Blog, Chăm con, Dinh Dưỡng Cho Bé, Dinh dưỡng mẹ và bé
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày tiêu chuẩn
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày là điều mà bố mẹ cần nắm rõ để có thể phân bổ thời gian và liều lượng thức ăn hợp lý. Ăn dặm là giai đoạn mà đứa trẻ nào cũng phải trải qua trong đời. Dù sớm hay muộn đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Do đó, bố mẹ cần cho bé ăn dặm đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất. Cùng Chilux tìm hiểu thời gian ăn dặm cho bé ngay sau đây.
1. Lợi ích khi áp dụng bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, khi áp dụng bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo tiêu chuẩn sẽ đảm bảo cho bé phát triển toàn diện về tinh thần lẫn thể chất. Giảm thiểu tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển ở trẻ sơ sinh. Giúp con phát triển cao lớn khỏe mạnh, thông minh.Thông thường, bé từ 6 tháng trở đi đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn dặm. Bé cần được bổ sung đa dạng các thực phẩm khác nhau ngoài sữa mẹ. Bởi vì sữa mẹ trong giai đoạn này đã không còn đủ chất dinh dưỡng cần thiết để cung cấp cho bé. Lượng protein và kháng thể trong sữa mẹ bị giảm đi đáng kể.Bên cạnh đó, việc xây dựng thói quen ăn uống khoa học cho bé kể từ khi bắt đầu ăn dặm là vô cùng quan trọng. Bố mẹ có thể tham khảo và tìm mua một mẫu ghế ăn dặm cho bé đa năng, phù hợp với thể trạng và nhu cầu của bé. Từ đó, hình thành thói quen ăn đúng cách, đúng lúc cho bé tiêu hóa tốt, khỏe mạnh.
2. Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo độ tuổi
Ăn dặm vào thời gian nào trong ngày là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh khi có con trong độ tuổi này. Mỗi tháng tuổi sẽ có một bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày khác nhau và lượng thức ăn cũng sẽ khác nhau.
2.1. Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Bé 6 tháng tuổi có thể ăn được bột hoặc cháo loãng. Mỗi ngày ăn 1 lần, sau đó tăng dần về lượng và tần suất lên 2-3 lần/ngày. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé ngay lúc này, cần phải đảm bảo đủ 900ml/ngày cho bé.Bên cạnh đó, mẹ cần đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc với những giấc ngủ ngắn trong ngày để trí não của bé phát triển tốt nhất. Dưới đây là bảng thời gian cho bé ăn ăn dặm trong ngày mẹ có thể tham khảo:
- Bữa sáng: Sữa mẹ/sữa công thức
- Buổi phụ: Sữa mẹ/sữa công thức
- Bữa trưa: Bột ăn dặm/cháo loãng/rau củ nghiền
- Bữa giữa chiều: Sữa mẹ/sữa công thức
- Bữa tối: Sữa mẹ/sữa công thức
- Trước khi đi ngủ: Sữa mẹ/sữa công thức
2.2. Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Giờ ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi có một số thay đổi so với trẻ 6 tháng. Mỗi ngày trẻ 7 tháng cần được ăn 2 cữ cháo/ngày. Trẻ có thể ăn được thức ăn nghiền hoặc bột đặc. Lượng thức ăn trong mỗi bữa là 200ml. Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi phải bao gồm đầy đủ các nhóm chất: tinh bột, chất béo, đạm, vitamin và chất xơ. Mẹ có thể tham khảo bảng các mốc thời gian cho bé ăn dặm trong ngày như sau:
- Bữa sáng: Sữa mẹ/sữa công thức
- Bữa phụ: Cháo loãng/rau củ nghiền/các loại sinh tố
- Bữa trưa: Ăn nhẹ với trái cây/sữa chua
- Bữa giữa chiều: Sữa mẹ/sữa công thức
- Bữa tối: Ăn dặm
- Trước khi ngủ: Sữa mẹ/sữa công thức
>> Xem thêm: Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng theo phương pháp BLW
2.3. Bảng thời gian ăn dặm của bé từ 9 – 10 tháng tuổi
Thời gian ăn dặm của trẻ 9-10 tháng tuổi được chia làm 3 bữa chính, 3 bữa phụ kết hợp với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Lượng thức ăn trung bình là khoảng 200 – 250 ml/cữ. Thời điểm này khả năng ăn thô của bé đã được cải thiện, do đó mẹ có thể cho bé ăn cơm nát hoặc bột đặc kết hợp cùng với 4 nhóm chất cơ bản. Sau đây là gợi ý lịch ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi:
- Bữa sáng: Sữa mẹ/sữa công thức
- Bữa phụ: Cháo hoặc bột
- Bữa trưa: Cơm nhuyễn cùng với thức ăn, rau củ mềm
- Bữa chiều: Trái cây, sữa chua và các món ăn nhẹ
- Bữa tối: Cho bé ăn thực phẩm đặc
- Trước khi đi ngủ: Sữa mẹ/sữa công thức
2.4. Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày cho bé từ 11 tháng tuổi trở lên
Phần lớn các bé từ 11 tháng tuổi trở lên có thể ăn đa dạng các loại thức ăn. Lịch ăn dặm của bé trong độ tuổi này không có nhiều sự thay đổi. Chỉ có lượng khẩu phần ăn cần được tăng lên tùy vào nhu cầu dinh dưỡng của từng bé.
