Các chỉ số thai nhi theo tuần bố mẹ cần lưu ý kỹ càng

Các chỉ số thai nhi theo tuần sẽ phản ánh được chính xác sự phát triển của em bé trong từng giai đoạn. Vì thế, hãy để Chilux giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về những chỉ số này nhé!

Khi mang thai, bất kỳ người mẹ nào cũng mong muốn em bé trong bụng mình sẽ luôn lớn lên khỏe mạnh và an toàn đến ngày chào đời. Mà muốn được như vậy thì “bắt buộc” mẹ bầu phải thường xuyên theo dõi các chỉ số thai nhi theo tuần để từ đó vừa có thể phản ánh được tình trạng phát triển của thai nhi lại dễ dàng điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt sao cho thật phù hợp.

1. Ý nghĩa các chỉ số thai nhi theo tuần mẹ cần quan tâm và theo dõi

Lần đầu mang thai, chắc hẳn sẽ có rất nhiều bà mẹ bỡ ngỡ không biết chỉ số thai nhi là gì? Thực ra, đây chính là sự thay đổi của các con số về chiều dài xương đùi, đường kính túi thai, chu vi vòng đầu, cân nặng ước tính… của thai nhi. Những chỉ số thai nhi này sẽ được viết tắt bằng ký hiệu trên bảng kết quả siêu âm. Cụ thể, một số ký hiệu quan trọng liên quan đến các chỉ số thai nhi theo tuần thường thấy là:

  • EFW (Estimated Fetal Weight): Cân nặng ước tính của thai nhi.
  • BPD (Biparietal Diameter): Đường kính lưỡng đỉnh – đường kính lớn nhất tại mặt cắt vòng đầu của em bé.
  • CRL (Crown Rump Length): Chiều dài đầu mông.
  • GSD (Gestational Sac Diameter): Đường kính túi thai, được đo từ ngày bắt đầu có bầu khi thai chưa có sự hình thành của các cơ quan.
  • GA (Gestational Age): Tuổi thai – được tính từ ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt cuối trước khi có bầu.
  • FL (Femur Length): Chiều dài xương đùi.

1.1. Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần từ 1 – 20

Thông thường, các chỉ số thai nhi theo tuần sẽ được xác định chủ yếu thông qua kỹ thuật siêu âm tiên tiến, hiện đại.

Từ 0 – 4 tuần

Giai đoạn này, phôi thai mới được phát triển nên còn khá bé. Nhiều người sẽ không nhận biết được sự thay đổi của cơ thể. Chỉ khi ốm nghén, nôn ói hoặc trễ kinh nguyệt mới biết. Thậm chí, có trường hợp phát hiện mang thai nhưng túi thai chưa dịch chuyển đến tử cung nên khi siêu âm cũng khó phát hiện ra. Vì thế cũng chưa thể theo dõi được chỉ số gì cả.

Từ 4 – 6 tuần

Thời điểm này, phôi thai đã được hình thành ở vị trí nhất định nên sẽ bắt đầu đo lường được đường kính của túi thai.

 

Tuổi thai (tuần) CRL(mm) GSD(mm)
4 3-6
5 6-12
6 4-7 14-25

Từ 7 – 20 tuần

Bước qua tuần thứ 7, thai nhi đã sang một giai đoạn phát triển mới. Nhờ việc siêu âm, đội ngũ bác sĩ đã có thể xác định được chỉ số thai nhi theo tuần tuổi cơ bản, như bảng dưới đây:

 

Các chỉ số thai nhi theo tuần 1-20
Các chỉ số thai nhi theo tuần 1-20

1.2. Các chỉ số thai nhi theo tuần từ tuần 21 – 40

Bước sang tuần thứ 21, em bé trong bụng mẹ sẽ có sự phát triển nhanh chóng, vượt bậc về cân nặng, chiều dài. Đồng thời, cũng đã hình thành đầy đủ các cơ quan, bộ phận của cơ thể để sẵn sàng chào đời. Từ tuần 21 – 40, bảng chỉ số thai nhi theo tuần sẽ là:

 

Các chỉ số thai nhi theo tuần 21 - 40
Các chỉ số thai nhi theo tuần 21 – 40

2. Bảng cân nặng thai nhi theo tuần đúng chuẩn

Trong tất cả các chỉ số thai nhi theo tuần thì mẹ bầu cần nắm được 2 thông số cơ bản nhất, đó chính là cân nặng và chiều cao của em bé.

Như đã nói, từ tuần thai đầu tiên đến tuần thứ 7, thai nhi còn rất nhỏ nên cân nặng và chiều dài của con sẽ bắt đầu được ghi lại từ tuần thứ 8.

