt màu sắc thế giới xung quanh sẽ được hoàn thiện dần từ 6 tháng tuổi. Em bé mới sinh ngủ rất nhiều. Đặc biệt là trong 24h đầu, bé chỉ thức giấc khi đi vệ sinh và đòi ăn. Thời gian ngủ của bé có thể lên tới 19h/ngày trong tuần đầu tiên. Sẽ giảm dần thời gian vào những tuần tiếp theo.

2. Vì Sao Nên Quan Tâm Nuôi Dạy Trẻ Sơ Sinh Theo Từng Tháng Tuổi?

Quá trình lớn lên của trẻ sơ sinh thường sẽ phải trải qua theo từng tháng tuổi. Mỗi giai đoạn sẽ là một cột mốc phát triển đặc thù về sức khỏe tinh thần và vật lý. Nuôi dạy con theo từng tháng tuổi giúp trẻ dễ dàng thích nghi được với nhiều sự thay đổi hơn. Đồng thời tăng cường khả năng tập trung, chú ý và ghi nhớ của bé.

Khi nuôi dạy con theo từng độ tuổi, bố mẹ có thể tập cho con từ những thứ đơn giản nhất. Khi con đã phát triển hơn, xương khớp hay sự nhận thức đã được hoàn thiện. Bố mẹ nên dạy con những điều phức tạp hơn khi xương khớp và sự nhận thức đã được hoàn thiện. Như việc tập đi, chơi những hoạt động cần nhiều thể lực và trí óc. Vì vậy, bố mẹ không nên đốt cháy giai đoạn. Hãy để trẻ phát triển từ từ theo các mốc phát triển của trẻ sơ sinh để đạt được hiệu quả tốt nhất mẹ nhé.

>> Tham khảo cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z

3. 15 Các Mốc Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh Trong Năm Đầu

3.1. Nâng đầu lên – Cột mốc phát triển đầu tiên của bé

– Cuối tháng đầu tiên sau sinh trẻ có thể biết nâng nhẹ đầu lên một tí khi đang nằm sấp.

– Đến cuối tháng thứ 2: Trẻ có thể nhấc đầu lên 45° và đặt tay bên dưới bụng khi được đặt nằm sấp.

– Cuối tháng thứ 4: Lúc này cổ bé đã cứng cáp hơn rất nhiều và có thể điều khiển dễ dàng hơn. Bé có thể năng đầu lên được 90° khi nằm sấp.

– Tháng thứ 6: Bé có thể tự nâng đầu, ngực và bụng bằng cách để hai tay hơi chụm vào nhau. Cũng ở tư thế này, bé có khả năng ngẩng đầu về phía trước hoặc cố gắng nâng người bằng một tay.

– Cuối tháng thứ 7: Bé đã kiểm soát hoàn toàn được đầu của mình và xoay đầu qua hai bên dễ dàng.

Nâng đầu lên – Cột mốc phát triển đầu tiên của bé

3.2. Bé phát ra âm thanh

– Tháng thứ 2: Bé bắt đầu phát ra âm thanh.

– Đến tháng thứ 4: Bé bắt đầu tập nói những âm tiết đơn giản như “Ah”, “Eh”, “Oh”.

– Cuối tháng thứ 6: Bé bắt đầu biết kết hợp những nguyên âm lại với nhau như “Aaoo” hoặc “Eeaa”.

– Cuối tháng thứ 8: Bé biết gọi “baba” nhưng vẫn chưa hiểu được ý nghĩa của nó.

– Cuối tháng thứ 9: Bé đã bắt chước được một số từ. Những vẫn còn nói ngọng, chưa rõ từ.

– Đến 1 tuổi: Bé đã nói được “mẹ”, “ba” và một số từ đơn giản không dấu khác.

3.3. Bé biết lật

– 4 tháng tuổi: Bé đã có thể biết lật, hệ xương của bé cũng đã cứng cáp nhiều hơn. Bé đã có thể tự mình lật sấp, chuyển từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp.

– Tháng thứ 6: Bé có thể lăn liên tục nhiều vòng. Đó cũng là cách để bé di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác. Lúc này, cơ bụng của bé đã đủ khỏe cho hoạt động này.

3.4. Trườn, bò

Trườn là việc bé kết hợp tay trái và chân phải, tay phải và chân trái để di chuyển. Bé sử dụng hai bên cơ thể đều nhau. Lúc này bụng vẫn còn chạm đất.

– Khoảng 7-9 tháng: Cơ thân trên của bé đã phát triển đủ khoẻ để chịu lực cho toàn bộ cơ thể về phía trước. Lúc này bé đã có thể trườn, bò.

