Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách từ A đến Z

Ăn dặm là một giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Trong cẩm nang chăm sóc bé, bố mẹ cần phải có phương pháp cho bé ăn dặm đúng cách. Nếu không, có thể vô tình làm sức khỏe của bé bị tụt hậu, thiếu hụt chất dinh dưỡng. Gãy cùng Chilux tìm hiểu những thông tin cần thiết khi tập cho bé ăn dặm nhé.

1. Ăn Dặm Là Gì?

Hành trình bắt đầu cho con ăn dặm
Hành trình bắt đầu cho con ăn dặm

Ăn dặm được xem là một bước chuyển lớn của bé. Chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang các chế độ ăn đa dạng khác như: bột, cháo, cơm, rau củ… Đây là giai đoạn quan trọng mà đứa trẻ nào cũng phải trải qua. Mẹ nên tìm hiểu kỹ trước khi cho bé ăn dặm. Tùy vào thể trạng của bé, mẹ cần cân nhắc thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm.

2. Thời Gian Bắt Đầu Cho Bé Ăn Dặm

Theo tổ chức Y tế thế giới  thời điểm tốt nhất để cho bé ăn dặm là khi bé được 6 tháng tuổi. Trong độ tuổi này bé mới có đủ khả năng về hoạt động miệng lưỡi để có thể nuốt được thức ăn đặc. Để tìm hiểu về ngày tốt cho bé ăn dặm, bố mẹ có thể tham khảo thêm tại đây.

2.1 Dấu hiệu bé muốn ăn dặm

Trong hành trình nuôi dạy con, bố mẹ cần quan tâm đến những biểu hiện hay dấu hiệu khác lạ. Tương tự như khi bé có dấu hiệu muốn tập đi, nhận biết bé muốn ăn dặm dễ dàng qua một số biểu hiện sau:

– Bé có thể ngồi khi có sự hỗ trợ, ngồi tựa vào lòng mẹ, ngồi trên ghế ăn. Bởi lúc này, hoạt động tiêu hóa thức ăn của trẻ đã hoàn thiện hơn. Điều đó sẽ giúp trẻ dễ dàng nuốt thức ăn mà không bị nghẹn.

– Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ.

– Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn.

– Bé phản ứng với thức ăn: khi cổ đã cứng, bé có hành động quay đầu để tránh các món ăn không thích. Bé chủ động dùng tay lấy thức ăn cho vào miệng.

Nhận biết dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm
Nhận biết dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm

2.2. Tác hại khi cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn

a. Tác hại khi cho bé ăn dặm quá sớm

Nhiều bố mẹ cho trẻ ăn dặm sớm với mong muốn con mình được hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng để cứng cáp hơn. Tuy nhiên, nếu cơ thể bé chưa đủ điều kiện để ăn dặm thì sẽ gây ra những tác hại không mong muốn như:

  • Gặp các vấn đề về tiêu hoá

Trước 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt. Nên chỉ phù hợp với việc tiêu hóa sữa, chưa đủ men để xử lý tinh bột và những thức ăn khác. Vì vậy, nếu cho ăn dặm, bé có nguy cơ bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống.

  • Thận bị tổn thương

Nếu ăn dặm dưới 6 tháng tuổi, bé chưa đủ sức tiêu hóa hết những thực phẩm mà mẹ cho ăn. Hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện. Không tiết đủ chất nhầy và enzyme để phân cắt protein, lipid thành các mảnh nhỏ để cơ thể sử dụng. Vì vậy, thận sẽ làm việc quá sức nếu bé ăn những thực phẩm giàu protein, lipid và gây cặn lắng ở thận.

Ngoài ra trẻ có thể kèm theo các triệu chứng như đau dạ dày, táo bón hoặc tiêu chảy nguyên nhân là do từ khi chào đời, bé chỉ quen tiêu hóa sữa.

  • Nguy cơ mắc bệnh béo phì

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng trẻ em ngừng bú sữa mẹ và ăn dặm trước 4 tháng tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì ở tuổi lên 3 cao hơn so với những bé ăn dặm đúng chuẩn.

Giai đoạn đầu khi mới thay đổi chế độ ăn, trẻ có thể chưa quen với các loại thức ăn mới. Nhưng khi trẻ đã thích nghi và bắt đầu quen với chế độ ăn dặm sớm một cách bình thường. Lúc này các mẹ lại càng tẩm bổ cho con nhiều hơn. Lâu ngày dài tháng việc này trở thành thói quen thì sẽ dẫn đến tăng cân quá mức và bệnh béo phì xuất hiện.

