Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ tốt nhất
Kinh nghiệm chăm sóc bà mẹ sau sinh đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này. Đặc biệt là đối với những bà mẹ sinh mổ càng phải có chế độ ăn hợp lý. Việc bồi bổ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh là điều rất cần thiết. Đồng thời, tăng tuyến sữa cho mẹ là điều mà mọi nhà đều quan tâm. Bài viết dưới đây Chilux sẽ cùng bạn tìm hiểu về thực đơn cho mẹ sau sinh mổ dinh dưỡng nhất.
1. Nguyên Tắc Ăn Uống Cho Mẹ Sau Sinh Mổ
– Thức ăn cho mẹ trong những ngày đầu sau sinh nên nấu mềm, ấm. Và dễ tiêu hóa như cháo, mì gạo do hệ tiêu hóa của mẹ còn yếu.
– Thức ăn trong những ngày đầu sau mổ nên được hầm nhừ, nghiền nhỏ hoặc chia thành nhiều bữa trong ngày để giảm gánh nặng tiêu hóa cho mẹ.
– Bữa ăn phải có đầy đủ các nhóm chất cơ bản: Bao gồm chất đạm, đường, tinh bột và chất béo.
– Phụ nữ ngoài việc chú ý cân bằng tâm lý sau sinh. Các mẹ cũng cần chú ý đến việc bổ sung đủ nước cho cơ thể ít nhất 1,5-2 lít mỗi ngày để tránh thiếu nước sau sinh. Các sản phẩm như sữa chua, sữa rất tốt vì vừa cung cấp nước vừa có các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
2. Gợi Ý Thực Đơn Cho Mẹ Sau Sinh Mổ
2.1. 3 món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ nhanh lành vết thương
a. Canh rau ngót nấu với thịt nạc
Rau ngót có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein và khoáng chất cần thiết cho cơ thể (canxi, chất sắt). Đặc biệt rau ngót có chứa một lượng vitamin C tốt cho mẹ sau sinh. Vitamin C có tác dụng chữa lành các vết thương và cải thiện chức năng não. Giảm nguy cơ viêm nhiễm sau sinh, tặng cường hệ miễn dịch tránh được nhiều bệnh sau sinh.
Tuy nhiên, mẹ sau sinh không nên ăn quá nhiều rau ngót. Chỉ nên ăn một lượng nhỏ mỗi ngày (tối đa 50g/ ngày). Không ăn nhiều rau ngót liên tục trong hơn 3 tháng. Nấu chín rau ngót giúp loại bỏ chất độc hại.
b. Thịt bò xào mướp ăn cùng cơm trắng
Mâm cơm cho mẹ sinh mổ nên bổ sung nhiều chất đạm, sắt. Các chất này có nhiều trong thịt heo, thịt bò, trứng gà. Chất đạm giúp hồi phục năng lượng và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Ngoài ra mướp còn có tác dụng kích thích quá trình tiết sữa của mẹ sau sinh.
c. Tôm cá kho nghệ
Tôm cá giàu canxi, tốt cho xương khớp. Còn nghệ giúp vết mổ mau lành. Tăng cường hệ thống miễn dịch nhờ tính kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, làm dịu cơn đau họng hoặc chống cảm lạnh, cảm cúm. Bởi vậy, món ăn này vừa tốt cho xương khớp vừa giúp vết mổ của mẹ sau sinh mau lành.
2.2. 3 món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ bổ máu
a. Tôm hấp nước dừa
Tôm chứa nhiều chất sắt và protein, canxi, giúp ngăn ngừa thiếu máu. Nước dừa còn có tác dụng thanh nhiệt, đẹp da.
b. Cá hồi kho tộ
Cá hồi giàu omega 3 có lợi cho hệ tim mạch và thần kinh. Cá hồi cũng là một nguồn cung cấp sắt cho cơ thể, trong 100mg cá hồi chứa 0,7 mg sắt. Ăn cá hồi kho tộ cùng cơm trắng, tráng miệng với vài lát dâu tây. Dâu tây có hàm lượng Vitamin C dồi dào, ngoài ra còn chứa một lượng lớn chất sắt, giúp lưu thông khí huyết, tăng cường khả năng hấp thụ sắt, tái tạo máu.
c. Thịt bò xào với bông cải xanh
Thịt bò chính là nguồn chất sắt tuyệt vời cho cơ thể của chúng ta. Bông cải xanh chứa nhiều sắt, giúp cải thiện chất lượng máu trong cơ thể. 100gr bông cải xanh chứa 2,7mg sắt. Ngoài ra, bông cải xanh cũng cung cấp vitamin A , C và magie.