3. Bảng Thời Gian Cho Bé Ăn Dặm Trong Ngày Theo Phương Pháp
Có 2 phương pháp cho bé ăn dặm phổ biến đó là ăn dặm theo kiểu truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật. Việc xây dựng bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày phù hợp là rất cần thiết. Đặc biệt là những ngày đầu tiên bé bắt đầu ăn dặm. Giúp bé hình thành thói quen ăn uống hợp lý, khoa học.
3.1. Lịch ăn dặm cho bé theo kiểu truyền thống
Ăn dặm theo kiểu truyền thống là phương pháp ăn dặm lâu đời được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc điểm chế biến của phương pháp này là xay nhuyễn các loại thức ăn và trộn chung vào nhau để tạo ra món cháo/bột.Lịch ăn dặm cho bé truyền thống cho bé 6 tháng được gợi ý như sau:
Thời gian | Hoạt động |
6h | Bú sữa |
9h | Ăn bột ăn dặm |
11h | Ăn trái cây |
12h | Bú sữa |
14h | Ăn bột ăn dặm |
16h | Uống nước trái cây |
18h | Bú sữa |
3.2. Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo thực đơn BLW
Phương pháp ăn dặm BLW (Baby Led Weaning) còn được gọi là phương pháp ăn dặm do bé tự quyết định. Có nghĩa là bé được khuyến khích ăn dặm bên cạnh việc bú sữa, và bé sẽ được quyền quyết định ăn gì ngay từ khi bắt đầu.
Thời gian | Hoạt động |
7h30 | Thức dậy và bú sữa |
8h-11h30 | Ngủ |
11h30 | Ăn dặm BLW và bú sữa |
13h30-16h | Ngủ |
16h | Bú sữa |
18h30-19h | Ăn dặm BLW rồ bú sữa |
19h-20h | Tùy vào nhu cầu của bé, mẹ có thể cho bé bú thêm sữa |
Trên đây là bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày nằm trong cẩm nang cho mẹ mà Chilux muốn chia sẻ. Ăn dặm là một giai đoạn phát triển đặc biệt với trẻ nhỏ. Tốc độ phát triển về thể chất lẫn tinh thần của trẻ cũng phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Do đó, bố mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống của con trong giai đoạn này.
-
Tìm hiểu những lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ
-
Lưu ý những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong thai kỳ
-
10 các loại hạt tốt cho bà bầu bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
-
Gợi ý các món: ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối?
-
Nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống bao nhiêu là hợp lý?
-
Nguyên Nhân Bà Bầu Bị Đau Bắp Chân Khi Mang Thai. Gợi Ý Mẹo Chữa Trị Và Phòng Tránh.
-
[MỚI NHẤT] Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi của WHO
-
Sữa mẹ hút ra để được bao lâu và cách bảo quản an toàn
kkk
11 Sản phẩm
7 Sản phẩm
5 Sản phẩm
9 Sản phẩm
5 Sản phẩm
6 Sản phẩm
9 Sản phẩm
3 Sản phẩm