Trẻ mấy tháng ăn được phô mai? Cách chế biến các món ăn với phô mai
Phô mai là một trong những loại thực phẩm cung cấp đầy đủ nhu cầu canxi hằng ngày của trẻ nhỏ. Phô mai có nhiều lợi ích về sức khỏe cho bé đặc biệt là trong giai đoạn ăn dặm. Không phải loại phô mai nào cũng phù hợp cho bé ăn dặm. Bên cạnh đó mẹ cũng cần phải biết trẻ mấy tháng ăn được phô mai. Cùng Chilux tìm hiểu ngay!
1. Lợi Ích Sức Khỏe Của Phô Mai
Phô mai là một trong những thực phẩm được làm từ sữa, bằng cách kết đông và lên men các sản phẩm từ sữa: sữa bò, sữa dê, sữa cừu. Phô mai còn là món ăn cho bé ăn dặm bổ dưỡng. Ăn phô mai sẽ mang lại một số lợi ích sức khỏe như:
1.1. Ăn phô mai giúp chắc khỏe xương
Phô mai có chứa rất nhiều canxi và vitamin B. Đặc biệt trẻ sơ sinh rất cần được hấp thụ canxi để tăng cường sự khỏe mạnh của xương và sụn. Đó là lý do vì sao các chuyên gia thường khuyến cáo cho trẻ sơ sinh tắm nắng để hấp thụ canxi. Ngoài ra, vitamin B trong phô mai còn giúp cơ thể hấp thu và điều tiết canxi tốt hơn.
1.2. Cung cấp dưỡng chất cho cơ thể
Bên cạnh việc cung cấp canxi cho cơ thể, phô mai là loại thực phẩm được xếp hạng giàu protein nhất. Protein là một trong những thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Protein cung cấp đầy đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày.
Đặc biệt, phô mai là thực phẩm không chứa đường nên khi cho trẻ sử dụng phô mai bố mẹ không cần lo lắng về vấn đề trẻ không dung nạp đường lactose có trong sữa.
1.3. Tốt cho răng miệng
Canxi có trong phô mai vừa tốt cho xương vừa tốt cho răng miệng. Việc kết hợp giữa các chất casein, phốt pho, canxi trong phô mai sẽ bổ sung khoáng chất cho răng đã bị mất.
1.4. Phô mai có chứa chất béo tự nhiên
Chất béo tự nhiên có trong phô mai ít ảnh hưởng đến cân nặng. Chất béo tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, tốt cho hệ thần kinh. Ngoài ra, phô mai chứa nhiều selenium có khả năng chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
1.5. Ngừa huyết áp cao
Phô mai chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho cơ thể như khuẩn latic, propionic,…Các lợi khuẩn này giúp ngừa nguy cơ huyết áp cao cũng như cân bằng cholesterol.
>> Xem thêm: Tự làm bánh ăn dặm cho bé
2. Trẻ Mấy Tháng Ăn Được Phô Mai?
Có rất nhiều tranh cãi về việc mấy tháng bé ăn được phô mai. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ có thể cho bé ăn phô mai khi bé bước vào độ tuổi ăn dặm (6 tháng tuổi) hoặc chậm hơn là khoảng thời gian bé chuyển sang chế độ ăn thực phẩm rắn hơn như cơm nát. Mẹ nên cho bé ăn thử từ từ và để ý phản ứng của con khi ăn phô mai, nếu bé xuất hiện những dấu hiệu lạ khi ăn, mẹ nên tạm ngưng và hỏi ý kiến các sĩ.
Việc trẻ mấy tháng ăn được phô mai còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi đứa trẻ. Mẹ có thể cho trẻ ăn phô mai sau 1 tuổi cũng là chuyện hết sức bình thường.
3. Một Số Lưu Ý Khi Cho Trẻ Ăn Dặm Bằng Phô Mai
– Đối với các bé bị dị ứng với sữa động vật, hoặc dị ứng với thực phẩm. Mẹ cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé ăn phô mai. Tuy phô mai là thực phẩm có nhiều lợi ích sức khoẻ, nhưng cũng là chất gây dị ứng hàng đầu vì sữa trong phô mai có chứa protein động vật.
