Cách nấu cháo lươn rau mồng tơi cho bé ăn dặm bổ dưỡng

Trong giai đoạn ăn dặm, trẻ rất cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ. Đây cũng là giai đoạn trẻ phát triển nhanh nhất. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung lươn vào chế độ dinh dưỡng cho bé ăn dặm. Lươn có tính mát, thơm ngon và rất bổ dưỡng. Cùng Chilux trổ tài nấu món cháo lươn rau mồng tơi cho bé ăn dặm ngay!

1. Vì Sao Nên Nấu Cháo Lươn Cho Bé Ăn Dặm

Mỗi thực phẩm mang đến một hàm lượng dinh dưỡng riêng. Thực đơn cho bé ăn dặm càng quan trọng hơn về các nguyên liệu và chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé. Lươn là một trong những loại thịt chứa nhiều chất bổ dưỡng thích hợp nằm trong danh sách cách nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi.

1.1. Giá trị dinh dưỡng của thịt lươn

Cháo lươn rau mồng tơi cho bé ăn dặm là món ăn rất bổ dưỡng chứa nhiều chất đạm, bột, đường, chất xơ, các vitamin B1, B2, PP, K, A, E, D và Fe , Ca, P. Theo bảng phân tích thành dinh dưỡng lươn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 100g thịt lươn sẽ gồm có:

  • Chất đạm: 18,7g.
  • Chất béo: 0,9g.
  • Phospho: 150mg.
  • Canxi: 39mg.
  • Sắt: 1,6mg.
  • Cùng rất nhiều loại vitamin như A, D, B1, B2, B6 và PP…
Cháo lươn rau mồng tơi cho bé ăn dặm thơm ngon
Cháo lươn rau mồng tơi cho bé ăn dặm thơm ngon

1.2. Nấu cháo lươn cho bé ăn dặm có tác dụng gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cháo lươn mang giá trị dinh dưỡng rất cao. Giúp cho bé nhanh tăng cân, đồng thời giúp trẻ hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng mỗi khi ốm.

Theo sự tương truyền của Đông Y, lươn là một loại thực phẩm có tác dụng giúp bồi bổ khí huyết, làm mát da mát thịt, tăng cường sức đề kháng, giúp tinh thần thoải mái, sảng khoái và điều trị một số chứng bệnh như đau xương, kiết lị, suy dinh dưỡng ở trẻ…

1.3. Cách chọn mua lươn tươi ngon và đảm bảo an toàn

Để nấu được một bữa cháo lươn thơm ngon cho bé ăn dặm. Việc đầu tiên mẹ phải biết chọn lươn. Mẹ nên chọn những con còn tươi sống, lươn có màu vàng đen đan xen, đuôi dài và nhiều nhớt. Chọn lươn có thể nấu cho bé ăn vừa đủ, không nên chọn con quá to hoặc quá nhỏ. Bởi nếu lươn chết thì lượng protein trong thịt sẽ bị biến đổi khác đi không tốt cho sức khỏe.

2. Cháo Lươn Cho Bé Nấu Với Rau Gì?

Bố mẹ nên kết hợp nấu cháo lươn kết hợp cùng những loại rau như: rau cải xanh, cà rốt, rau ngót, rau mồng tơi, rau chùm ngây, khoai môn, đậu xanh. Cháo lươn hạt sen cho bé ăn dặm cũng rất bổ dưỡng…Giúp bổ sung thêm nhiều dưỡng chất thiết yếu cho thể chất và não bộ của của trẻ ở giai đoạn phát triển.

Cháo lươn đậu xanh cho bé
Cháo lươn đậu xanh cho bé

3. Cách Nấu Cháo Lươn Rau Mồng Tơi Cho Bé Ăn Dặm

3.1. Nguyên liệu

+ 1 con lươn

+ Rau mồng tơi (lá không quá già)

+ Gạo (nấu từ 1 chén gạo tùy vào lượng ăn của bé)

+ Nước mắm, hạt nêm, đường, tiêu, gừng tươi, hành củ

3.2. Cách làm

  • Sơ chế:

– Đầu tiên mẹ dùng muối rửa sạch hết nhớt, có thể dùng nước vo gạo hoặc nước cốt chanh để rửa. Sau đó mẹ mổ lươn và lấy xương và bỏ hết nội tạng bên trong rồi rửa lại bằng nước ấm pha ít muối để khử bớt mùi tanh của lươn.

– Chỉ giữ lại phần thịt và xương để nấu cháo. Mẹ nên chú ý lọc kỹ xương ở bụng lươn vì có nhiều xương dăm

– Rửa sạch rau mồng tơi và băm nhỏ hoặc xây nhuyễn

  • Chế biến:

– Bước 1: Ninh nước xương của lươn để ngọt nước

– Bước 2: Cho gạo lên rang sơ để khi nấu cháo sẽ nhanh nhuyễn, hạt gạo nở đều và thơm hơn. Sau đó cho gạo vào nồi nước ninh xương. Ninh cho đến khi cháo nhừ

– Bước 3: Cho lươn vào nồi luộc đến khi chín thì vớt ra ướp với gia vị. Để gỡ thịt lươn dễ hơn thì chỉ nên hấp lươn chín tới

– Bước 4: Cho phần thịt lươn đã ướp gia vị vào chảo xào sơ cho lươn chín rồi tắt bếp.

– Bước 5: Khi cháo chín nhuyễn thì bỏ lươn vào cùng với rau mồng tơi xay nhuyễn và nêm vừa gia vị vừa miệng rồi tắt bếp.

– Bước 6: Múc ra bát và cho bé ăn lúc còn ấm.

>> Xem thêm: Cách nấu cháo yến mạch

Cách nấu cháo lươn rau mồng tơi cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo lươn rau mồng tơi cho bé ăn dặm

4. Một Số Loại Thực Phẩm Cần Tránh Nấu Với Lươn

Vì trong thịt lươn có tính hàn nên mẹ tránh nấu cháo với các nguyên liệu rau củ khác như: rau chân vịt. Rau chân vịt (hay thường gọi là rau bina, cải bó xôi). Ăn cùng nhau với thịt lươn có thể gây ra tiêu chảy. Axit oxalic có trong rau bina sẽ kết hợp với canxi trong lươn sẽ tạo thành chất có thể gây ngộ độc, khó tiêu, nóng rát. Không nên kết hợp với tép, cua, thịt bò… sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Ngoài ra, lươn không nên ăn kèm với quả hồng, táo gai, nho… vì sẽ giảm đi giá trị dinh dưỡng của lươn. Do đó, không nên kết hợp chúng lại với nhau.

Như vậy, qua các chia sẻ về cách nấu cháo lươn rau mồng tơi cho bé ăn dặm. Chilux hy vọng bố mẹ sẽ áp dụng thành công và nấu được món cháo lươn thơm ngon, thêm dinh dưỡng cho bé nhé!

kkk