– Tháng thứ 9: Bé sẽ trườn, bò mạnh mẽ hơn. Việc trườn bò giúp cơ bắp của bé sẽ trở nên khỏe mạnh để đứng lên và bước đi.

3.5. Ngồi –  Một trong các mốc phát triển của trẻ sơ sinh quan trọng

– Cuối tháng thứ 2: Bé đã có thể ngồi khi được hỗ trợ.

– Tháng thứ 4: Bé có thể ngồi thẳng lưng khi được được bố mẹ hỗ trợ.

– Tháng thứ 6-7: Bé có thể ngồi mà không cần hỗ trợ, bé có thể dùng tay để khám phá mọi thứ xung quanh và học cách xoay người để lấy thứ bé muốn.

–  Đến tháng thứ 9: Bé có thể ngồi vững mà không cần sự hỗ trợ.

– Đến tháng thứ 10: Bé có khả năng chuyển cơ thể từ nằm sấp thành ngồi.

Bé có thể ngồi khi được 6 tháng tuổi

3.6. Bé biết đứng

– Tháng thứ 6: Bé bắt đầu có thể đứng nếu có sự hỗ trợ của mẹ

– Tháng thứ 9: Khi bé đã có thể ngồi vững mà không cần sự hỗ trợ. Mẹ có thể nhẹ nhàng giúp con đứng lên và hỗ trợ con.

– Đến tháng thứ 10 – 11: Nhiều bé có khả năng đi lần từng bước bằng cách bám vào đồ vật.

– Khi được 1 tuổi: Bé có khả năng tự đứng dậy mà không cần hỗ trợ.

3.7. Bé tập đi – Mốc phát triển của bé quan trọng nhất trong năm đầu đời

Một trong các mốc phát triển của trẻ sơ sinh đặc biệt quan trọng là giai đoạn bé tập đi. Thông thường, trước khi đến giai đoạn tập đi bé phải trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu với bé biết lẫy, biết ngồi, biết bò rồi mới biết đi. Trẻ sẽ bắt đầu tập đi những bước đầu tiên khi được 9-12 tháng tuổi và 15 tháng có thể đi lại khá tốt.

Bố mẹ có thể chuẩn bị cho bé mẫu xe tập đi thông minh có tính năng phát nhạc để bé thích thú học đi.

– 9-12 tháng: Bé đã tự ngồi vững, không cần tựa nữa. Bé biết trườn, bò giỏi và nhanh hơn trước. Lúc này, bé có thể tự vịn vào bàn ghế, tự đứng dậy và lần đi. Hầu hết các bé sẽ cất những bước đi đầu tiên khi khoảng 12 tháng tuổi.

– 13-17 tháng tuổi: Vào thời điểm này, trẻ đã đi vững nhưng còn vấp ngã nhiều. Bé có thể tự đứng lên khi ngã.

– 18 tháng tuổi: Bé đi vững hơn, hai chân di chuyển sát nhau hơn và có thể dừng lại dễ dàng hơn. Bé không cần đưa hai tay ra ngoài để giữ thăng bằng cơ thể nữa. Nếu được dắt một tay, trẻ có thể đi lên được cầu thang.

3.8. Bé biết cười

– 2 tháng đầu tiên: Bé có thể có những dấu hiệu của cười. Tuy nhiên, bé chỉ hơi nhếch mép giống như bé đang cười mà thôi. Giai đoạn này chỉ là những cái cười mang tính ‘ cơ học’. Bé chưa thực sự biết cười ở giai đoạn này.

– Tháng thứ 3: Bé bắt đầu học cách cười.

– Tháng thứ 4-6: Bé đã thực sự biết cười. Bé có thể đáp lại cái cười của người đối diện. Bé có thể cười toe toét khi ai đó nói chuyện với bé.

3.9. Các mốc phát triển thính giác của trẻ

Trẻ có thể nghe được âm thanh từ lúc mới chào đời. Nhưng trẻ không nhận thức được các mức độ âm thanh và ý nghĩa của chúng.

– Khoảng 4 tháng tuổi: Bé có thể xác định được âm thanh phát ra từ đâu. Bé thường quay đầu về phía có tiếng nói đó. Trẻ bắt đầu cười to.

– Khoảng 6 tháng tuổi: Bé bắt đầu biết chọn lọc âm thanh. Bé có thể bắt chước một số âm thanh, la hét để thu hút sự chú ý và có thể phát âm hoặc nói bập bẹ bằng cách dùng những âm tiết đơn hoặc đôi.

