Những điều cấm kỵ khi mang thai mẹ bầu nên tránh

Cơ thể phụ nữ khi mang thai rất cần được quan tâm và chăm sóc kỹ lưỡng. Bên cạnh những thực phẩm tốt, mẹ cần lưu ý đến những điều cấm kỵ khi mang thai. Nó có thể là nguy cơ gây hại cho thai nhi. Những điều cấm kỳ khi mang thai là gì? Cùng Chilux tìm hiểu ngay!

1. Vì Sao Mẹ Bầu Cần Kiêng Kị Trong Khi Mang Thai?

Khi mang thai cơ thể người mẹ đã thay đổi một cách đáng kể về tâm sinh lý. Những điều cần biết khi mang thai, bạn nên hiểu đây là một giai đoạn nhạy cảm nhất của người phụ nữ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Phụ nữ mang bầu có hệ thống miễn dịch yếu hơn nên rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm cho em bé. Sự thay đổi hormone đột ngột làm cơ thể người mẹ chưa kịp làm quen khi mang thai.

Vì vậy, mẹ cần phải kiêng cữ một số thứ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mẹ và bé. Những điều cấm kỵ khi mang thai giúp phôi thai có thể làm tổ, bắt đầu một hành trình mới. Người ta thường nói “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”. Kiêng cữ để giúp mẹ và bé có một sức khỏe tốt và một thai kỳ suôn sẻ.

>> Xem thêm: Nguyên nhân trầm cảm khi mang thai

2. 10+ Những Điều Cấm Kỵ Khi Mang Thai

Khi mang thai cần tránh những gì? Dưới đây là top 10 những điều cấm kỵ khi mang thai mẹ có thể tham khảo:

2.1. Các thực phẩm kiêng kỵ khi mang thai

Mẹ mang thai tránh ăn gì? Trong cẩm nang cho mẹ bầu nên tránh ăn những thực phẩm sống hoặc chưa chín như: sushi, sashimi, thịt bò tái,…Vì đồ sống chưa khá nhiều vi khuẩn gây hại cho thai nhi.

Mẹ có thể ăn cá để bổ sung đạm và omega 3. Tuy nhiên nên tránh những loại cá chứa nhiều thuỷ ngân như: cá kiếm, cá thu, cá kình. Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.

Tránh những loại thực phẩm gây co thắt cổ tử cung mạnh không tốt cho bà bầu, có thể dẫn đến tình trạng sảy thai như: rau ngót, rau răm, rau sam, dứa,.. Các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng.

Không nên ăn thực phẩm sống khi mang thai

2.2. Các loại đồ uống nên tránh

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng và cần được theo dõi sát sao. Phụ nữ có thai không nên uống đồ nước có cồn. Sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, có thể làm bé chậm phát triển và biến dạng một số bộ phận. Ngoài ra các thức uống chứa cafein trong cà phê hoặc đồ uống có ga cũng có thể dẫn đến khả năng sảy thai.

2.3. Tránh tắm nước nóng khi mang thai

Mẹ bầu tắm nước nóng sẽ làm thân nhiệt tăng lên đột ngột. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với nhiệt độ cao trong các tuần đầu tiên của thai kỳ có nguy cơ sẩy thai và khả năng trẻ mắc các khuyết tật ống thần kinh cao hơn.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi mang thai mẹ bầu chỉ nên tắm nước nóng không quá 36 độ C. Không dùng bồn tắm nằm nếu mẹ đã có thân nhiệt cao do sốt, tập thể dục hoặc sử dụng phòng tắm hơi trước đó.

2.4. Ngồi xổm khi bụng to

Ngồi xổm và đứng dậy đột ngột thường gây chóng mặt, hoa mắt. Điều này còn nguy hiểm hơn rất nhiều đối với phụ nữ mang thai.  Vì có thể gây tổn thương đến thai nhi trong bụng. Do đó, các mẹ bầu nên làm những việc nhẹ nhàng, tránh quỳ gối hoặc ngồi xổm làm việc nhà trong thời gian dài.

Ngồi xổm là một trong những điều cấm kỵ khi mang thai

2.5. Tránh hoạt động mạnh

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên tránh các hoạt động mạnh gây mất sức. Chỉ nên tập các bài tập nhẹ nhàng, duy trì nhịp thở như các bộ môn thiền, yoga.

