5 mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà

Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh nằm trong chuỗi cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến ZChilux muốn chia sẻ với bạn đọc. Một số mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà dưới đây đã được nhiều phụ huynh áp dụng hiệu quả. Bố mẹ có thể tham khảo để có thể cải thiện được tình trạng vàng da cho bé nhanh chóng.

1. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Theo BS. Lê Tố Như, Trưởng khoa Sơ sinh BVĐK Tâm Anh, Hà Nội: Vàng da là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, xuất hiện ở khoảng 60% trẻ đủ tháng và 80% trẻ sinh non, thiếu tháng. Vàng da sơ sinh có thể ở diễn biến ở mức độ nhẹ (vàng da sinh lý) nhưng cũng có khả năng tiến triển nặng (vàng da bệnh lý).

1.1. Dấu hiệu và biểu hiện bệnh vàng da ở bé sơ sinh

Biểu hiện đầu tiên của bệnh vàng da là màu vàng xuất hiện ở da và mắt trẻ, đôi khi chúng sẽ lan ra cả cơ thể con. Việc da có màu vàng có thể bắt đầu trong vòng 2 đến 4 ngày sau khi sinh và có thể bắt đầu ở mặt trước khi lan ra các bộ phận khác.

Để biết trẻ có bị vàng da hay không, bố mẹ dùng ngón tay ấn nhẹ vào da trẻ và thả ra trong khoảng chừng 5s mà vẫn có màu vàng thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da. Quan sát dưới ánh sáng tự nhiên sẽ cho ra kết quả tốt nhất.

Dấu hiệu và biểu hiện bệnh vàng da ở bé sơ sinh

1.2. Nguyên nhân

Chứng vàng da là do hoạt động của gan của trẻ sơ sinh chưa tốt. Trong cơ thể người, các tế bào máu mới liên tục sinh ra, đồng thời các tế bào máu cũ sẽ bị phá hủy. Lúc này chất bilirubin sẽ được sản sinh ra. Tại gan, Bilirubin được chuyển hóa và bài tiết ra ngoài cơ thể.

Khi con chào đời, chức năng gan của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện. Quá trình đào thải bilirubin từ đó cũng chịu ảnh hưởng. Việc tăng, giảm chức năng chuyển hóa hoặc tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột sẽ gây nên bệnh vàng da ở trẻ.

Theo một vài nghiên cứu, việc ti sữa của bé cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Một số bé sơ sinh trong vài ngày đầu do gặp khó khăn khi bú mẹ hoặc mẹ chưa tiết đủ sữa, khiến trẻ không hấp thụ đủ lượng sữa cần thiết. Tình trạng này khiến con mất nước, thiếu năng lượng và tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột gây vàng da như đã đề cập ở trên.

1.3. Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

Có 2 loại vàng da ở trẻ sơ sinh là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý thường sẽ chữa khỏi sau thời gian ngắn. Trong khi đó, vàng da bệnh lý lại rất nguy hiểm, gây biến chứng nhân não, làm chậm quá trình phát triển của trẻ, thậm chí là nguy cơ tử vong.

Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phân biệt được các loại vàng da ở trẻ sơ sinh để có thể đưa ra phương án chữa vàng da ở trẻ sơ sinh kịp thời.

a. Vàng da sinh lý

Vàng da sinh lý là trình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, biểu hiện ở mức độ nhẹ. Xuất hiện ở trẻ đủ tháng, sức khỏe bình thường vàng da sinh lý sẽ mang các tiêu chuẩn sau:

  • Xuất hiện sau 72 giờ sinh.
  • Có thể trở lại bình thường trong vòng 7-10 ngày.
  • Phạm vi vàng da ở mức độ nhẹ: chỉ xuất hiện vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn.
  • Không đi kèm các triệu chứng bất thường khác như bỏ bú, co giật, lừ đừ…
  • Nồng độ bilirubin trong máu không quá 12mg % ở trẻ đủ tháng.
  • Mức độ gia tăng bilirubin trong máu không quá 5mg % trong 1 ngày

Chữa vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh khá đơn giản, bố mẹ không cần phải quá lo lắng. Hãy đảm bảo bé con được bú sữa mẹ đầy đủ, khi đó cơ thể sẽ tự động đào thải bilirubin ra ngoài và tình trạng vàng da cũng sẽ được cải thiện trong vòng 1 đến 2 tuần. Có thể tham khảo một vài mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà để đạt hiệu quả nhanh chóng nhất.

Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh

b. Vàng da bệnh lý

Trong một số trường hợp, vàng da được xem là biểu hiện của một số căn bệnh tiềm tàng nào đó và ở những trường hợp này vàng da sẽ xuất hiện sớm. Vùng da vàng lan nhanh khắp cơ thể, sắc tố vàng ở da nhiều và thường sẽ đi kèm các triệu chứng bệnh lý khác. Những ngày đầu sau sinh là  “thời điểm nhạy cảm” để bố mẹ theo dõi tình trạng vàng da ở trẻ. Những biểu hiện đó là:

  • Vàng da đậm xuất hiện sớm, trong vòng 48 giờ sau sinh;
  • Vàng da xuất hiện toàn thân: mắt, mặt, bụng, tay và chân;
  • Không hết vàng da sau 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng;
  • Xuất hiện các triệu chứng bất thường khác như: bỏ bú, lừ đừ, nôn trớ, sốt, quấy khóc nhiều, co giật, phân bạc màu,,…
  • Vàng da ở trẻ sinh thiếu tháng, đặc biệt trẻ sinh dưới 35 tuần tuổi thai

Nếu bé sơ sinh có các triệu chứng trên đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các chuyên khoa sơ sinh gần nhất để được chẩn đoán và đề ra cách chữa vàng da ở trẻ sơ sinh sớm nhất, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

2. Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà

Những mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh dưới đây sẽ giúp bố mẹ có cách chữa vàng da cho trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả và an toàn. Bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng như:

2.1. Cung cấp nước cho cơ thể trẻ

Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh đầu tiên Chilux muốn nhắc đến chính là việc cung cấp đủ nước cho con. Đây là điều cần thiết để phát triển một cơ thể khỏe mạnh cho cả người lớn lẫn trẻ sơ sinh.

Chứng vàng da thường đi kèm dấu hiệu cơ thể bị mất nước. Đối với trường hợp trẻ bị vàng da sinh lý, phụ huynh cần chú ý cho con uống nhiều nước hơn bình thường để cải thiện tình trạng bệnh.

2.2. Tắm nắng

Phụ huynh có thể thử cho bé yêu tắm nắng buổi sáng. Hoặc cho con nằm trong ánh sáng xanh và trắng. Đừng tắm quá lâu cũng như để ánh mặt trời chiếu trực tiếp vào con.

2.3. Chữa vàng da ở trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ

Việc bú sữa mẹ là mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh đơn giản nhất. Giúp giảm nhanh tình trạng vàng da ở trẻ. Các chất dinh dưỡng tuyệt vời có trong sữa mẹ sẽ giúp cơ thể bé yêu hoạt động ổn định và hoàn thiện chức năng gan. Từ đó, lượng bilirubin dư thừa được đào thải ra khỏi cơ thể bé một cách dễ dàng.

Chữa vàng da ở trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ

2.4. Bổ sung nước ép lúa mì vào thực đơn của trẻ

Cỏ lúa mì là có khả năng thải độc, giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể em bé. Một vài giọt nước ép lúa mì có thể được thêm vào sữa trước khi cho bé bú. Nếu em bé em bé chỉ ti sữa mẹ, người mẹ có thể uống nước ép lúa mì và bé sẽ nhận lại từ sữa mẹ.

2.5. Cho trẻ tắm lá cỏ mần trầu hoặc lá chè tươi

Tắm cỏ mần trầu hoặc lá chè tươi là mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh từ xưa được rất nhiều các bà và mẹ áp dụng. Hai loại lá này có tác dụng kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng. Từ đó hỗ trợ chữa vàng da ở trẻ sơ sinh. Để mang lại hiệu quả tối ưu, bạn có thể áp dụng cách tắm này tuần từ 2 đến 3 lần.

Trên đây là một số mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh không cần thuốc. Tuy nhiên. để đảm bảo an toàn, cũng như bé yêu được phát triển mạnh và toàn diện nhất. Chilux khuyên mẹ nên tham vấn ý kiến của các y bác sĩ chuyên khoa. Để xác định rõ tình trạng của con đang là vàng da sinh lý hay là vàng da bệnh lý. Nhằm đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

5/5 - (3 bình chọn)

kkk