Trẻ mấy tháng thì ăn dặm? Phương pháp ăn dặm hiệu quả cho bé
Trẻ luôn cần dinh dưỡng để phát triển, vậy trẻ mấy tháng thì ăn dặm được? Thời điểm và phương pháp khoa học các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé ăn dặm. Bên cạnh đó, ghế ăn dặm cho bé cũng là cách hữu hiệu để mẹ tập cho trẻ ăn dặm dễ dàng hơn. Cùng Chilux khám phá qua bài viết sau đây.
1. Tìm Hiểu: Trẻ Mấy Tháng Thì Nên Cho Ăn Dặm?
1.1. Sự quan trọng của việc ăn dặm
Các bác sĩ lưu ý với các mẹ rằng không nên cho trẻ ăn dặm quá muộn. Sau 6 tháng, chỉ sữa mẹ hoặc sữa công thức có thể không còn đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng của trẻ sơ sinh. Vì vậy, thực phẩm bổ sung trong việc ăn dặm rất có ích. Chất rắn trong thức ăn dặm cũng giới thiệu cho trẻ sơ sinh về kết cấu và hương vị.
Ăn dặm có thể bổ sung nhiều vitamin và chất dinh dưỡng hơn cho bé. Các mẹ nên duy trì sữa mẹ kết hợp với ăn dặm để tối ưu dinh dưỡng nhất có thể.
Vậy trẻ mấy tháng thì ăn dặm và ăn như thế nào là hợp lý? Các bạn hãy cùng tìm hiểu phần tiếp theo để biết thêm thông tin.
1.2. Trẻ mấy tháng thì ăn dặm được?
Ý kiến của các chuyên gia:
+ WHO – Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng: thời điểm thích hợp để tập cho bé ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi.
+ Theo các Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) cho biết phải chờ đến khoảng 6 tháng nếu bạn đang cho con bú hoàn toàn.
+ Trả lời cho câu hỏi “Trẻ mấy tháng thì cho ăn dặm được?”, các chuyên gia của “American Academy of Allergy, hen suyễn và miễn dịch học” nói rằng 4-6 tháng là ổn.
Tóm lại: Trẻ mấy tháng thì ăn dặm? Hầu hết các bác sĩ nhi khoa và chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa đồng ý rằng trẻ sơ sinh nên bắt đầu từ 4-6 tháng. Việc bắt đầu ăn dặm tùy thuộc vào sự sẵn sàng của trẻ.
1.3. Bé 4 tháng ăn dặm được chưa?
Bạn hãy chờ cho đến khi bé được ít nhất 4 tháng tuổi và có những dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm. Khi bé có dấu hiệu sẵn sàng thì bạn mới nên cho bé bắt đầu ăn dặm.
Đã có nghiên cứu những em bé bắt đầu ăn dặm trước 4 tháng:
+ Có nguy cơ cao bị béo phì và các vấn đề khác sau này.
+ Bé không đủ khả năng để nuốt thức ăn rắn một cách an toàn. Khả năng cao là bị nghẹn thức ăn hoặc hít vào phổi.
Các dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn thức ăn dặm:
+ Bé quan tâm đến thực phẩm. Chúng quan sát người khác ăn, với lấy thức ăn và mở miệng khi thức ăn đến gần.
+ Chúng có các kỹ năng vận động miệng cần thiết để di chuyển thức ăn đến cổ họng và nuốt chúng.
+ Bé có cân nặng gấp đôi hoặc gần bằng cân nặng lúc mới sinh. Vậy bé 4 tháng ăn dặm được chưa cũng phụ thuộc cân nặng của bé.
1.4. Các giai đoạn ăn dặm của bé
Bên cạnh việc chọn ngày tốt cho bé ăn dặm thì giai đoạn phát triển của trẻ trong việc ăn dặm cũng được quan tâm không kém. Có thể chia giai đoạn ăn dặm của bé thành 3 giai đoạn chính như sau:
1.4.1. Giai đoạn ăn bột
Trong các giai đoạn ăn dặm của bé, thì giai đoạn này rất quan trọng. Bởi nó là lần đầu bé chuyển từ dạng lỏng (chỉ có sữa mẹ) sang dạng đặc. Bé sẽ cảm thấy lạ lẫm rất nhiều.
+ Nên bắt đầu khi bé được 6 tháng tuổi.
+ Bắt đầu với thực phẩm bột loãng: 2 muỗng bột và 200ml nước.
+ Thay đổi khẩu vị cho bé bằng cách ăn bột mặn và ngọt đan xen.