2.6. Tránh căng thẳng và làm việc quá sức

Căng thẳng cũng là một trong những điều cấm kỵ khi mang thai.  Căng thẳng lâu ngày sẽ dẫn đến trầm cảm. Trầm cảm khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mẹ mà thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Trầm cảm nên được kiêng kị khi mang bầu

2.7. Không hút thuốc lá

Thuốc lá luôn là chất độc hại đối với sức khỏe chúng ta. Thuốc lá chứa chất gây nghiện nicotin và nhiều chất độc hại khác. Thuốc lá có thể làm giảm cân nặng của bé khi sinh. Gây ra các dị tật bẩm sinh, các bệnh về đường hô hấp, tăng khả năng sinh non.

Ngoài ra còn có những điều kiêng kỵ khi mang thai theo dân gian:

2.8. Bà bầu tránh đến đám tang

Đám tang thường là nơi chứa nhiều âm khí, có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của đứa trẻ sau này. Ngoài ra, đám tang thường có hơi lạnh từ người chết có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ mỏng manh của thai phụ.

2.9. Tránh tiếp xúc với phân mèo

Trong phân mèo chứa khuẩn toxoplasmosis. Khuẩn này có thể truyền qua tay vào đường miệng và ảnh hưởng đến thai nhi.

2.10. Tránh mang giày cao gót khi mang thai

Một điều kiêng kị khi mang thai nữa là mẹ không nên mang giày cao gót. Mang giày cao gót sẽ có nguy cơ sảy thai rất cao do dễ bị vấp ngã. Tốt nhất, mẹ nên mang giày bệt để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

3. Những Điều Nên Làm Khi Mang Thai

Ngoài những điều cấm kỵ khi mang thai, bố mẹ nên chuẩn bị thêm cho mình cẩm nang tất tần tật những điều cần biết khi mang thai.

3.1. Chế độ ăn uống hợp lý khi mang thai

Dinh dưỡng góp phần rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của thai phụ. Chế độ dinh dưỡng hợp lý không những giúp mẹ duy trì được cân nặng mà còn giúp cho thai nhi phát triển khoẻ mạnh. Mẹ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như: đạm, tinh bột, rau củ, trái cây xanh, bổ sung sắt, canxi, axit folic và các loại vitamin. Uống 2-3l nước mỗi ngày.

Tham khảo thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu tại đây để có được sự tư vấn chính xác về các thành phần dinh dưỡng có trong bữa ăn. Ngoài ra, đối với một số mẹ bầu không muốn tăng cân có thể tham khảo chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân.

3.2. Rèn luyện sức khỏe

Vận động nhẹ điều độ mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Giúp tinh thần thoải mái ngủ ngon, rèn luyện được nhịp thở tốt cho tim mạch. Mẹ có thể đi bộ, tập yoga, ngồi thiền. Nên tập các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng của mẹ bầu, không nên tập quá sức để tránh những ảnh hưởng không cần thiết.

Đi bộ giúp mẹ bầu thoải mái hơn

3.3. Khám thai định kỳ

Khám thai là bước quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh. Khám thai giúp xác định được tình trạng sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Khám thai định kỳ còn giúp phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường của thai phụ.

Đừng quên theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng qua ứng dụng theo dõi thai kỳ mà mẹ bầu cần biết.

3.4. Xác định thời điểm dự sinh

Xác định thời điểm dự sinh giúp bố mẹ có thể chuẩn bị tâm lý và các đồ dùng cần thiết khi bé con được sinh ra. Thời điểm dự sinh có thể sẽ không chính xác 100%, có thể mẹ sinh sau hoặc sinh trước thời gian dự sinh. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Bố mẹ nên thám khai định kỳ để được theo dõi tình trạng thai nhi chính xác nhất nhé.

Mang thai là một quá trình dài đầy vất vả. Hãy lưu ý những điều cấm kỵ khi mang thai và những điều nên làm để giúp mẹ và bé có một thai kỳ thật suôn sẻ. Chilux chúc mẹ có thật nhiều sức khoẻ và mẹ tròn con vuông nhé!

 

 

kkk