Theo khuyến cáo của WHO thì bảng chuẩn cân nặng thai nhi sẽ như sau:

Cân nặng của thai nhi
Cân nặng của thai nhi

3. Yếu tố tác động tới chỉ số thai nhi

Có khá nhiều yếu tố tác động tới các chỉ số của thai nhi theo tuần như tâm lý của mẹ bầu, tiếng ồn và bức xạ, rượu và thuốc lá… nhưng quan trọng nhất vẫn là

3.1. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mẹ bầu

Dường như ai cũng biết, mang thai là một trong ba giai đoạn quan trọng quyết định đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì thế, nếu mẹ bầu có một chế độ dinh dưỡng luôn thiếu dưỡng chất thì rất khó đảm bảo cho bé yêu có điều kiện phát triển tối ưu. Các chỉ số thai nhi theo tuần cũng không thể đạt chuẩn. Bởi vậy, các chuyên gia luôn khuyến cáo các mẹ cần áp dụng được một chế độ dinh dưỡng khi mang thai hợp lý.

3.2. Bệnh lý của mẹ bầu

Ít ai biết rằng, những bà mẹ gầy gò, thấp bé cũng có nguy cơ sinh con nhẹ cân hơn so với người mẹ cao lớn. Không những thế, đối với mẹ bầu mà bị tiền sản giật thai kỳ hay huyết áp tăng cũng có ảnh hưởng tới việc cung cấp máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Từ đó, khiến em bé có thể bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra, việc mẹ bầu không may bị tiểu đường thai kỳ, béo phì cũng cực kỳ nguy hiểm, không chỉ làm cho thai nhi bị rối loạn tăng trưởng mà còn to hơn nhiều so với cân nặng tiêu chuẩn thông thường.

Chính vì lẽ đó nên có thể nói, chỉ số thai nhi theo từng tuần tuổi bị ảnh hưởng bởi bệnh lý của mẹ bầu. Bởi vậy, tốt nhất là người mẹ nên đảm bảo sức khỏe thật tốt rồi hãy nghĩ đến chuyện sinh em bé nhé!

3.3. Số lượng em bé trong bụng mẹ

Thông thường, đối với những trường hợp bà mẹ mang song thai, tam thai… hoặc đa thai thì các chỉ số thai nhi theo tuần có thể thấp hoặc cao hơn so với tiêu chuẩn.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu

4. Một số lưu ý về cột mốc khám thai của mẹ bầu

Để có thể theo dõi được chính xác các chỉ số thai nhi theo tuần tuổi thì mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua một số cột mốc khám thai quan trọng như sau:

  • 7-8 tuần: Mẹ nên đi siêu âm để xác định được chiều dài phôi, tim thai và kích thước túi ối xem thai nhi có phát triển tương xứng với tuổi thai?
  • 11-13 tuần 6 ngày: Đây được cho là thời điểm vàng để phát hiện các bất thường của thai nhi nếu có. Đồng thời cũng là thời điểm đo được khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể hoặc kết hợp làm xét nghiệm double test sàng lọc bệnh Down.
  • 16-18 tuần: Giai đoạn này, mẹ bầu sẽ được thực hiện xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán bất thường nhiễm sắc thể của thai và dự đoán xem em bé có nguy cơ bị Down hay không? Bên cạnh đó, việc siêu âm cũng sẽ giúp bác sĩ phát hiện được những bất thường về hình thái của thai nhi như mặt mũi, chân tay… có bị dị dạng, sứt môi, hở hàm ếch không để có sự can thiệp kịp thời.
  • 22-24 tuần: Được biết đến là thời điểm quan trọng để đánh giá dị tật tim bẩm sinh… cũng như sự phát triển các chỉ số thai nhi theo tuần để sớm có sự điều chỉnh hợp lý.
  • 26-28 tuần: Mẹ bầu có thể làm tầm soát các dị tật muộn, đánh giá nhau thai, nước ối. Và làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 2 lần, bắt đầu từ tuần 24-28.
  • 30-32 tuần: Xác định được ngôi thai, nhau thai và nước ối tiên lượng cho cuộc sinh sắp tới để các mẹ đưa ra lựa chọn hợp lý. Đồng thời siêu âm 4D để xác định lần cuối cùng về dị tật của thai nhi. Khám tổng quát kết hợp theo dõi doppler động mạch rốn, não, động mạch tử cung.
  • 35 tuần: Siêu âm để kiểm tra trọng lượng thai, nước ối, dây rốn, đo monitor đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi. Phát hiện các dấu hiệu suy thai.
  • 36-40 tuần: Mẹ nên đi siêu âm 1 tuần 1 lần để thuận tiện theo dõi thai hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Nhớ theo dõi kỹ cử động của thai nhi. Nếu thất bất thường như thai ít đạp, 4 tiếng không thấy cử động hoặc không đáp ứng lại mẹ gõ vào bụng thì cần đi khám ngay đề phòng trường hợp bị suy thai.
Cột mốc khám thai quan trọng
Cột mốc khám thai quan trọng

Trên đây là những chia sẻ cụ thể, chi tiết về các chỉ số thai nhi theo tuầnChilux đã tổng hợp lại được. Mong rằng từ đó, các mẹ bầu sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để biết cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của mình cũng như em bé một cách tốt nhất.

kkk