Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và các mốc quan trọng
Chuyện ăn, ngủ của trẻ sơ sinh luôn là mối quan tâm hàng đầu của bậc làm ba mẹ. Bởi nó quyết định tới sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của bé và là một trong những cách chăm sóc bé sơ sinh quan trọng cần được quan tâm. Khi trẻ được ngủ đủ giấc, đủ sâu sẽ giúp bé phát triển tốt hơn. Vậy thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu? Cùng Chilux tìm hiểu với các thông tin trong bài viết sau.
1. Tìm hiểu về giấc ngủ của trẻ
Giấc ngủ chính là nguồn năng lượng giữ cho bé khỏe mạnh, hoạt bát và là “thức ăn” của trí nào. Giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của cả thể chất và trí tuệ, hành vi của trẻ. Chính bởi vậy, ba mẹ cần hiểu đúng về giấc ngủ của trẻ để có thêm các mẹo giúp bé ngủ ngon và ngủ đủ giấc.
1.1. Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh
Trong cẩm nang cho mẹ, trẻ sơ sinh sẽ chỉ thức khi đói hoặc đi tiểu. Thời gian còn lại, bé sẽ dành để ngủ. Một phần vì chưa quen với ánh sáng ở bên ngoài, một phần vì thói quen nhắm mắt khi còn ở trong bụng mẹ.
Lợi ích của giấc ngủ đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh:
- Giúp trẻ tăng dần chiều cao trong khi ngủ
- Phát triển trí não tốt hơn
- Đảm bảo cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương
- Giúp con thoải mái về mặt tinh thần
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Giúp trẻ năng động, thích tương tác với mọi thứ xung quanh
1.2. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?
Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn so với người lớn. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều ở tình trạng chuyển động mắt nhanh REM ( rapid eye movement), cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Đặc điểm của giấc ngủ này là không sâu giấc, khiến trẻ dễ thức giấc hơn.
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh nhiều, thời kỳ chu sinh thường ngủ liên tục, có trẻ ngủ tới 20h/ngày. Trẻ sẽ chỉ thức dậy khi đói hoặc cần thay tã. Đến tuần thứ 6 – 8, trẻ ngủ ít hơn vào ban ngày, ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Tuy bé sẽ thức dậy giữa đêm để ăn nhưng cũng nhanh chóng ngủ lại. Tại thời điểm này, giấc ngủ của trẻ sẽ chuyển dần sang trạng thái ngủ sâu (NON REM) nhiều hơn trước.
Giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh có thể ngủ một giấc dài từ 8 – 12 tiếng mỗi đêm. Nhiều trẻ đã có thể ngủ lâu khi được 6 tuần tuổi. Ngủ nhiều trong khoảng thời gian này được các chuyên gia khuyến cáo rất tốt cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
1.3. Trẻ sơ sinh ngủ quá ít có sao không?
Trẻ ngủ ít, khó ngủ về đêm trong giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi sẽ có những ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của não bộ và chiều cao sau này của trẻ.
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh cần ngủ sâu khoảng 22h – 24h – 2h. Bởi đây là thời điểm các hormon chiều cao phát triển tốt nhất. Trẻ được ngủ sâu trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu. Nếu bỏ lỡ, trẻ có thể không cao lớn được như các trẻ khác. Trẻ không được ngủ đủ cũng hay cáu gắt, mệt mỏi, mất tập trung và khả năng học hỏi kém hơn.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều hay ít không quan trọng bằng việc bé ngủ sâu và ngon giấc. Bởi chất lượng của giấc ngủ sẽ quyết định nhiều yếu tố quan trọng sau này. Vì thế, ba mẹ cần lựa chọn các không gian thoáng mát, đủ tối, hạn chế tiếng ồn, nhiệt độ phòng thích hợp để giúp con ngủ ngon mà không bị giật mình.
>> Tham khảo: Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ?
2. Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh (quan trọng)
Bảng thời gian ăn ngủ của trẻ sơ sinh ba mẹ có thể tham khảo:
Tuổi | Tổng thời gian ngủ trung bình | Số giấc ngủ ngắn ban ngày | Thời gian trung bình ngủ ban ngày | Tính năng ngủ ban đêm |
0 – 2 Tháng | 15 – 16h | 3 – 5 giấc ngủ ngắn | 7 -8h | Trong những tuần đầu tiên khi chào đời, bé cần ăn từ 2-3h/lần. Giờ ngủ của trẻ 2 tháng tuổi cần tới 15-16h/ngày. Gần đến tháng thứ 3, trẻ có thể ngủ dài hơn, khoảng 6 tiếng mỗi đêm. |
3-5 tháng | 14 – 16h | 3 – 4 giấc ngủ ngắn | 4 – 6h | Thời gian này giấc ngủ của bé đã kéo dài hơn và ổn định hơn. Giai đoạn 4 tháng tuổi, ba mẹ có thể thấy một thời gian ngắn bé thức dậy nhiều hơn vào ban đêm. Đây là khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh. |
6 -8 tháng | 14h | 2 – 3 giấc ngủ ngắn | 3 – 4h | Bé có thể không dậy ăn đêm trong những tháng này nhưng thi thoảng vẫn thức dậy. Nhất là một số giai đoạn trẻ bắt đầu đạt tới cột mốc phát triển như ngồi dậy, lo lắng về “khủng hoảng xa cách” ở những tháng này. |
9-12 tháng | 14h | 2 giấc ngủ ngắn | 3 – 4h | Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh suốt đêm từ 10 – 12h. Khủng hoảng giấc ngủ có thể xảy đến khi con đạt được một số dấu mốc chính: đứng, bò, bi bô nói chuyện,… |
3. Hướng dẫn cách tập thói quen ngủ khoa học cho trẻ
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng, bố mẹ cần phải chú ý. Bắt đầu từ 3 – 4 tháng tuổi, ba mẹ có thể rèn luyện để bé hình thành nếp ngủ ngoan. Trẻ có thể tự ngủ mà không cần tới sự giúp đỡ sẽ giúp ba mẹ giảm đi khó khăn khi dỗ con ngủ hoặc đánh thức trẻ dậy.
