Mách mẹ thực đơn cho bé 1 tuổi tăng cân nhanh chóng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi tốt nhất vẫn gồm: 3 bữa chính, xen kẽ vào 3-4 cữ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, ở độ tuổi này bé đã có nhiều răng hơn nên có thể nhai, nuốt thức ăn dễ dàng. Thức ăn của bé lúc này đa dạng hơn và mẹ không cần nấu mềm như trước. Hãy cùng Chilux lên thực đơn cho bé 1 tuổi ngay sau đây.
1. Cột Mốc Phát Triển Của Trẻ Khi 1 Tuổi
1.1. Về thể lý và kỹ năng
Trẻ được 12 tháng tuổi là một cột mốc quan trọng trong các mốc phát triển của trẻ sơ sinh. Trẻ 12 tháng tuổi đã có thể tự di chuyển từ tư thế nằm sang tư thế ngồi một cách dễ dàng. Trẻ 1 tuổi đã có thể đi vài bước mà không cần hỗ trợ, trẻ tự dựa vào các đồ đạc để tập những bước đi đầu tiên, xương khớp của trẻ đã cứng cáp hơn trước. Trên thực tế, trẻ còn có thể leo cầu thang hay bàn ghế, thậm chí chạy được. Có rất nhiều bé ở độ tuổi tập đi rất hiếu động và tò mò về mọi thứ.
Ở độ tuổi này trẻ đã không còn chờ đợi để được ẵm bồng suốt trong vòng tay bố mẹ nữa! Bé bây giờ đã có thể tự di chuyển và mẹ chỉ nên ôm ấp khi bé muốn. Đôi lúc bé sẽ nổi giận khi bạn giúp trẻ, do đó hãy để trẻ tự làm một mình.
Trẻ thích thú khi ném và xô ngã mọi thứ, thích chơi với những chiếc bình và xoong nồi. Bằng cách đặt cái nhỏ vào cái lớn, thích làm mọi người giật mình khi trẻ dùng các đồ vật rồi đập vào nhau tạo ra tiếng động lớn. Với bàn tay đã khéo léo hơn, trẻ có thể nhặt những đồ vật khá nhỏ như hòn đá hay những món đồ chơi nhỏ. Vì vậy bạn cần quan sát trẻ để tránh con nuốt phải những đồ vật nhỏ này.
1.2. Về mặt cảm xúc
Trẻ từ 15-18 tháng tuổi đã phát triển cảm xúc quyến luyến gắn bó thể hiện sự đồng cảm và cố gắng an ủi một người đang có vẻ buồn hay lặp lại hành động để chọc cười. Ví dụ như trẻ sẽ tỏ vẻ buồn nếu ai đó gần trẻ đang buồn hoặc khóc.
Trẻ sẽ thích chơi đùa với bạn bè đồng trang lứa hơn, biết ganh tị và tranh giành đồ chơi, tò mò và thích khám phá mọi thứ xung quanh.
Trẻ có thể gọi “ba ba” và “ma ma”, cố gắng bắt chước ngôn từ và đáp lại từ “không” và những yêu cầu đơn giản. Trẻ biết sử dụng các cử chỉ đơn giản như lắc đầu “từ chối” và vẫy tạm biệt.
Những cơn giận dữ cũng có thể phát sinh khi bé không thể điều tiết cảm xúc của mình. Đây là một phần bình thường trong sự phát triển của trẻ. Bạn cần giữ bình tĩnh để không phản ứng. Điều này không phải luôn luôn dễ dàng, nhưng bằng cách kiểm soát cảm xúc của mình, bạn có thể giúp trẻ nguôi giận nhanh chóng hơn.