Bên cạnh đó, Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ phát hiện ra rằng các loại ngũ cốc được đưa vào chế độ ăn của trẻ trước tuổi 4 tháng hoặc sau tuổi 7 tháng tuổi sẽ tăng nguy cơ bệnh tiểu đường ở trẻ.

  • Bé có nguy cơ bị nghẹt đường thở

Khi bé ở độ tuổi chưa sẵn sàng để ăn dặm. Sự hoạt động của các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng của bé chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn. Phản xạ nuốt cũng chưa được điều hòa, bé dễ bị sặc khi uống nước và nghẹn khi ăn thực phẩm đặc. Do lưỡi chưa đẩy được thực phẩm vào đúng đường tiêu hóa. Ngoài ra bé có thể bị thực phẩm tràn vào đường thở, gây tắc nghẽn nguy hiểm.

Tác hại khi cho bé ăn dặm quá sớm
Tác hại khi cho bé ăn dặm quá sớm

b. Tác hại khi cho bé ăn dặm quá muộn

Cho trẻ ăn dặm quá muộn (sau 6 tháng tuổi) có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của bé. Vì lúc này cơ thể bé cần một lượng dinh dưỡng rất lớn và đầy đủ khoáng chất. Sữa mẹ và sữa công thức đã không còn đủ khả năng bù đắp nhu cầu năng lượng cho trẻ lúc này.

Trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể bị thiếu sắt. Hơn nữa việc trì hoãn ăn dặm tới sau 6 tháng có thể khiến trẻ không có khả năng nhai được thức ăn đặc. Sự trì hoãn này cũng không giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh dị ứng như hen, chàm, dị ứng thức ăn.

>>Tìm hiểu: Trẻ mấy tháng thì nên cho ăn dặm?

3. Hướng Dẫn Cách Tập Cho Bé Ăn Dặm Đúng Cách

3.1. Một số phương pháp cho bé ăn dặm được nhiều người áp dụng

a. Phương pháp ăn dặm truyền thống

Phương pháp ăn dặm này không còn xa lạ với nhiều người. Với việc xây bột chung với các loại thức ăn khác như: thịt, cá, rau. Tạo thành một hỗn hợp sánh mịn đầy đủ chất dinh dưỡng, bé tăng cân tốt.

Ưu điểm

– Bé có thể ăn với số lượng nhiều, vì thức ăn dạng bột nên bé dễ nuốt. Giúp bé tăng cân tốt

– Tốt cho hệ tiêu hóa vì thức ăn được xay nhuyễn

– Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bữa ăn

Nhược điểm

– Xay nhiều thức ăn chung với nhau nên khi trẻ bị dị ứng mẹ khó phát hiện bé dị ứng với đồ ăn nào.

– Không kích thích vị giác của trẻ, con dễ biếng ăn

– Trẻ không được chủ động với lượng thức ăn nên không cảm thấy hứng thú.

Phương pháp ăn dặm truyền thống
Phương pháp ăn dặm truyền thống

b. Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW (Baby Lead Weaning)

BLW là phương pháp được các nước phương Tây áp dụng nhiều. Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy này bỏ qua bước xây nhuyễn thức ăn. Thay vào đó, chuyển sang giai đoạn cho bé tự ăn các thức ăn đặc bằng tay. Mẹ sẽ chỉ ngồi hướng dẫn bé đưa thức ăn vào miệng. Trẻ chủ động ăn uống nên con sẽ hứng thú hơn.

Ưu điểm

– Bé có thể phát triển khả năng nhai thức ăn.

– Bé kiểm soát được lượng thức ăn của mình.

– Rèn luyện cho trẻ tính tự lập.

Nhược điểm

– Phương pháp ăn này cũng khiến trẻ ăn không đủ như mong muốn

– Vì ăn thức ăn đặc ngay từ đầu nên có nguy cơ bị hốc cao.

– Chỗ ăn của bé sẽ bừa bộn: Các bé tự cầm đồ ăn và tự ăn nên sẽ không tránh được tình trạng đồ ăn vung vãi khắp xung quanh.

