Tất tần tật những điều cần biết khi mang thai

Mang thai là một giai đoạn rất khó khăn cho thai phụ và gia đình. Phụ nữ lần đầu mang thai thường có tâm trạng vừa hoan hỉ vừa lo lắng cho sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là tất tần tật những điều cần biết khi mang thai Chilux muốn chia sẻ với các mẹ bầu. Đây được xem là một cẩm nang cho mẹ cần thiết từ thời gian đầu trước và trong khi mang thai.

1. Vì sao mẹ cần nắm vững những điều cần biết khi mang thai?

Lưu ý những điều cần biết khi mang thai lần đầu rất quan trọng đối với thai phụ. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì ở giai đoạn đầu của thai kỳ, thai nhi vừa mới hình thành. Nên cần được bảo vệ, chăm sóc cẩn thận. Những điều cần biết khi mang thai không chỉ giúp mẹ bầu có một thai kỳ lành mạnh. Mà còn giúp thai nhi được phát triển tốt, toàn diện ngay từ trong bụng mẹ.

Chuẩn bị kỹ lưỡng những điều cần biết khi mang thai
Chuẩn bị kỹ lưỡng những điều cần biết khi mang thai

2. Tổng hợp những điều cần biết khi mang thai

2.1. Dấu hiệu mang thai sớm nhất

Thông thường, dấu hiệu mang thai sớm nhất bạn có thể quan sát và theo dõi. Khi bạn đã có kế hoạch sinh em bé hoặc sau khi có dấu hiệu chậm kinh từ 5 – 7 ngày và dùng que thử thai. Kết quả nhận được gần như chính xác.Tuy nhiên, một số trường hợp có thể cảm nhận sự thay đổi của cơ thể với các dấu hiệu mang thai sớm như:

a. Mệt mỏi

Khi có dấu hiệu thụ thai thành công, nồng độ progesterone trong cơ thể bắt đầu tăng nhanh. Progesterone là chất duy trì nội tiết tố của thai kỳ, ngăn ngừa co bóp tử cung và ức chế đáp ứng miễn dịch sớm. Lúc này, cơ thể bạn chưa kịp thích nghi với việc phải liên tục cung cấp dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Điều này dẫn đến việc cơ thể bạn mệt mỏi, thiếu sức sống.

b. Buồn nôn, ốm nghén

Ốm nghén xuất hiện ra sớm trong 1-2 tuần đầu. Đây là dấu hiệu mang thai sớm nhất và phổ biến nhất của các chị em.  Sang đầu tam cá nguyệt thứ hai, triệu chứng này sẽ giảm dần và mất hẳn. Bên cạnh đó, có người phải chịu đựng tình trạng này suốt 9 tháng mang thai.

Ốm nghén khi mang thai
Ốm nghén khi mang thai

c. Đi tiểu tiện nhiều lần

Đi tiểu nhiều là dấu hiệu bình thường và xảy ra sớm nhất ở phụ nữ mang thai. Do thay đổi nội tiết tố và thận sẽ bị tử cung chèn ép. Vì thế, cảm giác muốn đi tiểu sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.

d. Xuất huyết sớm

Sau khi trứng thụ tinh bám vào lớp nội mạc tử cung để làm tổ. Một vài mảnh niêm mạc có thể bị bong ra và màu trông giống như kinh nguyệt. Bạn rất dễ nhầm lẫn chảy máu do thụ thai với chảy máu kinh nguyệt. Có một mẹo là bạn hãy để ý màu sắc và lượng máu. Chảy máu do mang bầu thường ít, máu có màu nâu và hồng nhạt chứ không phải đỏ sẫm hay đỏ tươi.

e. Thay đổi kích thước vòng 1

Thay đổi kích thước của ngực là một trong những dấu hiệu mang thai sớm thường thấy và dễ nhận biết. Nếu bạn có cảm giác ngực căng tức, vòng một ngày càng to hơn. Đồng thời phần nhũ hoa dần sẫm màu có thể thâm, đen hơn bình thường.

Ngoài ra còn có những dấu hiệu khác như: đau mỏi lưng, thay đổi thói quen ăn uống, tăng cân bất thường, nhạy cảm với nhiệt độ, rối loạn vị giác… Khi có những dấu hiệu mang thai này, bạn cần đến thăm khám tại các bệnh viện. Từ đó, mẹ bầu sẽ được tư vấn chính xác bởi những bác sĩ có chuyên môn.