2. Chế Độ Dinh Dưỡng Cần Thiết Cho Trẻ 1 Tuổi
Vào giai đoạn này, ngoài việc ăn dặm bé có thể ăn các loại thức ăn đặc. Chế độ dinh dưỡng của trẻ lúc này rất quan trọng. Để trẻ có được sự phát triển khoẻ mạnh bố mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết vào thực đơn cho bé 1 tuổi. Vào thời điểm 12 tháng tuổi, trẻ mới biết đi cần cung cấp các chất dinh dưỡng như sau:
- Tinh bột: 100g – 150g.
- Chất đạm (thịt, cá, tôm,…): 100g – 120g.
- Trứng: 3 – 4 quả/ tuần.
- Rau củ: 50g – 100g.
- Chất béo từ dầu ăn: 1-2 muỗng canh.
- Sữa: 500ml – 600ml.
- Trái cây chín: 150g – 200g.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ thì đây là nhu cầu thiết yếu để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển phù hợp với trẻ 1 tuổi. Vào thời gian này, mỗi tháng cân nặng của bé có thể tăng đến 0,2 kg và cao thêm 2cm về chiều cao.
Một số loại thực phẩm được các chuyên gia khuyến cáo bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của trẻ là:
2.1. Chất xơ
Chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ và tốt có sức khỏe tim mạch. Chất xơ có trong các loại: Rau tươi, trái cây, các loại đậu, sản phẩm bánh mì được làm 100% từ lúa mì hoặc hạt nguyên cám. Chất xơ rất nên được bổ sung vào thực đơn cho bé 1 tuổi.
2.2. Kali
Kali tốt cho hệ thần kinh và cân bằng nước cho cơ thể. Kali có trong các thực phẩm như: Atiso, bơ, chuối, nước ép cam, đu đủ, cà chua, cá, sò, nghêu, sản phẩm từ sữa ít béo và không béo, sác loại hạt (hạnh nhân, đậu phộng, đậu nành).
2.3. Chất đạm
Tùy vào nhu cầu đạm của từng bé, tuy nhiên bé từ 1-3 tuổi cần bổ sung 12-15gr đạm mỗi ngày. Chất đạm giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh và phát triển não bộ. Chất đạm cho nhiều trong: thịt, cá, trứng, sữa ít béo, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành, sữa chua,…
2.4. Chất béo
Bé cần bổ sung một lượng chất béo vừa đủ cho cơ thể. Chất béo cung cấp omega 3 và chất béo không bão hoà tốt cho cơ thể. Những thực phẩm có nhiều omega 3 như: cá hồi, đậu, dầu ô liu, dầu cải tinh luyện.
Thực phẩm được coi là chứa nhiều chất dinh dưỡng nếu một phần ăn cung cấp 20% hoặc nhiều hơn mỗi chất dinh dưỡng.
3. Thực Đơn Cho Bé 1 Tuổi Đầy Đủ Dinh Dưỡng
Khi trẻ được 1 tuổi, có thể ăn đa dạng các loại thức ăn và ăn 4 bữa/ngày. Trong một bữa cần cho trẻ ăn đầy đủ tinh bột, trứng hoặc thịt, cá; rau và dầu mỡ. Mẹ có thể tham khảo một số thực đơn cho bé 1 tuổi như sau:
- Buổi sáng: Phở bò, cháo yến mạch hoặc bí đỏ, cháo gà, súp, cháo thịt bằm, sinh tố bơ.
- Buổi trưa: Cơm nhuyễn, canh rau ngót thịt băm hoặc tôm xào súp lơ. Mẹ có thể chế biến các món đạm như: thịt, cá hồi, lươn, tôm…cùng với rau củ để bổ sung đầy đủ chất hơn cho bé nhé.
- Buổi chiều: Thực đơn cho bé 1 tuổi buổi chiều là các món ăn nhẹ tráng miệng như: Bánh flan, phô mai, chuối cắt lát, các loại trái cây ăn kèm với sữa chua.