2.3. Món ăn vặt cho mẹ sau sinh mổ
Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ không để thiếu các món ăn phụ, ăn vặt. Đây cũng là một nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ sau sinh mổ.
– Các loại hạt, ngũ cốc: chứa vitamin B, axit folic, sắt, là món ăn vặt tốt cho mẹ sau sinh mổ. Có thể nghiền hoặc ăn kèm với bánh mì.
– Rong biển, tảo biển: Tảo đỏ khô chứa nhiều vitamin B2,B3, các khoáng chất và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Có tác dụng cân bằng các chất hóa học trong cơ thể mẹ.
– Sữa chua: giàu canxi và protein. Sữa chua có chứa lợi khuẩn tăng cường hệ tiêu hoá, hệ miễn dịch. Giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.
– Các loại trái cây khô: chứa nhiều vitamin và chất xơ cần thiết cho mẹ và bé. Mẹ bầu chỉ nên ăn trái cây sau khi sinh 3-4 ngày để hệ tiêu hoá hoạt động bình thường. Các loại trái cây khô như: nho khô, khoai lang sấy, chà là, mơ khô.
2.4. Các món cháo cho mẹ sau sinh mổ
Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ tốt cho đường tiêu hoá. Mẹ không thể bổ qua các món cháo đầy dinh dưỡng và dễ tiêu như:
– Cháo táo đỏ, mộc nhĩ: Các loại nguyên liệu này giúp bổ máu, điều trị rụng tóc, hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra, còn có tác dụng trắng da, giúp làm mờ những vết tàn nhang.
– Cháo thịt băm nấu với rau chân vịt (rau bina): Rau chân vịt chứa nhiều vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin A, B, C cao hơn rau thông thường.
– Cháo cà rốt thịt nạc băm: Cà rốt giúp các bà mẹ mau chóng lấy lại vóc dáng sau sinh. Chính vì thế rất nên bổ sung loại củ này trong thực đơn dinh dưỡng sau sinh. Ngoài ra cà rốt còn chứa rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B.
2.5. Sinh mổ nên ăn trái cây gì?
Rau tốt cho bà bầu khi mang thai và giúp hỗ trợ sức khỏe cho mẹ sau sinh mổ. Chọn đúng loại trái cây không chỉ giúp mẹ phục hồi nhanh vết thương sau sinh mổ mà còn giúp mẹ lợi sữa.
– Chuối: Chuối chứa hàm lượng lớn sắt và chất xenlulozơ. Giúp thúc đẩy tái tạo hồng cầu để bù vào lượng máu đã mất sau sinh, phòng ngừa táo bón.
– Các loại cam, quýt: Cam, quýt chứa hàm lượng lớn vitamin C và canxi rất nhiều. Vitamin C giúp cải thiện độ đàn hồi của thành mạch máu và ngăn ngừa hiện tượng ra máu ở bà mẹ sau sinh. Canxi là chất quan trọng trong việc hình thành xương và răng cho bé.
– Đu đủ: đây là loại trái cây không làm mẹ tăng cân nhưng vẫn có một lượng sữa đủ nhiều cho con bú. Đu đủ giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất chống oxy hoá, chất khoáng, chất xơ. Ngoài ra, đu đủ còn rất giàu protein, chất béo, các vitamin A, B, C, D, E. Ăn canh, hay cháo móng giò hầm đu đủ xanh sẽ giúp bà mẹ tăng lượng sữa, kích thích tiết sữa nhiều.
– Nho: cũng là trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ. Nho có tác dụng cung cấp nước cho cơ thể và bổ máu, tăng tiết sữa. Tuy nhiên, giống như cam bưởi, mẹ cũng chỉ nên ăn nho ngọt đậm, tránh ăn nho có vị chua đậm để tránh gây hại cho hệ tiêu hóa.
3. Sau Sinh Mổ Mẹ Không Nên Ăn Gì?
Sau khi sinh mổ, cơ thể rất yếu, vết mổ rất dễ bị nhiễm trùng và thời hồi phục lâu hơn sinh thường. Vì vậy, mẹ cần kiêng cữ hoặc hạn chế các món ăn này để quá trình hồi phục được đẩy nhanh hơn.