2.2. Khám thai định kỳ

Một kinh nghiệm mang thai phổ biến nữa là khám thai định kỳ. Khám thai là điều bắt buộc phải có trong thai kỳ. Khám thai giúp xác định được tình trạng sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Khám thai định kỳ còn giúp phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường của thai phụ.

Khám thai là một trong những điều cần biết khi mang thai
Khám thai là một trong những điều cần biết khi mang thai

Có các mốc khám thai quan trọng như sau:

– Vào tuần 11-13 của thai kỳ: Thai phụ sẽ được siêu âm để bác sĩ nắm được tình trạng thai nhi: thai ở trong hay ngoài tử cung, thai có phát triển bình thường hay không, số lượng thai. Đặc biệt đây là thời điểm tốt nhất để đo độ mờ da gáy chẩn đoán bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi. Ví dụ như: hội chứng down, dị dạng tim, thoát vị cơ hoành….

– Vào tuần 20-24 của thai kỳ: là giai đoạn mà bác sĩ sẽ dùng đến kỹ thuật siêu âm 3D, 4D để khảo phát hiện dị tật ở hầu hết các cơ quan, nội tạng. Ví dụ như: hộp sọ, tim, cột sống, phổi, thận, tay, chân… Vì ở giai đoạn này thai nhi đã có kích thước tương đối lớn. Các cơ quan trong cơ thể đã hình thành và phân chia rõ rệt nên sẽ dễ dàng phát hiện dị tật.

Đ– Vào tuần 30-32 của thai kỳ: ây là mốc giúp phát hiện những dị tật xuất hiện muộn ở thai nhi. Ví dụ như ở động mạch, tim, cấu trúc não. Đây cũng là thời điểm giúp bác sĩ xác định tình trạng dây rốn, vị trí nhau thai, nước ối để tư vấn cho mẹ.

Khám thai là việc quan trọng mà mẹ bầu không thể quên. Mẹ bầu cần lựa chọn địa chỉ thăm khám có chuyên môn và sử dụng công nghệ, kỹ thuật cao. Nếu thai nhi có điều bất thường, nguy hiểm, bác sĩ sẽ báo cho mẹ biết để có biện pháp can thiệp, hoặc dự phòng kịp thời.

2.3. Chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Một trong những kinh nghiệm mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh là chế độ dinh dưỡng. Dinh dưỡng góp phần rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của thai phụ. Chế độ dinh dưỡng hợp lý không những giúp mẹ duy trì được cân nặng mà còn giúp cho thai nhi phát triển khoẻ mạnh.

Mẹ bầu nên ăn các nhóm thực phẩm sau:

– Chất đạm ít calo: Thịt bò nạc, ức gà, tôm, cá hồi, trứng.

– Tinh bột: Gạo lứt, bánh mì đen, khoai lang, yến mạch, các loại hạt.

– Rau củ trái cây xanh: táo, nho, chuối, măng tây, cà rốt.

– Chất béo: Dầu thực vật, mỡ động vật, bơ.

– Bổ sung sắt, canxi, axit folic, vitamin A, D

– Uống đủ nước: 2 – 3l nước mỗi ngày

Mẹ bầu nên kết hợp đa dạng, đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn. Tránh ăn quá nhiều một loại thực phẩm cùng một lúc. Điều này sẽ làm cơ thể bị dư chất này và thiếu chất kia, không đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Thực phẩm tốt cho bà bầu khi mang thai
Thực phẩm tốt cho bà bầu khi mang thai

2.4. Xác định thời điểm dự sinh

Mọi người hay bảo nhau sau 9 tháng 10 ngày em bé sẽ chào đời. Tuy nhiên, điều này không đúng với tất cả mọi người. Thai kỳ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau: thời gian trưởng thành của thai nhi, thời điểm diễn ra chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người mẹ.

Kết quả tính ngày dự sinh của mỗi người mỗi khác. Hơn nữa, ngày dự kiến sinh của mẹ hoàn toàn có thể thay đổi và không duy trì cố định trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu có thể tính ngày dự sinh và sự phát triển của thai nhi qua app theo dõi thay kì.

Có nhiều cách để xác định thời điểm dự sinh:

– Tính ngày dự sinh theo chu kỳ kinh nguyệt

– Tính ngày dự sinh bằng cách siêu âm, đếm tuần thai, quy tắc 9 tháng 10 ngày.