– Khoảng 9 tháng tuổi: Thính giác của bé đã phát triển hơn rất nhiều. Trẻ có thể nhận biết một số từ, chẳng hạn tên của mình. Hiểu được ý nghĩa của câu “không được” . Biểu hiện cụ thể là trẻ sẽ ngừng lại hoặc do dự khi. Trẻ sẽ biết vẫy tay chào tạm biệt. Trẻ có thể tạo cho bạn cảm giác hình như bé đang lắng nghe người khác nói chuyện.

– Khoảng 18 – 24 tháng tuổi: Lúc này sự phát triển thính giác của trẻ đã ở một mức cao hơn, bé tiếp thu nhanh khi nghe người khác nói chuyện. Bé có thể gọi tên những bộ phận phổ biến trong nhà.

>> Xem thêm: Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi

3.10. Thị Giác

– Trong tuần đầu tiên: Bé chỉ có thể nhìn thấy sự vật trong phạm vi 20-30cm trước mặt. Các bé ở độ tuổi này thường chỉ nhìn tập trung vào sự vật được trong vài giây.

– Cuối tháng đầu tiên: Bé có thể nhìn rõ được gương mặt của bố mẹ. Ghi nhận được vật thể trong trục ngang và trước mặt. Bé có thể di chuyển đầu và mắt theo nơi có ánh sáng.

– Khoảng 2-3 tháng tuổi: Nhìn vật thể theo cả trục dọc và trục xoay trước mặt bé. Giữ tiếp xúc bằng mắt cường độ cao trong thời gian dài hơn.

– Khoảng 3-6 tháng tuổi: Bé có thể di chuyển mắt độc lập với đầu. Lúc này, bé đã nhìn 3 chiều tốt hơn và nhìn được xa hơn. Sang tháng thứ 5, bé có tầm nhìn tốt hơn và nhận ra các khuôn mặt quen thuộc. Bé đã nhận diện được các sắc độ màu sắc.

– Bé 1 tuổi có thể nhìn thấy thế giới, nhận diện màu sắc, xác định khoảng cách hay theo dõi một đối tượng di chuyển giống như người lớn. Ba mẹ có thể dạy cho bé nhận biết màu sắc trên tủ đồ cho bé

3.11. Bé bắt đầu ăn dặm

Theo tổ chức Y tế thế giới thời điểm tốt nhất để cho bé ăn dặm là khi bé được 6 tháng tuổi. Trong độ tuổi này bé mới có đủ khả năng về hoạt động miệng lưỡi để có thể nuốt được thức ăn đặc

Sau 7 tháng, bé sẽ bắt đầu biết nhai thức ăn bằng cách di chuyển cơ hàm và biết khép miệng khi mẹ cho ăn bằng thìa.

Bé 9 tháng mẹ nên tập cho bé ăn bốc. Lúc trẻ 1 tuổi, bé có thể bốc thức ăn bằng ngón tay. Mẹ có thể cho bé ăn trứng, uống sữa.

Cho bé ăn dặm

3.12. Giấc ngủ có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sơ sinh

Ngủ đủ giấc giúp trẻ phát triển trí não và lớn nhanh hơn.  Trung bình mỗi ngày trẻ ngủ từ 16 tiếng trở lên. Trẻ sơ sinh ngủ tổng cộng khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày . Và tổng cộng khoảng 8 giờ vào ban đêm.

– Trong 2 tháng đầu trẻ thường không thể thức liên tục 2 giờ đồng hồ.

– Khi được 6 tháng tuổi phần lớn trẻ sơ sinh đã có thể ngủ liên tục 8 tiếng mỗi đêm hoặc lâu hơn.

– Khi được 9 tháng tuổi: Nhiều trẻ đã học được thói quen tự ngủ mà không cần đến sự hỗ trợ của người lớn. Thời điểm này trẻ có thể ngủ liên tục từ 9 – 12 tiếng mỗi đêm, và thời gian ngủ ban ngày khoảng 3 – 4 giờ.

– Đến lúc 1 tuổi, bé chỉ ngủ 3 giờ vào ban ngày, ban đêm thì lại tăng lên 11 giờ.

Một số mẹo giúp con ngủ ngon hơn vào ban đêm:

– Giáo dục trẻ sơ sinh có thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ. Ngủ sớm để đảm bảo giấc ngủ sâu cho bé

– Dạy bé tự ngủ giúp con tự lập hơn và không quá phụ thuộc vào người lớn. Nên chọn các loại cũi ghép giường, nệm xơ dừa, để cạnh chung giường bố mẹ để bé cảm nhận được sự ấm áp.