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy

3.2. Lượng thức ăn cho bé ăn dặm

Theo nguyên tắc, ba mẹ nên cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, từ ngọt đến mặn. Lượng ăn dặm em bé khởi động từ 1 bữa xen kẽ với sữa lúc bé 6 tháng tuổi rồi tăng dần sang 3 bữa ăn/ ngày như người lớn sau khi bé được 1 tuổi.

Lượng thức ăn trong những bữa đầu khi bé được 6 tháng tuổi là 30-60ml/bữa. Nếu bé tỏ ra háo hức với thức ăn thì ba mẹ có thể tăng dần lên theo nhu cầu của trẻ. Lưu ý lượng thức ăn mỗi lần tùy thuộc vào độ tuổi và thể tích dạ dày. Theo thông tin từ WHO, thể tích tối đa mà dạ dày trẻ có thể chứa và tiêu hóa tốt là khoảng 30ml cho mỗi kg cân nặng.

Tuy nhiên sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong suốt năm 1 tuổi. Ba mẹ không nên cho trẻ phụ thuộc quá nhiều vào việc ăn dặm nhé.

>>Xem thêm: Bé không chịu ăn dặm phải làm sao?

3.3. Dụng cụ cần thiết cho bé ăn dặm

Dụng cụ cần thiết cho bé ăn dặm phổ biến:

– Thìa muỗng: chất liệu nhựa mềm, silicon, có đầu nhỏ bé sẽ dễ ăn hơn. Mẹ nên chọn thìa muỗng có nhiều màu sắc, họa tiết dễ thương để tạo hứng thú cho bé khi ăn.

– Bát đĩa: Chọn loại làm bằng nhựa tốt không chứa BPA, dễ vệ sinh, khó rơi vỡ. Bé sẽ rất thích loại bát đĩa có hình các con vật nhiều màu sắc.

– Khay ăn nhiều ngăn: Thuận tiện cho mẹ cung cấp đa dạng thức ăn.

– Yếm ăn, khăn ăn cho bé: Giúp bé hạn chế làm bẩn quần áo khi ăn.

– Cốc uống nước: Chọn cốc có tay cầm, nhỏ, nhẹ cho bé dễ sử dụng.

Ghế ngồi cho bé ăn dặm: Ghế ăn dặm là vật dụng không thể thiếu cho các gia đình. Sản phẩmiúp bé cải thiện tư thế ngồi ăn khoa học, bé ăn ngon hơn. Mẹ nên chọn các loại ghế ăn dặm dễ vệ sinh, đa dạng các tính năng để tạo hứng thú cho bé ăn nhiều hơn.

Ghế ăn dặm cho bé Chilux giúp bé ăn ngoan chống lớn
Ghế ăn dặm cho bé Chilux giúp bé ăn ngoan chống lớn

4. Thực Phẩm Cho Trẻ Ăn Dặm

4.1. Nhóm chất giàu vitamin, khoáng chất

– Vitamin A: Có trong cà rốt, bông cải xanh, đậu nành. Vitamin A giúp bé sáng mắt và có làn da khỏe mạnh

– Vitamin C: Tăng cường sức đề kháng cho bé. Có trong các loại trái cây: cam, xoài, bưởi

– Vitamin D: Có vai trò quan trọng cho việc phát triển xương và răng: sữa chua, phô mai, đậu hũ

–  Bổ sung sắt để chống thiếu máu. Nên cho bé ăn khoảng 300g rau củ quả 1 ngày.

4.2. Nhóm tinh bột ngũ cốc, đường chế biến các loại

Đây là nhóm thực phẩm chính giúp cung cấp đủ năng lượng cho bé khỏe mạnh, vui chơi, linh hoạt. Tinh bột có nhiều trong: gạo, ngô, khoai, sắn và các loại đậu. Nên cho bé ăn lượng tinh bột từ 60 -120g 1 ngày.

4.3. Nhóm chất béo

Có nhiều trong các loại bơ, dầu và mỡ. Mẹ nên chế biến các món ăn dặm đầy đủ cả dầu và mỡ bằng cách cho ăn luân phiên giữa các bữa. Chất béo không chỉ giúp cung cấp năng lượng mà còn giúp kích thích những cơn thèm ăn của trẻ. Mẹ nên cho bé ăn 10ml là tốt nhất.

4.4. Nhóm chất đạm

Chất đạm có nhiều trong các thực phẩm: thịt, cá,trứng, hải sản. Giúp nâng cao hệ miễn dịch và phát triển não bộ. Thời gian đầu khi bé ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn thịt nạc và trứng trước tiên. Không nên cho bé ăn quá nhiều chất đạm, dễ gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ.