Tuy nhiên có 2 cách khá phổ biến đó là: tính theo chu kỳ kinh nguyệt và siêu âm.

a. Tính ngày dự sinh theo chu kỳ kinh nguyệt

Phương pháp này sẽ được tính ngày dự sinh dựa vào thời điểm diễn ra chu kỳ kinh nguyệt gần nhất theo công thức:

Ngày = [Ngày đầu tiên của kỳ kinh gần nhất] + 7 ngày + 9 tháng

Ví dụ: Thời điểm diễn ra kỳ kinh gần nhất: Ngày 17 Tháng 3 Năm 2001

Ngày = 17 + 7 = 24

Tháng = 3 + 9 = 12

→ Ngày dự sinh : Ngày 24 Tháng 12 Năm 2021

Cách này chỉ có thể áp dụng với những thai phụ có kinh nguyệt đều đặn 28. Và phụ nữ mang thai cần biết đúng ngày kinh của mình. Không áp dụng cho những người đang có chu kỳ kinh không đều, rối loạn kinh nguyệt và không nhớ chính xác ngày bắt đầu hành kinh. Cách này chỉ mang tính tương đối không đảm bảo độ chính xác tuyệt đối.

Cách tính ngày dự sinh chính xác
Cách tính ngày dự sinh chính xác

b. Tính ngày dự sinh bằng cách siêu âm

Thai phụ có thể tính ngày dự sinh chuẩn ngay từ khi đi siêu âm ở 3 tháng đầu. Phương pháp này không cần chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ. Dựa vào đó bác sĩ có thể xác định kích thước của thai nhi sau khi siêu âm, chẩn đoán được số tuần của thai nhi.

Khi đến phòng khám, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện siêu âm và thăm khám lâm sàng về chiều cao tử cung, thời điểm thai cử động và tim thai. Để từ đó có thể dự đoán tuổi thai một cách chính xác nhất. Vì vậy, thai phụ cần đi siêu âm đúng theo các mốc đã được bác sĩ chỉ định. Để nắm bắt được đầy đủ các thông tin về tình trạng phát triển của bé.

2.5. Một số vấn đề trong thai kỳ – Cách đề phòng và xử lý

Bên cạnh những vấn đề dinh dưỡng trong thai kỳ, mẹ cần quan tâm đến một số vấn đề phổ biến để có cách phòng tránh chủ động. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung kiến thức nuôi dạy con từ trong bụng mẹ bằng cách thai giáo cho con để bé có được sự phát triển toàn diện.

a. Ốm nghén

Các triệu chứng ốm nghén thường xuất hiện trong 3 tuần đầu của thai kỳ. Đây là dấu hiệu nhận biết sớm khi mẹ bắt đầu mang thai. Thông thường, cuối tháng thứ 4 của thai kỳ, các triệu chứng này gần như biến mất hoàn toàn hoặc giảm đi nhiều.

Cách đề phòng và xử lý:

– Chia các bữa ăn chính thành các bữa nhỏ. Tầm 2 tiếng ăn một lần.

– Tránh ăn các đồ ăn nặng mùi, nhiều gia vị, chiên xào.

– Thai phụ nên ăn nhiều trái cây, rau củ, uống nhiều nước.

–  Có thể ăn bánh mì đen hoặc ngũ cốc nguyên chất vào buổi sáng.

– Ăn ít đường và giảm ăn mặn. Nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.

Những điều cần tránh khi mang thai
Những điều cần tránh khi mang thai

b. Khó thở

Khó thở khi mang thai là do lượng hormone progesterone tăng cao. Ảnh hưởng trực tiếp đến phổi và trung tâm hô hấp. Khó thở không chỉ xuất hiện ở cuối thai kỳ mà còn có thể xuất hiện ở những tháng đầu của thai kỳ

Cách đề phòng và xử lý:

– Thay đổi tư thế: nếu đang ngồi, mẹ nên ngồi thẳng lưng và đẩy vai ra phía sau. Còn nếu đang nằm, mẹ nên chèn gối ở phía trên để giảm áp lực của tử cung lên cơ hoành.

– Ngoài ra, mẹ bầu nên chọn tư thế nằm nghiêng sang bên trái. Điều này giúp tử cung không đè lên động mạch, giúp cải thiện tình trạng khó thở.

– Luyện tập những bài tập nhẹ nhàng giúp cải thiện nhịp thở như: yoga, đi bộ. Điều này sẽ giúp kiểm soát hơi thở và giảm bớt tình trạng khó thở cho mẹ bầu.