- Buổi tối: Các món cháo ăn cùng với trứng gà, thịt băm, tôm băm và các loại rau củ xay nhuyễn. Các món ăn cho bé 1 tuổi buổi tối thường là cháo vì sẽ giúp bé dễ tiêu hoá hơn.
Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng thực đơn cho bé 1 tuổi kiểu Nhật. Đây được xem là giai đoạn 4 của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, mẹ vẫn tiếp tục duy trì 3 bữa chính/ngày và 1-2 bữa phụ đối với trẻ đã cai sữa mẹ. Vì phần lớn chất dinh dưỡng cần thiết cho bé đã được hấp thu qua thức ăn dặm.
Thực đơn cho bé 1 tuổi kiểu Nhật: cơm nắm bắp cải, cơm nát trứng chiên nấm rơm, bánh mì sandwich chiên trứng, nui sốt thịt bò cà chua,…
Trong giai đoạn bé ăn dặm, bố mẹ nên chuẩn bị những mẫu ghế ăn dặm cho bé để tập thói quen ăn uống khoa học. Đồng thời cho bé giờ ăn trưa thoải mái trên mẫu ghế ăn dặm đa năng xinh xắn, mẹ thêm nhàn tênh khi cho con ăn.
4. Lưu Ý Khi Lên Thực Đơn Cho Bé 1 Tuổi
– Trẻ từ 1 tuổi trở lên, mẹ có thể nêm một chút muối hoặc mắm, chú ý nên nêm nhạt. Tốt nhất là tập cho trẻ ăn nhạt từ nhỏ để đảm bảo sức khỏe sau này.
– Mẹ không nên sử dụng quá nhiều đường cho trẻ. Với người lớn, lượng đường tiêu thụ tối đa trong một ngày là 20g. Vì thế, không nên cho trẻ ăn quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Nên thay đổi các loại thực phẩm giàu đạm thường xuyên, băm nhỏ thịt cá vào trong cháo để bữa ăn của trẻ đa dạng và lạ miệng hơn. Nên kết hợp đầy đủ chất trong một bữa ăn cho trẻ: chất đạm, chất xơ, kali, chất béo.
– Đối với trẻ biếng ăn, mẹ không nên ép bé ăn mà nên xây dựng thực đơn dành riêng cho bé biếng ăn. khi đã no hoặc không muốn ăn nữa vì mỗi bé đều có sức ăn cũng như nhu cầu ăn uống khác nhau.
– Bé 1 tuổi vẫn có nguy cơ bị nghẹn thức ăn. Mẹ nên chế biến những thức ăn nhỏ, dễ nhai, mềm hoặc đã được nghiền.
– Không nên lạm dụng nước hầm xương vì trong nước hầm xương có chứa canxi vô cơ. Cơ thể bé không thể hấp thu được loại canxi này, từ đó dẫn tình trạng còi xương, chậm mọc răng do bị thiếu canxi.
Trên đây là một số thực đơn cho bé 1 tuổi Chilux muốn chia sẻ trong cẩm nang cho mẹ. Tuy là thực đơn của trẻ trong giai đoạn này đã đa dạng hơn. Bố mẹ không nên ép con ăn những món con không thích. Để khuyến khích con ăn nhiều hơn, mẹ nên cho bé thử nhiều loại đồ ăn khác nhau và dạy bé cách tận hưởng bữa ăn để khơi gợi tâm hồn ăn uống ở bé.
-
Lưu ý những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong thai kỳ
-
10 các loại hạt tốt cho bà bầu bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
-
Gợi ý các món: ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối?
-
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày tiêu chuẩn
-
[MỚI NHẤT] Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi của WHO
-
Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Lưu ý cần biết
-
Bé 7 tháng ăn được gì. gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé
-
Trẻ mấy tháng ăn được phô mai? Cách chế biến các món ăn với phô mai
18 Sản phẩm
7 Sản phẩm
5 Sản phẩm
13 Sản phẩm
6 Sản phẩm
9 Sản phẩm
4 Sản phẩm