– Nên chọn những loại phô mai được làm từ sữa tiệt trùng, tránh các loại phô mai chưa tiệt trùng vì một số loại vi khuẩn trong phô mai sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Mẹ nên chọn phô mai dành cho bé dưới 1 tuổi có hàm lượng chất béo không vượt quá 20%.
– Một số loại phô mai tươi cho bé ăn dặm: Phô mai con bò cười, phô mai QBB Nhật Bản, phô mai Kiri. Tránh các loại phô mai chưa tiệt trùng như: Camembert, Chevre, Queso Fresco, Saga,..
– Các loại phô mai được làm từ sữa và không chứa đường lactose. Do đó, nếu bé nhà bạn có tiền sử dị ứng với sữa công thức thì mẹ có thể bổ sung phô mai vào chế độ ăn dặm của con.
– Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên trộn phô mai vào cháo hoặc bột cho bé ăn dặm, hạn chế cho trẻ ăn phô mai trực tiếp. Không nên cho bé ăn phô mai vào buổi tối vì sẽ khiến bé bị đầy bụng, khó ngủ.
– Trong quá trình nấu cháo ăn dặm, mẹ có thể sử dụng phô mai thay cho các loại dầu mỡ để hạn chế chất béo.
– Cách để cho trẻ ăn phô mai tươi đúng cách đỡ bị mất chất là các mẹ không nên đun trực tiếp phô mai mà hãy cho một lượng phô mai phù hợp vào nồi khi vừa tắt bếp.
– Mẹ có thể cho bé ăn phô mai mỗi ngày, tuy nhiên mẹ phải giảm bớt lượng đạm trong thực đơn như: thịt, cá, trứng, sữa để tránh gây thừa chất.
– Mỗi ngày chỉ nên cho bé từ 7-18 tháng tuổi ăn khoảng 12-17g/lần đối với phô mai viên hay phô mai miếng. 13-29g/lần đối với phô mai tươi màu trắng dạng kem.
– Khi bé không chịu ăn thịt, cá hoặc khi mẹ quá bận không thể chuẩn bị một bữa ăn cầu kỳ cho bé thì có thể nấu nhanh món cháo với phô mai, bơ theo hướng dẫn dưới đây.
4. Cách chế biến phô mai cho bé ăn dặm
4.1. Cháo phô mai yến mạch
Yến mạch là loại ngũ cốc giàu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin nhóm B, K, E. Giúp thúc đẩy các hoạt động chuyển hoá cơ thể, có lợi cho sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ. Kết hợp yến mạch với phô mai sẽ là một món ăn cực chất lượng cho bé ăn dặm đấy.
– Cách làm:
+ Bước 1: Ngâm yến mạch trong nước khoảng 30 phút, trong quá trình ngâm thì thay nước 1-2 lần
+ Bước 2: Cho khoảng 500ml nước vào nồi đun sôi. Khi nước sôi thì cho yến mạch vào và nấu khoảng 10-15 phút. Sau đó cho phô mai vào nấu trong khoảng 2-5 phút cho phô mai chảy ra rồi tắt bếp.
+ Bước 3: Cho ra tô và có thể cho bé thưởng thức.
4.2. Cháo phô mai con bò cười với trứng gà bí đỏ
Cháo trứng bí đỏ là một món ăn vừa dễ ăn lại vừa dễ nấu. Món cháo này chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: vitamin, protein, photpho, kali, canxi, chất xơ,..cần thiết đối với sự phát triển thể chất của bé.
– Nguyên liệu:
+ Bí đỏ
+ 1 quả trứng
+ 30g gạo tẻ
+ 1 viên phô mai con bò cười
– Cách làm:
+ Bước 1: Vo gạo rồi cho vào nồi nước ninh thật nhừ
+ Bước 2: Cắt nhỏ bí đỏ và hấp thật chín rồi tán mịn
+ Bước 3: Luộc trứng gà chín rồi lấy lòng đỏ, nghiền thật nhỏ
+ Bước 4: Khi cháo đã chín nhừ thì cho thêm trứng, bí đỏ vào trộn đều.