Ngoài ra, mẹ bầu nên nghỉ ngơi thường xuyên, tránh làm việc quá sức. Khi có dấu hiệu khó thở, mẹ bầu phải tạm ngưng công việc và nghỉ ngơi ngay. Đồng thời, mẹ bầu nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và nhận ý kiến bác sĩ.

c. Rạn da

Chăm sóc da là một trong những vấn đề các mẹ bầu quan tâm khi mang thai. Sự gia tăng trọng lượng ở toàn bộ các khu vực trên cơ thể. Hiện tượng rạn da xuất hiện khi lớp đàn hồi collagen của da bị phá vỡ. Rạn da là vết nứt kéo dài màu trắng, hồng, đỏ. Mẹ bầu có lớp da đàn hồi yếu thì rất dễ bị rạn da. Ngoài ra rạn da còn do yếu tố di truyền và tăng cân quá nhanh cũng là một trong những nguyên nhân.

Cách đề phòng và xử lý

– Kiểm soát cân nặng: Mẹ bầu nên tham khảo các chế độ ăn không tăng cân trong thai kỳ. Để tránh việc tăng cân quá mức, các vết rạn da không tiếp tục xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn nữa.

– Duy trì độ ẩm cho da: da được cấp ẩm đủ sẽ có được độ đàn hồi cao, dẻo dai phòng chống được hiện tượng rạn da. Bôi kem dưỡng ẩm cho da hoặc sử dụng các sản phẩm tự nhiên an toàn, lành tính cũng là một cách mẹ bầu hay dùng.

– Uống nhiều nước: Nước là “liều thuốc” phòng chống bách bệnh. Nước giúp giải độc cơ thể và giữ các tế bào da mềm, ẩm, từ đó giúp da khỏe đẹp và làm các vết rạn da khi mang thai nhanh chóng biến mất sau thời gian sinh nở.

Tình trạng rạn da ở bà bầu
Tình trạng rạn da ở bà bầu

d. Táo bón

Việc thay đổi hormone khi mang thai cũng là nguyên nhân chính gây táo bón cho mẹ bầu. Hormone progesterone này được sản sinh nhiều hơn bình thường. Có thể cản trở hoạt động tiêu hóa, khiến cho nhu động ruột co bóp kém. Điều này khiến cho quá trình đẩy chất thải ra ngoài bị cản trở và gặp khó khăn hơn thông thường.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác gây táo bón như: mất nước, ít vận động, chế độ ăn không khoa học, căng thẳng, lo lắng kéo dài.

Cách phòng trị táo bón:
– Tăng cường thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Chất xơ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Các loại thực phẩm giàu chất xơ gồm: mồng tơi, rau lang, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và các loại đậu.

– Uống nhiều nước: Uống đủ nước sẽ hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, làm mềm phân. Đồng thời còn hỗ trợ tốt hơn cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Mỗi ngày, bà bầu nên uống trung bình khoảng từ 2 – 2,5 lít nước.

– Luyện tập cơ thể: Luyện tập thể dục thể thao cũng là một trong những cách trị táo bón cho bà bầu rất lành mạnh. Tập thể dục không chỉ giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn mà còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Các bài tập cho bà bầu: yoga, đi bộ, thiền,…

Tóm lại: Mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ sẽ gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe đã kể trên. Nếu gặp các vấn đề bên trên, bạn nên liên hệ ngay đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

2.6. Vấn đề cân nặng của mẹ bầu

Kiểm soát cân nặng khi mang thai là điều rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của bà bầu. Tăng cân một cách không kiểm soát là tiền đề cho các bệnh như: cao huyết áp, sinh non, tiền sản giật. Bạn có thể tham khảo một số nguyên nhân gây tăng cân ở bà bầu ngay tại đây.

Để kiểm soát cân nặng, mẹ bầu nên biết điều gì sẽ gây tăng cân khi mang thai. Ngoài chế độ ăn uống mỗi ngày. Cân nặng của bé cũng chính là một phần của cân nặng tăng lên thời kỳ mang thai.

Trung bình trong quá trình mang thai với chế độ dinh dưỡng bình thường. Mẹ bầu sẽ tăng ít nhất 10-15kg. Tăng cân trong thai kỳ là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng tăng cân quá mức sẽ không tốt cho mẹ. Vì vậy, các mẹ bầu nên áp dụng chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân. Hay còn được gọi là thực đơn ăn vào con không vào mẹ. Vì nó không làm bà bầu giữ vóc dáng nhưng vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi.

