Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi ba mẹ nên lưu ý
Mỗi đứa trẻ được sinh ra và lớn lên đều trải qua các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi khác nhau. Cha mẹ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục nếu không thấu hiểu tâm lý của trẻ. Để giúp cho cha mẹ hiểu hơn về tâm lý của trẻ từ 0 đến 16 tuổi, hãy đọc bài viết dưới đây cùng Chilux.
Ghế ô tô cho bé là sự chuẩn bị tuyệt vời của cha mẹ để chào đón sự chào đời của con.
1. Sự Phát Triển Tâm Lý Của Trẻ Là Gì?
Sự phát triển tâm lý của trẻ là quá trình trẻ lĩnh hội nền văn hóa – xã hội. Là quá trình hình thành cái mới trong tâm lý trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn, trong hoàn cảnh sống của xã hội loài người. Hoàn toàn là nhờ sự chỉ bảo, giáo dục của người lớn.
Dựa vào sự phát triển tâm lý của trẻ đó mà ta chia thành các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi. Có thể chia thành 5 giai đoạn chính cụ thể ở phần tiếp theo.
2. Các Giai Đoạn Phát Triển Tâm Lý Theo Lứa Tuổi Từ 0 Đến 16 Tuổi
2.1. Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ từ 0 đến 3 tuổi
Từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn phát triển vượt bậc của trẻ về hành vi và thể chất. Ở giai đoạn này, ta chia thành 2 phần nhỏ nhưng chúng liên kết mạch lạc tâm lý trẻ từ 0 đến 3 tuổi như sau:
a. Giai đoạn từ 0 đến 1 tuổi
Ngay khi trẻ được ra đời, đã có sự thay đổi lớn từ môi trường trong bào thai sang một môi trường mới. Môi trường mới với nhiều biến đổi như âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ,…
Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh thường rơi vào các tuần thứ 5, 8, 12, 19, 26, 37, 46, 55, 64 và 75. Trong những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh đó, trẻ dễ quấy khóc, khó chịu hơn bình thường. Đây là hiện tượng tâm lý hết sức bình thường của trẻ.
Năm đầu, trẻ cần được người lớn thỏa mãn những nhu cầu bản năng. Vì vậy, năm đầu mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ đặc biệt tác động đến sự phát triển của trẻ. Trong những tháng này, Wonder Week là hiện tượng thường xuyên diễn ra ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và sự lo lắng của bố mẹ.
Yếu tố tâm lý:
Trong giai đoạn này, trẻ cần được yêu chiều, quan tâm, chăm sóc từ mẹ nhất. Về vật chất, tình cảm, gắn bó của người mẹ, tạo cho trẻ cảm giác an toàn và phát triển tốt.
Ngược lại, nếu giai đoạn này người mẹ có những bất ổn về tâm lý như: việc sinh con ngoài ý muốn, đầy nỗi buồn, thất vọng, lo lắng, căng thẳng,… đem dồn lên đứa trẻ. Hoặc nếu nhu cầu vật chất của trẻ không được đáp ứng, trẻ sống trong môi trường thay đổi liên tục có thể gây nên những vấn đề tâm lý cho đứa trẻ.
Thực tế, không phải nhu cầu nào của trẻ cũng đều được đáp ứng mà dần dần trẻ phải học theo quy luật, quy tắc. Điều quan trọng là trẻ cảm nhận được tình cảm của người mẹ, của các thành viên trong gia đình.
b. Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi
Ở giai đoạn 2 của tâm lý trẻ từ 0 đến 3 tuổi này, trẻ tích cực thăm dò thế giới xung quanh. Trẻ tự bò/ đi đến tiếp xúc với đồ vật bằng vận động, cảm giác. Có sự phát triển ngôn ngữ, chủ động tiếp xúc với người lớn. Trẻ biết vừa nói vừa làm, trẻ hiểu lời nói trước khi biết nói.
2.2. Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi
Trong các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi thì giai đoạn này có phần điểm nhấn trong tâm thức của trẻ nhiều nhất. Cái tôi của trẻ được hình thành trong giai đoạn này. Trẻ bắt đầu nhận thức được giới tính, thường đặt câu hỏi “tại sao?”. Trong quan hệ tình cảm, trẻ biết quan hệ giữa mình với mọi người xung quanh.