+ Bạn có thể cho trẻ ăn bột đặc hơn: 4 muỗng bột và 200ml nước sau vài tuần.
+ Thịt và rau đã nấu chín, thái nhỏ sau đó xay mịn rồi khuấy với bột. Giúp bé hấp thụ chất xơ. Thúc đẩy quá trình tiêu hóa của bé và quen dần với mùi vị thức ăn.
>> Xem thêm: Trẻ mấy tháng được ăn hoa quả
1.4.2. Giai đoạn ăn cháo
+ Nên bắt đầu khi bé được 10 tháng
+ Đoạn đầu, nên cho ăn là cháo loãng.
+ Bạn cần cho bé ăn kết hợp với cả thịt, cá và rau xanh để đảo bảo đủ chất hơn.
+ Phải nhạt hơn khẩu vị của người lớn chúng ta.
Lưu ý:
+ Không nên xay nhuyễn cháo, khiến bé không học nhai được. Bên cạnh đó, bé không cảm nhận được mùi vị thức ăn, chán ăn, biếng ăn. Bạn nên băm nhỏ rau và thịt thay vì xay nhuyễn.
+ Ngoài cháo thì thức ăn mềm như bún, phở, mì, nui,… cắt nhỏ vẫn có thể. Trẻ sẽ thấy kích thích mới lạ, đổi khẩu vị, ăn ngon hơn.
1.4.3. Giai đoạn ăn cơm nát
+ Nên bắt đầu từ khi bé mọc đủ 20 răng sữa (tầm 2 tuổi). Bé đã có khả năng cắn nhai nghiền nát thức ăn.
+ Món đầu tiên cho bé là cơm nhão, mềm, dằm nát trộn với thức ăn đã cắt/xé/băm nhỏ. Cẩn thận vì bé dễ bị hóc thức ăn.
Lưu ý: Tất cả các giai đoạn ăn dặm của bé nên đảm bảo đầy đủ 5 nhóm thức ăn: bột, đường, đạm, dầu mỡ và rau.
2. Một số phương pháp ăn dặm mẹ có thể áp dụng cho bé
Bé không chịu ăn dặm mẹ phải làm sao để có phương pháp hợp lý nhất. Tham khảo các cách dưới đây, mẹ có thể áp dụng cho bé nhà mình.
2.1. Phương pháp truyền thống
Các mẹ Việt Nam dùng phương pháp này nhiều nhất. Lúc mới bắt đầu, mẹ cho bé ăn bột xay nhuyễn với các loại thực phẩm khác (rau, thịt,..). Khi mọc đủ 20 răng sữa sẽ chuyển sang ăn cháo kèm thức ăn xay nhuyễn.
2.2. Phương pháp ăn dặm tự bé chỉ huy
Ở phương pháp này, bé được tự quyết định quá trình ăn, thức ăn của mình. Mẹ chỉ chọn loại đồ ăn và bày ra trước mắt bé. Bé sẽ quyết định ăn món nào, cách ăn và khối lượng thức ăn.
2.3. Phương pháp ăn dặm kiểu người Nhật
Theo chế độ ăn dặm kiểu Nhật:
+ Không khuấy bột mà cho bé ăn dặm với cháo loãng qua rây (tỷ lệ 1:10) ngay lúc đầu.
+ Bé sẽ ăn cháo loãng kết hợp các loại thực phẩm khác nhau.
+ Hương vị được giữ vị nguyên bản với độ thô tăng dần theo từng thời điểm thích hợp của bé.
+ Các loại thức ăn của bé sẽ được để riêng rẽ, không trộn lẫn với nhau.
Chilux mong rằng bài viết này sẽ giải đáp giúp các mẹ an tâm hơn khi nuôi dưỡng con. Để từ đó có được những sự chuẩn bị hiệu quả nhất để trẻ phát triển toàn diện nhất.
-
Tìm hiểu những lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ
-
Cách chống mối mọt bàn học gỗ đơn giản, hiệu quả
-
Xu hướng sử dụng đèn điều hòa phòng tắm cho gia đình có trẻ nhỏ
-
Bé yêu tự đi vệ sinh sau khi mẹ biết các bước này
-
Lưu ý những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong thai kỳ
-
10 các loại hạt tốt cho bà bầu bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
-
Gợi ý các món: ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối?
-
Nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống bao nhiêu là hợp lý?
18 Sản phẩm
7 Sản phẩm
5 Sản phẩm
13 Sản phẩm
6 Sản phẩm
9 Sản phẩm
4 Sản phẩm