– Hạn chế ánh sáng và tiếng động làm bé giật mình

3.13. Cầm nắm đồ vật

Kỹ năng cầm nắm là một trong những kỹ năng quan trọng cho sự phát triển của bé. Cầm nắm đồ vật giúp tay bé sử dụng linh hoạt hơn. Bên cạnh đó bé có thể tự cầm được thức ăn.

– Khoảng 2 tháng tuổi: Trẻ biết nắm tay thành nắm đấm. Đây là phản xạ cầm nắm của trẻ. Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh trong giai đoạn này cần được bố mẹ chú ý nhiều hơn.

– Khoảng 4-8 tháng tuổi: Khi 6 tháng tuổi, phản xạ này sẽ biến mất. Bé có thể nhặt được các đồ vật lớn. Tuy nhiên, bé sẽ không thể cầm lấy các vật nhỏ như hạt đậu, cho đến khi bé phát triển các ngón tay sẽ trở nên khéo léo hơn.

– 9-12 tháng tuổi: Kỹ năng cầm nắm của bé trong giai đoạn này là được cải thiện rất nhiều.  Đến khi bé được 12 tháng tuổi, bé đã có thể cầm chặt hơn và biết cách cầm đồ vật bằng ngón cái cũng như các ngón khác. Ngoài ra, trẻ có thể cầm nắm chắc chắn thìa hoặc nĩa và sử dụng nó vào trong bữa ăn.

3.14. Mọc răng sữa

– 7-8 tháng tuổi: Trẻ sẽ mọc răng 2 răng cửa đầu tiên ở hàm dưới

– Từ tháng thứ 9: Trẻ sẽ mọc răng cửa hàm trên thứ hai.

rong khoảng tháng thứ 12 đến 16 trẻ sẽ mọc 4 răng hàm dưới và 4 răng hàm trên.

– Từ 16 đến 20 tháng tuổi: Trẻ sẽ mọc tiếp răng nanh hàm dưới và răng nanh hàm trên.

– Từ 20 đến 30 tháng tuổi: Trẻ sẽ mọc hoàn thiện số răng hàm dưới và răng hàm trên.

Quá trình mọc răng của trẻ sơ sinh sẽ dừng lại vào khoảng 2, 3 tuổi hoặc cho tới khi bé có đủ 20 chiếc răng sữa.

Bé mọc răng sữa

3.15. Bộc lộ tình cảm và phát triển kỹ năng xã hội

Trẻ sơ sinh có thể cảm nhận được sự ấm áp, sự quen thuộc từ bố mẹ và những thứ xung quanh. Nếu được bố mẹ dỗ dành khi khóc, bé sẽ ngừng khóc.

Khi được 2 tháng tuổi, bé bắt đầu biết mỉm cười với những ai quen thuộc như: bố mẹ, ông bà, hay anh chị em. Lúc 4 tháng tuổi, bé có thể biết khóc khi đói, cảm thấy đau ở đâu đó hay mệt mỏi.  Khi được 8-9 tháng: bé học được cách tương tác xã hội. Hành động này do bắt chước bố mẹ.

Bé đã hiểu rằng ba mẹ cho bé cảm giác an toàn và hay khóc nhiều nếu không thấy ba mẹ.

Khi được 18 tháng tuổi: bé đang bắt đầu biểu đạt cảm xúc một cách rõ nét hơn. Bé ôm lấy mẹ, vỗ vỗ vai mẹ và bộc lộc cảm xúc tích cực hơn bao giờ hết.

4. Biểu Đồ Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh

Để đánh giá, đo lường được tốc độ phát triển của trẻ bên cạnh bảng cân nặng của trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể tham khảo các biểu đồ sau:

Biểu đồ các mốc phát triển của trẻ sơ sinh con gái
Biểu đồ các mốc phát triển của trẻ sơ sinh con trai

Mong rằng khi đã nắm được các mốc phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu. Bố mẹ sẽ giảm bớt được những nỗi lo trong quá trình chăm con. Bên cạnh đó, các tuần phát triển của trẻ sơ sinh là khác nhau. Không có cột mốc thời gian nào là tuyệt đối cả. Phần lớn đều phụ thuộc vào thể trạng của mỗi đứa trẻ. Chính vì vậy, Chilux khuyên bố mẹ đừng quá lo lắng khi con phát triển chậm hơn các bạn đồng trang lứa mẹ nhé.

Bình chọn cho bài viết

kkk