Các nhóm thực phẩm dinh dưỡng cho bé khi tập ăn dặm
Các nhóm thực phẩm dinh dưỡng cho bé khi tập ăn dặm

5. Cách Lên Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé

5.1. Bột ăn dặm cho bé

– Trẻ 6 tháng mới tập ăn dặm thường quen thuộc với hương vị của sữa. Do đó, mẹ nên ưu tiên chọn bột ăn dặm cho bé có vị ngọt tương đồng với sữa mẹ như gạo sữa, cháo trái cây hay yến mạch sữa. Giúp để bé làm quen và thích ăn dặm hơn.

– Khi tròn 7 tháng tuổi trở đi, bé đã dần quen với ăn dặm thì mẹ có thể cho bé tập ăn bột ăn dặm vị mặn.

Bột ăn dặm em bé 6 tháng tuổi
Bột ăn dặm em bé 6 tháng tuổi

5.2.Tự chế biến món ăn dặm cho bé

Một số món ăn dặm thích hợp với bé từ 6 – 7 tháng tuổi như: khoai tây/khoai lang xay nhuyễn trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột pha sẵn. Ruột bánh mì với sữa pha sẵn. Một số loại rau lá như rau ngót, cải bó xôi, bí đỏ…Một số loại trái cây có vị ngọt và nhiều màu sắc. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tự trổ tài tự làm các món bánh ăn dặm hấp dẫn, thơm ngon cho bé.

Một số thực đơn thích hợp cho bé ăn dặm:

– Cháo bí đỏ

– Cháo yến mạch pha cùng sữa mẹ hoặc sữa công thức

– Cháo hạt sen

– Cháo lòng đỏ trứng sữa

– Súp đậu

– Bơ nghiền sữa

Thực đơn cháo ăn dặm cho bé
Thực đơn cháo ăn dặm cho bé

6. Một Số Lưu Ý Khi Cho Bé Ăn Dặm

– Nguyên tắc “loãng – đặc”: Đây là nguyên tắc giúp trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc với thức ăn lạ. Hệ tiêu hóa của trẻ có thể bắt nhịp kịp với quá trình tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn.

– Nguyên tắc “ngọt-mặn”: Như đã nói ở trên, trẻ mới tập ăn dặm thường quen với những hương vị tương đồng với sữa mẹ. Chính vì vậy, mà nên cho trẻ tập làm quen với bột có vị ngọt trước. Sau đó dần dần thay thế bằng bột mặn với nhiều chất dinh dưỡng hơn.

– Nguyên tắc “ít-nhiều”: Nguyên tắc này giúp cho hệ tiêu hoá của trẻ có thời gian để thích ứng với các món ăn “lạ”. Cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần. Ví dụ như tháng đầu ăn 1 – 2 muỗng bột mỗi lần rồi tăng dần lên 1/3 chén, rồi nửa chén. Sẽ đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng – dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.

– Nguyên tắc “tô màu chén bột”: bột ăn dặm của trẻ phải đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt. Đó là nhóm bột đường, nhóm đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất.

– Đối với trẻ nhỏ, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người mẹ không nên cho thêm mắm, muối vào thức ăn của trẻ, vì hai quả thận của trẻ vẫn còn yếu. Khi nêm mắm, muối vào thức ăn sẽ khiến thận của trẻ phải làm việc quá sức gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.

– Nguyên tắc cuối cùng là mẹ không nên ép trẻ ăn dặm khi trẻ không muốn. Đôi khi tình trạng bé biếng ăn khiến các bố mẹ đau đầu. Tuy nhiên, bố mẹ nên tạm ngưng việc ăn dặm vài ngày, đến khi trẻ không còn căng thẳng khi ăn nữa.

Nguyên tắc mẹ cần ghi nhớ khi cho con ăn dặm
Nguyên tắc mẹ cần ghi nhớ khi cho con ăn dặm

Hi vọng những thông tin Chilux chia sẻ giúp bố mẹ phần nào hiểu được cách nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn trẻ ăn dặm. Giai đoạn ăn dặm rất quan trọng, chính vì vậy mà bố mẹ phải cân nhắc thật kỹ các chế độ ăn của bé. Đồng thời tuân thủ các nguyên tắc được bác sĩ khuyến cáo để mang nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé.

5/5 - (3 bình chọn)

kkk