Dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm. Quy trình ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi

Mẹ đang muốn tìm hiểu dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm để chăm sóc dinh dưỡng cho bé đủ hơn. Sau khi đã hiểu về trẻ mấy tháng thì ăn dặm được. Mẹ có thể tham khảo quy trình ăn dặm của bé qua bài viết sau đây.

1. Mấy Tháng Thì Cho Bé Ăn Dặm Được?

Giải đáp câu hỏi mấy tháng thì cho bé ăn dặm hợp lý, WHO – Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố câu trả lời. Họ cho rằng thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm tốt nhất là bé được 6 tháng tuổi.

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia đến ba mẹ về dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm: 6 tháng tuổi bé có thể bắt đầu ăn dặm. Lý do trẻ có thể bắt đầu ăn dặm 6 tháng tuổi:

+ Lúc này, bé tăng trưởng mạnh mẽ.

+ Nhu cầu dinh dưỡng tăng lên.

+ Sữa mẹ lúc này không còn đủ đáp ứng dinh dưỡng cho trẻ là dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm rõ rệt nhất. Sau 6 tháng, sữa mẹ bắt ít dần đi và loãng hơn.

Bé cần ăn dặm vì sữa mẹ thiếu hụt
Bé cần ăn dặm vì sữa mẹ thiếu hụt

Vì thế, “mấy tháng thì cho bé ăn dặm?”, câu trả lời chính là là 6 tháng trở đi là tốt nhất. Bé cần ăn dặm để bổ sung chất dinh dưỡng bằng, phát triển tốt và khỏe mạnh hơn.

Nhưng các bác sĩ nhi khoa nói thêm: Trẻ sơ sinh nên bắt đầu ăn dặm từ 4-6 tháng. Thời điểm bắt đầu ăn dặm còn tùy thuộc vào:

+ Sự sẵn sàng của trẻ

+ Nguồn sữa mẹ cung cấp cho bé dồi dào hay hạn chế.

+ Mức độ hoạt động của bé nhiều hay ít.

Vậy nên, 6 tháng tuổi không phải thời điểm tiêu chuẩn để bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Thời điểm thích hợp là do dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm được bộc lộ. Lúc đó bé đã sẵn sàng và bố mẹ nên cho bé ăn dặm.

2. Dấu Hiệu Trẻ Muốn Ăn Dặm

Bố mẹ có thể nhận thấy một số dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm dưới đây như:

+ Bé có cân nặng tăng gấp đôi so với lúc mới sinh.

+ Bé có thể giữ đầu ổn định và giữ được tư thế ngồi cân bằng. Dấu hiệu này cho thấy bé đã cứng cáp để có thể bắt đầu làm quen với việc ăn dặm.

+ Bé biết cách tự lấy thức ăn và đưa vào miệng.

Dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm: tự lấy thức ăn
Dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm: tự lấy thức ăn

+ Bé nhìn người khác ăn, có phản xạ hướng miệng dưới về phía thức ăn.

+ Lưỡi bé không đẩy thức ăn dạng rắn như trước và có phản xạ nhai thức ăn.

+ Bé thể hiện sự thích thú với thức ăn mà người lớn đưa cho.

Bé cần thêm thực phẩm khác ngoài sữa mẹ để đảm bảo năng lượng cũng như dinh dưỡng cần thiết. Bé có đầy đủ các dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm như trên thì cha mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm. Việc ăn dặm đúng thời điểm thích hợp giúp bé phát triển tốt tầm vóc và cả trí tuệ.

>>Xem thêm: Ngày tốt cho bé ăn dặm

3. Quy trình ăn dặm cho bé

3.1 Quy trình ăn dặm cho bé từ 6 – 11 tháng khi bé có dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm

+ 6 – 8 tháng tuổi thì trẻ đang tập ăn. Vì thế, bố mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, loãng và dễ tiêu. Hệ tiêu hóa của bé đang làm quen, thích nghi dần với thức ăn. Nên cho trẻ ăn từng phần nhỏ. Mỗi tuần hoặc 10 ngày tăng lượng ăn của trẻ thêm một chút.

+ 9 – 11 tháng: Ở đoạn này, bố mẹ có thể cho bé ăn 3 – 4 bữa bột ăn dặm một ngày. Nên cho bé ăn đủ protein, rau củ quả, chất xơ và đặc biệt là dầu hoặc mỡ. Mẹ vẫn duy trì cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức đều đặn hàng ngày.

3.2 Quy trình ăn dặm cho bé từ 12 – 23 tháng

Khi bé 1 tuổi, bé có thể ăn thức ăn đa dạng hơn như cơm, nui, mì, phở nghiền hay cắt nhỏ. Lúc này nên cho bé ăn 4 bữa/ngày. Trong mỗi bữa ăn, cần cho bé ăn đầy đủ tinh bột, protein (trứng, thịt, cá,…), rau củ, chất xơ và dầu mỡ.

Quy trình ăn dặm cho bé từ 12 - 23 tháng
Quy trình ăn dặm cho bé từ 12 – 23 tháng

3.3 Quy trình ăn dặm cho bé từ 24 – 36 tháng

Giai đoạn 2 tuổi, bé đã có thể ăn cơm kèm các món ăn như người lớn. Tuy nhiên, phụ huynh cần tránh cho bé ăn thức ăn quá cứng và dai. Bởi vì thức ăn đó có khả năng gây nghẹn, hóc cổ bé.

Mỗi bữa ăn cần bổ sung đủ chất và lượng dinh dưỡng cho bé, đảm bảo cho sự phát triển. Ngoài 4 bữa ăn chính, mẹ có thể cho bé ăn thêm 1 – 2 bữa ăn phụ. Nên cho trẻ ngồi ăn cơm chung với gia đình để bé có thể nhìn, học theo cách ăn uống, gắp đồ ăn của mọi người.

Mẹ nên quan sát những dấu hiệu của trẻ muốn ăn dặm để từ đó có được những quy trình ăn dặm cho bé hợp lí nhất. Đây chính là tiền đề tạo sức khỏe lâu dài và phát triển toàn diện. Cùng Chilux chăm sóc và tạo tiền đề dinh dưỡng cho bé về sau. Đừng quên hình thành thói quen ăn uống khoa học bằng ghế ghế tập ăn cho bé.

 

kkk