Sự phát triển tâm lý thể hiện qua:
+ Trẻ khám phá thế giới xung quanh một nhanh chóng, năng động.
+ Hoạt động tiếp xúc với đồ vật ngày càng nhiều.
+ Vốn từ tăng nhanh theo từng ngày, biết nói thành câu, biết nghe và kể chuyện.
+ Trẻ thích thú trong các hoạt động: trò chơi, học nói, học ăn. Trẻ thường đặt câu hỏi “Tại sao?” và biết đưa ra ý kiến của bản thân.
2.3. Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ từ 6 đến 9 tuổi
Đây là bước ngoặt quan trọng trong đời trẻ. Hoạt động chủ yếu của giai đoạn này là học tập. Trẻ cần tư duy, hoạt động trí nhớ để trẻ bước vào trường học. Ngôn ngữ của trẻ vượt ra phạm vi những từ ngữ sinh hoạt. Lúc này, đã bao gồm nhiều khái niệm khoa học trừu tượng.
Đến cuối giai đoạn này, nhân cách của trẻ được hình thành. Những nếp sống, thói quen, những hành vi có ý thức, tự khép mình vào quy tắc xã hội hoặc theo những giá trị bản thân đã chấp nhận. Trẻ có sự thay đổi môi trường sống, từ quan hệ ruột thịt dần dần chuyển sang quan hệ xã hội (thầy cô, bạn bè).
Trong giai đoạn này, ba mẹ có thể tập cho con tính tự lập bằng cách sở hữu tủ nhựa cho bé và dạy bé cách sắp xếp đồ gọn gàng
2.4. Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ 10-12 tuổi
Tâm lý trẻ 10-12 tuổi có tư duy trực quan hình tượng và sự hình thành của tư duy ngôn ngữ. Trẻ nắm được các mối quan hệ của khái niệm. Những thao tác về tư duy như phân loại, phân hạng tính toán, không gian, thời gian,…
Trẻ có những cảm xúc, tình cảm mới mẻ đối với bản thân khi bước vào độ tuổi dậy thì này. Đời sống tình cảm tâm lý trẻ 10-12 tuổi khá đa dạng, phong phú, tích cực. Trẻ thường chơi với bạn cùng trang lứa, biết tự giác, kiềm chế, có trách nhiệm hơn.
2.5. Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ từ 13 đến 16 tuổi
Trong các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi thì đoạn này cơ thể trẻ lớn lên vô cùng nhanh. Trẻ có sự thay đổi trong hoạt động của hệ nội tiết và sự phát dục. Vì vậy, đây là độ tuổi dậy thì. Các đặc điểm sinh dục phát triển, tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động. Tuổi dậy thì con trai bắt đầu và kết thúc chậm hơn con gái từ 1-2 năm.
Trẻ có nhu cầu khẳng định bản thân, ý thức, nhận thức, đánh giá được bản thân. Cuối giai đoạn này, nhân cách của trẻ đã được hình hành ổn định. Và các em bắt đầu lựa chọn ngành nghề dựa vào sự yêu thích, ước mơ.
Mong rằng bài viết giúp cho phụ huynh hiểu thêm phần nào tâm lý của trẻ. Mẹ có con nhỏ đang trong tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh cũng đừng quá lo lắng nhiều. Hãy quan sát tâm lý của trẻ, bởi đây là yếu tố chủ chốt quyết định con người sau này của chúng. Hãy hướng sự phát triển tâm lý của trẻ em sẽ theo hướng tích cực hơn.
-
Bé yêu tự đi vệ sinh sau khi mẹ biết các bước này
-
7 cách để học giỏi toàn diện. bí quyết nằm lòng!
-
Gợi ý 10+ app giúp tập trung học tốt nhất hiện nay
-
6 cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi đơn giản cho bố mẹ
-
Các cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần dễ hiểu nhất bố mẹ không nên bỏ qua
-
4 cách dạy tiếng anh cho trẻ lớp 1 tại nhà đơn giản và hiệu quả
-
Bé chuẩn bị vào lớp 1 cần học những gì để nhanh chóng thích nghi
-
Hướng dẫn học vẽ cơ bản cho bé ngay tại nhà
kkk
15 Sản phẩm
7 Sản phẩm
5 Sản phẩm
11 Sản phẩm
6 Sản phẩm
7 Sản phẩm
4 Sản phẩm