Một số loại thực phẩm mẹ sau sinh mổ nên tránh, hạn chế là:
– Thức ăn cay, nóng: Ảnh hưởng đến hương vị của sữa mẹ, làm nóng dạ dày khiến mẹ khó chịu. Ngoài ra còn gây nóng trong, táo bón. Ví dụ như: Lựu, tiêu, ớt, vải,…
– Thức uống có chứa caffeine: ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ như trà, cà phê, nước tăng lực.
– Các loại trái cây có vị chua đậm: me, cóc, xoài xanh.
– Thực phẩm gây đầy hơi: sữa đậu nành, tinh bột và các thực phẩm dễ lên men như dưa cải, dưa muối.
– Thực phẩm khiến vết mổ bị viêm nhiễm, sưng đỏ và để lại sẹo như đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà.
4. Lưu Ý Khi Xây Dựng Thực Đơn Cho Mẹ Sau Sinh Mổ
4.1.Giai đoạn đầu sau khi sinh mổ
Trong 6 tiếng đầu: nhu động ruột hoạt động chậm do tác động của thuốc khi phẫu thuật. Khiến đường ruột ứ ra nhiều khí, dạ dày hoạt động yếu, thức ăn khó tiêu hóa, dễ đầy hơi, táo bón. Do đó, trong thời điểm này không nên ăn bất cứ thứ gì.
Sau 6 tiếng:
- Trước khi trung tiện (xì hơi): mẹ chỉ nên uống nước lọc, ăn cháo loãng để không ảnh hưởng đến vết mổ và dễ tiêu hoá hơn. Chú ý không ăn các món như cháo thịt, cháo móng giò, cháo cá, sữa tươi, sữa đậu nành, nước mía, thực phẩm lên men…
- Sau khi trung tiện: Sau khi nhu động ruột có dấu hiệu hoạt động, mẹ có thể ăn các món đặc hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn các món ăn đặc vừa phải, tốt nhất vẫn nên ăn thức ăn mềm, lỏng và chia thành nhiều bữa để dễ tiêu hóa hơn.
4.2. Giai đoạn ngày thứ 3 đến ngày 5
Giai đoạn này mẹ có thể tăng khẩu phần ăn. Nên kết hợp sữa cùng pha với nước cháo loãng. Hạn chế ăn số lượng lớn các món canh.
4.3. Giai đoạn hồi phục sau khi sinh mổ
Giai đoạn này vết mổ đã lành. Mẹ có thể ăn uống bình thường. Khi có cảm giác ngon miệng hơn có thể bổ sung thêm các thực phẩm khác. Mẹ có thể ăn nhiều sữa, trứng, thịt, cá, đậu để cung cấp chất đạm và các loại hoa quả để tăng vitamin C và vitamin nhóm B.
Ngoài ra, nên mẹ nên tránh ăn các món cay nóng, chiên, xào, thực phẩm gây đầy hơi, lâu lành sẹo. Tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé như: các loại vitamin, khoáng chất, chất đạm, chất béo, tinh bột, đường. Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ nên kết hợp đa dạng các chất trong bữa ăn. Không nên ăn một món quá nhiều sẽ làm cơ thể thiếu nhiều chất khác.
Hy vọng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ Chilux đề cập ở trên sẽ giúp mẹ bầu cải thiện được tình trạng sức khoẻ của mình một cách nhanh nhất. Lấy lại được vóc dáng ngày nào, nhưng vẫn lợi sữa cho bé. Thường xuyên thay đổi các món ăn để thêm đa dạng đầy đủ chất mẹ nhé.
>>> Xem thêm: Cân bằng cuộc sống sau sinh
-
Lưu ý những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong thai kỳ
-
10 các loại hạt tốt cho bà bầu bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
-
Gợi ý các món: ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối?
-
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày tiêu chuẩn
-
[MỚI NHẤT] Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi của WHO
-
Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Lưu ý cần biết
-
Bé 7 tháng ăn được gì. gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé
-
Trẻ mấy tháng ăn được phô mai? Cách chế biến các món ăn với phô mai
18 Sản phẩm
7 Sản phẩm
5 Sản phẩm
13 Sản phẩm
6 Sản phẩm
9 Sản phẩm
4 Sản phẩm