Có 3 phương pháp mẹ có thể áp dụng để tạo cho bé thói quen ngủ độc lập.
3.1. Làm rõ sự khác biệt giữa ngày và đêm
Trẻ sơ sinh chưa thể phân định rõ ràng sự khác nhau giữa ngày và đêm. Điều này khiến trẻ hay thức giấc vào ban đêm và cũng có thể ngủ nhiều vào ban ngày. Ba mẹ có thể giúp bé điều chỉnh giấc ngủ, giúp bé ngủ nhiều vào ban đêm hơn ban ngày như:
- Giữ không gian ngủ của trẻ đủ tối vào ban đêm hoặc sử dụng ánh sáng dịu nhẹ
- Đáp ứng nhu cầu của trẻ nhanh chóng: Trẻ đòi ăn, cần được vỗ về,…
- Trò chuyện và chơi đùa với trẻ nhiều hơn vào ban ngày. Ban đêm chủ nên vỗ về nhẹ giúp bé ngủ nhanh
3.2. Đặt trẻ xuống giường, nôi cũi khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức
Trong 3-4 tháng đầu đời, ba mẹ có thể áp dụng phương pháp này để giúp trẻ hình thành thói quen không trông chờ vỗ về vào ban đêm. Các thói quen khi ngủ sẽ giúp trẻ buồn ngủ nhanh hơn và ngủ lại dễ dàng hơn khi tỉnh giấc.
Tuy nhiên đó lại là nỗi đau đầu của nhiều mẹ khi bé quá phụ thuộc. Hãy lựa chọn những phương pháp phù hợp, dễ thực hiện như vỗ về hay hát ru. Ba mẹ cũng có thể sử dụng nôi cũi em bé để giúp bé có cảm giác được đung đưa, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Tuy nhiên khi lựa chọn nôi cũi cho bé, ba mẹ cần chú ý tới chất lượng, đệm nằm và kích thước phù hợp để giúp con thoải mái. Những loại nôi cũi kém chất lượng sẽ khiến bé cảm giác khó chịu, gây ra tiếng động khi đung đưa làm bé tỉnh giấc.
3.3. Bắt đầu chu trình ăn – chơi – ngủ
Khi mọi việc đã tiến triển theo hướng thuận lợi, ba mẹ hãy thực hiện mọi việc theo trình tự giống nhau mỗi ngày: Ăn – chơi- ngủ. Chu trình này sẽ giúp bé lập trình được giấc ngủ của mình.
4. Một số sai lầm bố mẹ cần tránh khi cho con ngủ
Khi bé được 3-4 tháng tuổi, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh có thể ngủ thẳng suốt đêm nếu ba mẹ biết cách tạo điều kiện cho con. Nhưng rất nhiều bậc phụ huynh lại mắc phải những sai lầm này, khiến trẻ khó ngủ hơn.
Bỏ túi ngay những sai lầm cần tránh khi cho con ngủ:
- Lệ thuộc vào thói quen của trẻ
- Hay cho con ăn thêm vào ban đêm trong khi nhu cầu của bé không cần
- Bế ẵm trên tay, đu đưa cho bé ngủ
- Thời gian ngủ ngày và đêm lẫn lộn với nhau
- Chuyển từ nôi, cũi sang giường quá sớm
- Cho trẻ đi ngủ quá muộn
- Làm trẻ quá phấn khích trước khi đi ngủ
Bé sẽ ngoan ngoãn, dễ ngủ nếu ba mẹ biết điều chỉnh thời gian ngủ của trẻ sơ sinh đúng cách. Giấc ngủ không chỉ giúp bé phát triển về thể chất mà còn giúp bé thông minh, hoạt bát hơn.
Chăm sóc, bảo vệ và nuôi dạy con là một quá trình dài. Vì thế ba mẹ hãy luôn là người đồng hành giúp con phát huy tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu nhận thấy trẻ có những bất thường về giấc ngủ, ba mẹ có thể nhận sự giúp đỡ từ các bác sĩ và chuyên gia tâm lý. Theo dõi Chilux mỗi ngày để có thêm nhiều kiến thức trong hành trình nuôi dạy con.
>>> Xem thêm: Mẹo chữa vàng da của trẻ sơ sinh
-
Tìm hiểu những lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ
-
Cách chống mối mọt bàn học gỗ đơn giản, hiệu quả
-
Xu hướng sử dụng đèn điều hòa phòng tắm cho gia đình có trẻ nhỏ
-
Bé yêu tự đi vệ sinh sau khi mẹ biết các bước này
-
Lưu ý những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong thai kỳ
-
10 các loại hạt tốt cho bà bầu bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
-
Gợi ý các món: ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối?
-
Nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống bao nhiêu là hợp lý?
18 Sản phẩm
7 Sản phẩm
5 Sản phẩm
13 Sản phẩm
6 Sản phẩm
9 Sản phẩm
4 Sản phẩm