Trẻ chậm biết đi: Lưu ngay những giải pháp vàng giúp bé nhanh biết đi

Bé tập đi là cột mốc phát triển quan trọng của bé. Tuy nhiên có nhiều trẻ đến tuổi tập đi nhưng vẫn chưa biết đi hoặc trẻ chậm biết đi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cùng Chilux tìm hiểu nguyên nhân trẻ chậm biết đi và cách phòng tránh trong bài viết dưới đây nhé.

1. Các Mốc Phát Triển Của Bé Trong Giai Đoạn Tập Đi

Sự phát triển của mỗi đứa trẻ có sự khác biệt. Đặc biệt là trẻ trong độ tuổi tập ăn, tập nói, tập đi. Và cũng không có một con số cụ thể nào cho thấy bé bao nhiêu tháng thì phải biết đi. Vì vậy bố mẹ không nên ép trẻ tập đi khi bé chưa sẵn sàng về thể chất và tinh thần.

Thông thường trẻ sẽ trải qua 4 giai đoạn tập đi sau đây. Tuy nhiên khi con bạn bỏ qua một trong các giai đoạn này cũng là điều vô cùng bình thường.

– 6 tháng: Lúc này cột sống trẻ đã vững vàng hơn. Vì vậy trẻ có thể ngồi tựa. Trẻ có thể đứng được trong một vài giây nếu được ba mẹ xốc nách. Khi đặt trẻ nằm sấp, trẻ biết xoay tròn và trườn lật. Tuy nhiên giai đoạn này bé vẫn chưa thể đứng vững

– 9-12 tháng: Lúc 9 tháng tuổi bé đã tự ngồi vững, không cần tựa nữa. Bé biết trườn, bò giỏi và nhanh hơn trước. Lúc này, bé có thể tự vịn vào bàn ghế, tự đứng dậy và lần đi. Hầu hết các bé sẽ cất những bước đi đầu tiên khi khoảng 12 tháng tuổi.

– 13-17 tháng tuổi: Vào thời điểm này, trẻ đã đi vững nhưng còn vấp ngã nhiều. Bé có thể tự đứng lên khi ngã.

– 18 tháng tuổi: Bé đi vững hơn, hai chân di chuyển sát nhau hơn và có thể dừng lại dễ dàng hơn. Bé không cần đưa hai tay ra ngoài để giữ thăng bằng cơ thể nữa. Nếu được dắt một tay, trẻ có thể đi lên được cầu thang.

Các mốc tập đi của bé

2. Nguyên Nhân Trẻ Chậm Biết Đi. Bé Chậm Biết Đi Phải Làm Sao?

2.1. Rối loạn thần kinh khiến trẻ chậm biết đi

Một số bệnh về rối loạn thần kinh như: bại não hoặc hội chứng Down có thể làm bé chậm biết đi. Những căn bệnh này khiến não bộ của trẻ không phát triển đầy đủ. Đặc biệt là vùng não vận động nằm ở vùng thóp kéo ra phía trước trán. Khi trung tâm cao cấp nhất của hệ vận động không hoàn thiện. Trẻ sẽ chậm biết đi hay thậm chí là không đi được.

2.2. Trẻ mắc các vấn đề về xương khớp, cơ bắp

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm biết đi. Nếu trẻ sơ sinh bị giảm trương lực cơ, trẻ có thể đi khập khiễng khi mới sinh. Hoặc không thể giữ đầu gối và khuỷu tay cong. Trương lực cơ của bé yếu, dẫn đến một số bệnh lý như loạn dưỡng cơ.  Loạn dưỡng cơ là tình trạng các cơ bắp yếu, teo dần, dẫn đến sự thoái hóa cơ xương có nhiệm vụ điều khiển cử động. Tình trạng này có thể do tổn thương não và một số vấn đề khác về gen. Chính vì vậy mà việc tập đi của trẻ cũng sẽ khó khăn và chậm hơn những đứa trẻ khác.

Tập cho trẻ chậm biết đi bằng xe tập đi

2.3. Trẻ sinh non

Trẻ sinh non được cho là chậm phát triển hơn những đứa trẻ khác ở một mức độ nhất định. Trẻ sinh non ra đời trước khi các cơ quan trong cơ thể được phát triển toàn diện. Trong đó có hệ vận động. Mức độ này có thể phụ thuộc vào mức độ sinh non của trẻ. Do đó, việc bé biết đi chậm 2-3 tháng so với các mốc dự kiến có thể được chấp nhận. Miễn là bé phát triển tốt về tổng thể và không bị co cứng cơ hoặc tư thế bất thường nào.

2.4. Trẻ chậm biết đi do thiếu Vitamin D

Vitamin D có vai trò giúp xương bé chắc khỏe hơn. Thiếu vitamin D có thể là nguyên nhân gây trì hoãn quá trình tập đi của bé.

2.5. Bẩm sinh tự nhiên

Đây cũng là một nguyên nhân hay thường gặp ở trẻ chậm biết đi. Trẻ không bị sinh non cũng không gặp các vấn đề sức khỏe. Mà có thể do nguyên nhân tâm lý của trẻ. Trẻ chưa đủ tự tin để tập đi, trẻ sợ ngã hoặc có những trẻ trầm tính, trẻ không thích vận động nhiều.