+ Bước 5: Đợi cháo sôi rồi tắt bếp. Đối với trẻ lớn đã ăn được gia vị, mẹ có thể nêm nếm gia vị cho hợp khẩu vị bé.
+ Bước 6: Múc cháo ra bát rồi hoà tan phô mai vào cháo. Để cháo ấm ấm cho bé thưởng thức.
4.3. Cháo gà cà rốt phô mai
Cà rốt giàu beta-carotene tốt cho hệ miễn dịch và có thể chống lão hoá, beta-carotene trong cà rốt chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho thị giác. Cháo cà rốt phô mai giàu chất xơ, giúp tăng cường tiêu hoá và ngăn ngừa táo bón.
Nguyên liệu:
– 1 muỗng canh gạo dẻo
– 2 muỗng canh thịt ức gà băm nhuyễn
– 1 muỗng canh cà rốt cắt nhỏ
– 1 muỗng cà phê dầu ăn
– 1 miếng phô mai con bò cười
Cách làm:
+ Bước 1: Vo gạo sạch cho vào nồi nước để đun sôi
+ Bước 2: Rửa sạch thịt gà rồi xay nhuyễn
+ Bước 3: Khi nước vừa sôi vặn lửa nhỏ cho tiếp cà rốt và thịt gà vào nấu chín
+ Bước 4: Nêm cho vừa ăn sau đó cho dầu ăn vào
+ Bước 5: Cho cháo ra tô rồi thêm phô mai đánh tơi ra.
4.4. Nấu cháo phô mai ăn dặm cùng tôm và bông cải xanh
Sau khi đã xác định trẻ mấy tháng ăn được phô mai, mẹ có thể bổ sung món ăn này vào thực đơn. Trong bông cải xanh chứa nhiều vitamin K hỗ trợ tăng cường trí tuệ và nhận thức của trẻ. Tôm chứa hàm lượng đạm, canxi, phốt pho khá cao. Khi kết hợp 2 loại thực phẩm này cùng phô mai sẽ rất bổ dưỡng và đẹp mắt.
– Nguyên liệu:
+ 1 bát gạo tẻ
+ 100g tôm tươi
+ 50g bông cải xanh
+ 1 miếng phô mai
+ 2 thìa dầu mè
+ Nước hầm gà
– Cách làm
+ Bước 1: Rửa sạch bông cải xanh, sau đó cắt thành các miếng nhỏ
+ Bước 2: Băm nhỏ tôm
+ Bước 3: Bắc nồi lên bếp. Cho dầu mè và tôm vào xào đến khi chín
+ Bước 4: Cho gạo vào đảo đều
+ Bước 5: Cho nước hầm gà vào đun cho đến khi chín
+ Bước 6: Cho bông cải vào nấu sôi. Sau đó cho phô mai vào và nêm gia vị phù hợp
+ Bước 7: Đợi cho cháo sôi rồi tắt bếp và múc ra bát.
Chilux hi vọng với những thông tin phía trên đã giúp bố mẹ biết được trẻ mấy tháng ăn được phô mai. Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời của phô mai, bố mẹ nên lưu ý một số vấn đề khi chế biến phô mai cho bé ăn dặm nhé!
-
Lưu ý những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong thai kỳ
-
10 các loại hạt tốt cho bà bầu bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
-
Gợi ý các món: ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối?
-
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày tiêu chuẩn
-
[MỚI NHẤT] Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi của WHO
-
Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Lưu ý cần biết
-
Bé 7 tháng ăn được gì. gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé
-
Bỏ túi 2 cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm nhiều dinh dưỡng
18 Sản phẩm
7 Sản phẩm
5 Sản phẩm
13 Sản phẩm
6 Sản phẩm
9 Sản phẩm
4 Sản phẩm