Bà bầu cần quan tâm về vấn đề cân nặng
Bà bầu cần quan tâm về vấn đề cân nặng

2.7. Chuẩn bị sẵn sàng những vật dụng để chào đón bé

Trong việc tìm hiểu những điều cần biết khi mang thai, bố mẹ cần chuẩn bị các vật dụng quan trọng. Dưới đây là danh sách một số đồ vật cần thiết cho bé khi chào đời.

– Khăn xô: Mẹ nên chuẩn bị từ 10 – 20 chiếc khăn xô để lau mặt và vệ sinh cho bé. Mẹ cũng nên mua 2 loại khác nhau để dễ phân biệt khăn mặt với khăn vệ sinh cho bé.

– Chăn gối: Giúp bé ngủ ngon và không bị giật mình. Mẹ nên chuẩn bị thêm chăn ủ để đảm bảo ấm áp cho bé.

Nôi cũi đa năng cho bé: Nôi giúp bé có một môi trường yên tĩnh, êm ái để ngủ ngon và ngủ sâu giấc. Nôi cũi Chilux có lớp đệm xơ dừa êm ái cho bé giấc ngủ ngon, thoải mái.

– Quần áo và tủ đồ cho bé: Chuẩn bị quần áo ấm cho bé nếu sinh vào mùa đông. Quần áo của bé nên được giặt kĩ và phơi khô.

– Các đồ dùng vệ sinh cho bé: Các món đồ dùng vệ sinh mẹ cần chuẩn bị gồm: sữa tắm không xà phòng, rơ lưỡi, băng rốn, tăm bông loại nhỏ, nước muối sinh lý, chống hăm, tinh dầu tràm.

– Các vật dụng khác: Chậu tắm cho bé, chậu rửa mặt, bao tay, bao chân, mũ đội, miếng lót sơ sinh, tã dán bỉm, nệm cao su chống thấm… Ngoài ra, bố mẹ có thể chuẩn bị những vật dụng khác như xe đẩy cho bé sơ sinh hay ghế ngồi ô tô cho bé sơ sinh để có sự chuẩn bị kỹ càng nhất để chào đón bé.

Chuẩn bị nôi cũi trẻ em để chào đón bé yêu
Chuẩn bị nôi cũi trẻ em để chào đón bé yêu

3. Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần lưu ý gì?

3.1. Những thực phẩm nên kiêng khi mang thai

Dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu trong việc nuôi dưỡng mẹ và bé. Cân đo đong đếm lượng thực phẩm tiêu thụ hằng ngày cho mẹ bầu là điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý những thực phẩm dinh dưỡng để lên thực đơn cho bà bầu hợp lý nhất.

a. Thực phẩm chứa hàm lượng thuỷ ngân cao

Thuỷ ngân thường có nhiều trong các loại cá: cá thu, cá kiếm, cá ngừ…Tiêu thụ một lượng lớn thuỷ ngân có thể gây độc cho hệ thần kinh, hệ miễn dịch và thận. Mặc dù các loại cá này có chứa DHA tốt cho trí não. Tuy nhiên chúng chứa hàm lượng thuỷ ngân rất cao không tốt cho mẹ và bé. Ngoài ra mẹ bầu có thể ăn các loại cá chứa ít thuỷ ngân như: cá hồi, cá tuyết, cá cơm…

Cá chứa nhiều thuỷ ngân mẹ bầu nên tránh
Cá chứa nhiều thuỷ ngân mẹ bầu nên tránh

b. Đồ sống chưa được nấu chín

Phụ nữ mang thai rất dễ bị nhiễm vi khuẩn Listeria. Vi khuẩn này có thể được tìm thấy trong đất, nước và loài thực vật bị ô nhiễm. Gây nên bệnh tiêu chảy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Một số loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh như: gỏi cá sống, sushi, các loại rau làm tăng kích thích tử cung: ngải cứu, rau ngót,..