2.6. Vậy trẻ chậm biết đi có ảnh hưởng gì không?

Mỗi em bé sẽ biết đi vào độ tuổi khác nhau. Có trẻ mới 9 tháng mới chập chững bước đi đầu tiên. Có bé 12, 18 tháng hoặc thậm chí hơn một chút. Điều này là hoàn toàn bình thường. Vì mỗi trẻ có các giai đoạn phát triển khác nhau. Chỉ khi đến 24 tháng (2 tuổi) mà trẻ vẫn chưa đi được, hoặc tròn 3 tuổi mà chưa đi vững. Bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để khám. Một số bệnh lý về xương, về thần kinh vận động có thể khiến bé chậm biết đi hoặc biết đi nhưng mãi vẫn đi không vững.

>> Xem thêm: Nguyên nhân bé mới tập đi chân vòng kiềng

Bé chậm đi phải làm sao

3. Mẹo Giúp Bé Nhanh Biết Đi

Bé chậm đi thì phải làm sao? Trẻ chậm đi nên bổ sung gì? Dưới đây là những mẹo giúp bé nhanh biết đi bố mẹ có thể tham khảo:

3.1. Khuyến khích bé đứng lên để tập đi

Bố mẹ hãy cố gắng nâng bé lên và dìu bé đi từng bước. Bố mẹ có thể nâng nhẹ hai nách của trẻ để trẻ cảm thấy an toàn và đưa chân tập đi. Thời gian đầu, bố mẹ phải ở cạnh trẻ. Dìu trẻ đi 1-2 bước rồi từ từ thả tay ra để trẻ tự đi. Cho trẻ ngã vào lòng bố mẹ, động viên và khen ngợi trẻ nhiều hơn.

3.2. Sử dụng đồ chơi cho trẻ

Bố mẹ có thể sử dụng đồ chơi yêu thích của trẻ để kích thích trẻ vận động. Để lấy được món đồ chơi mà trẻ thích thì trẻ phải với, trườn, bò. Điều đó sẽ tăng sự phấn khích, phiêu lưu giúp trẻ có xu hướng di chuyển nhiều hơn. Tuy nhiên, không nên để đồ chơi quá xa khiến trẻ dễ nản.

3.3. Xe tập đi cho bé

Xe tập đi cho bé là một trong những công cụ đắc lực cho bố mẹ trong việc cùng bé chập chững những bước đầu đời. Xe tập đi giúp bố mẹ trông con dễ dàng hơn. Xe tập đi chỉ nên sử dụng cho bé đã được hơn 9 tháng tuổi. Thời điểm này bé đã biết ngồi và hệ xương  cũng cứng cáp hơn rất nhiều nên mẹ có thể cho bé ngồi xe tập.

Xe tập đi cho bé có thể phát nhạc

3.4. Cho bé đi chân trần khi tập

Việc đi chân đất có thể giúp các ngón chân chạm đất tốt hơn, hạn chế trượt ngã. Ngoài ra, nó còn giúp bé học cách giữ thăng bằng, từ đó biết đi nhanh hơn. Tuy nhiên nếu em bé đang ở ngoài đường thì vẫn nên cho bé đi giày dép để tránh bị tổn thương hoặc nhiễm trùng ở chân.

3.5. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Bé chậm biết đi nên bổ sung gì? Bố mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng, sắt, canxi và vitamin D. Giúp để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối. Tạo điều kiện cho trẻ phát triển hệ vận động một cách tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé

4. Lưu Ý Cần Nhớ Khi Cho Bé Tập Đi

– Nếu bé 12 tháng chưa biết đi, bố mẹ đừng quá lo lắng. Bố mẹ không nên nôn nóng ép trẻ tập đi. Nên để ý đến dấu hiệu cho thấy bé muốn tập đi: bé hay vịn, bám vào mọi thứ để đứng. Bé thích leo trèo, đi mon men theo đồ vật.

– Phân biệt các loại xe tập đi cho bé: Bố mẹ nên lựa chọn loại xe tập đi an toàn, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho trẻ. Xe tập đi không đủ an toàn, không đủ tiêu chuẩn chất lượng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và dáng đi của trẻ sau này.

– Chú ý tới an toàn của trẻ: Không để trẻ leo trèo hoặc di chuyển quá xa. Dọn dẹp sạch sẽ sàn nhà, không để những vật nguy hiểm xung quanh bé. Lưu ý không để bé một mình trên giường hoặc ban công, nhà tắm.

– Không quá xót con khi con té ngã: Bé mới tập đi té ngã là điều bình thường.Tuy nhiên, mẹ thường vì quá xót con mà làm quan trọng hóa việc té ngã. Điều này khiến bé sợ hãi cảm giác đứng lên và sợ bước đi.

5. Cách Đề Phòng Trẻ Chậm Biết Đi Từ Nhỏ

– Mẹ mang thai cần ăn uống, tiêm phòng đầy đủ. Không uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

– Khám thai thường xuyên theo lịch trình của bác sĩ. Khám thai giúp xác định được tình trạng sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Khám thai định kỳ còn giúp phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường của thai nhi: Hội chứng Down, các bệnh liên quan đến chậm phát triển trí tuệ.

– Bổ sung Vitamin D cho trẻ. Vitamin D chứa nhiều trong thực phẩm cá, trứng gà, sữa tươi, phô mai. Vitamin D rất quan trọng trong quá trình hình thành và giữ cho xương của trẻ chắc khỏe. Đặc biệt trong quá trình bé tập đi.

Bài viết trên chia sẻ cách giúp bé tập đi và cách phòng tránh trẻ chậm biết đi từ nhỏ. Những bước đi đầu đời rất quan trọng. Bố mẹ nên theo dõi và kiên nhẫn hỗ trợ trẻ trong giai đoạn này nhé. Nếu thấy trẻ quá lớn nhưng vẫn chưa biết đi. Chilux khuyên bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám và tìm cách điều trị kịp thời.

5/5 - (2 bình chọn)

kkk