c. Thực phẩm mặn, ủ muối

Mẹ bầu nên kiêng ăn thực phẩm mặn. Khi mang thai thì hàm lượng chì trong máu sẽ tăng lên đáng kể. Nếu tiêu thụ thực phẩm mặn thì lượng canxi cũng sẽ bị đào thải ra ngoài theo hợp chất có trong muối. Do đó, bạn tránh ăn mặn để giữ lại lượng canxi trong xương, bảo vệ thai nhi không bị chì xâm nhập

d. Chất kích thích, caffeine

Uống rượu khi mang thai làm tăng nguy cơ sẩy thai và thai chết lưu. Ngay cả một vài ly nhỏ cũng có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển não của em bé. Mẹ bầu cũng cần tránh dùng café hoặc đồ uống có ga. các loại thực phẩm này không tương thích với phôi thai. Chúng làm phá vỡ các vitamin B1 trong thai nhi, gây nên chứng táo bón, kìm hãm sự hấp thu sắt và kẽm ở cơ thể người mẹ.

Ngoài ra còn có một số thực phẩm bố mẹ cần tránh như: Đồ ăn vặt đã qua chế biến, sữa, phô mai chưa được tiệt trùng, các loại rau mầm sống, thịt nội tạng…

3.2. Những hoạt động mẹ bầu nên tránh khi mang thai

Trong cẩm nang về những điều cần biết khi mang thai, bạn cần biết các hoạt động không tốt. Một số công việc bình thường hàng ngày cũng có thể trở nên nguy hiểm khi mang thai. Vì thế phụ nữ mang thai cần biết và tránh những hoạt động sau:

– Vận động mạnh: Không nên tập các bài tập sử dụng nhiều lực và có nguy cơ va đập cao. Mẹ bầu nên có những bài thể dục cho bà bầu an toàn.

– Ngồi xổm hoặc quỳ gối làm việc nhà: Ngồi xổm và đứng dậy đột ngột thường gây chóng mặt, hoa mắt. Điều này còn nguy hiểm hơn rất nhiều đối với phụ nữ mang thai.  Vì có thể gây tổn thương đến thai nhi trong bụng. Do đó, các mẹ bầu nên làm những việc nhẹ nhàng, tránh quỳ gối hoặc ngồi xổm làm việc nhà trong thời gian dài.

– Không nên tắm nước nóng và xông hơi (nước ấm dưới 36 độ có thể chấp nhận được). Tắm nước nóng có thể gây tăng thân nhiệt của bà bầu, không tốt cho sức khỏe.

– Không xỏ khuyên, xăm mình khi mang bầu vì rất dễ bị nhiễm trùng.

– Không nên nằm ngửa khi mang thai trong những tháng cuối của thai kỳ. Khi đó kích thước thai nhi ngày càng tăng việc nằm ngửa sẽ làm chèn ép cột sống của mẹ làm hạn chế quá trình lưu chuyển máu và oxy đến thai nhi.

Bầu không nên nằm ngửa khi ngủ
Bầu không nên nằm ngửa khi ngủ

3.3. Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai là biểu hiện tâm lý rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Đây là một trong những điều cần biết khi mang thai mẹ bầu và gia đình cần lưu ý. Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú kéo dài. Trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến tâm sinh lí của thai phụ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Theo số liệu thống thống kê tổng quát, có từ 14% đến 23% phụ nữ bị mắc bệnh trầm cảm khi mang thai. Ít nhất 10% mẹ bầu có thể mắc bệnh lý này. Nguyên nhân của trầm cảm khi mang thai ở phụ nữ thường gặp là do: sự thay đổi của hormon, do di truyền, mang thai khi còn quá trẻ, hoàn cảnh gia đình, rối loạn chức năng tuyến giáp khi mang thai…

Những gia đình có phụ nữ mang thai nên thông cảm và để ý đến tâm trạng của bà bầu. Như vậy sẽ giúp thai phụ cảm thấy được thấu hiểu và cảm thông. Là nơi họ có thể giải tỏa được những áp lực, khó khăn khi mang thai.

Phòng tránh bệnh trầm cảm khi mang thai
Phòng tránh bệnh trầm cảm khi mang thai

Hy vọng bài viết trên Chilux đã giúp các mẹ nắm được những điều cần biết khi mang thai lần đầu. Là hành trang cho quá trình trở thành một người mẹ thực thụ. Đồng thời cũng là kinh nghiệm mang thai cho mọi phụ nữ. Mang thai là một quá trình khó khăn và đầy thách thức đối với người mẹ. Chính vì vậy, cần phải có sự chuẩn bị chu đáo kỹ càng về mặt kiến thức lẫn tinh thần.

Bình chọn cho bài viết

kkk