Bỏ túi 2 cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm nhiều dinh dưỡng
Đậu lăng là loại thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và đa dạng. Đặc biệt, hàm lượng protein và chất xơ có trong đậu lăng rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Rất nhiều mẹ bỉm sữa thường xuyên tìm hiểu cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm. Vậy nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm có khó không? Bé mấy tháng tuổi ăn được đậu lăng. Cùng Chilux tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
1. Dinh dưỡng trong đậu lăng khi cho bé ăn dặm
Đậu lăng là một trong những loại cây họ đậu có hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt là lượng protein, chất xơ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngoài ra, đậu lăng cũng chứa ít chất béo cùng các vi chất khác như sắt, photpho, kali, folate,…
Vì thế trong cách nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi, đậu lăng thường được chọn để chế biến các món ăn cho bé.
Mẹ có thể tìm hiểu cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm, bởi dinh dưỡng trong đậu lăng rất dồi dào:
- Hàm lượng chất xơ cao: Trong đậu lăng có chứa một lượng đáng kể các chất xơ không hòa tan, giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ bị táo bón. Việc bổ sung đậu lăng cũng giúp giảm thiểu các chất độc hại trong cơ thể, cải thiện sức khoẻ tiêu hoá cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hoá, ví dụ như hội chứng ruột kích thích và rối loạn phân liệt.
- Giàu protein: Đậu là là một trong những nguồn giàu protein thực vật nhất. Một chén đậu lăng nấu chính có hơn 17g protein. Nếu mẹ không muốn bé dùng quá nhiều protein động vật trong các bữa ăn hàng ngày thì có thể lựa chọn đậu lăng thay thế.
- Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào: Đậu lăng chứa nhiều chất sắt giúp thúc đẩy oxy hoá tốt hơn các cơ, mô và các cơ quan khác, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Đồng thời, nó cũng mang tới nguồn năng lượng dồi dào cho trẻ nhờ thành phần chất xơ và hàm lượng carbohydrate phức tạp.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch, không chứa cholesterol: Với hàm lượng lớn chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác, đậu lăng sẽ giúp bé có một trái tim khỏe mạnh. Ngoài ra, loại đậu này cũng làm giảm đi các nguy cơ bệnh tim, cải thiện lưu thông máu tới tim.
2. Mấy tháng ăn được đậu lăng?
Thông thường khi trẻ được 6 tháng tuổi là bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để bổ sung đậu lăng vào chế độ dinh dưỡng của trẻ là từ 8 – 10 tháng tuổi hoặc thực đơn cho bé 1 tuổi.
Tuy nhiên, trong cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm lần đầu tiên, mẹ chỉ nên cho bé ăn một lượng nhất định. Ngoài ra, nên cho bé ăn kèm cùng với một số loại rau của khác nhau để đảm bảo bé không gặp phải vấn đề nào về tiêu hoá.
Mỗi trẻ sẽ có từng giai đoạn phát triển khác nhau. Vì thế, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước nhé!
>> Xem thêm: Cách nấu cháo cá cho bé dưới 1 tuổi
3. Kinh nghiệm chọn đậu lăng cho bé ăn dặm
Hạt đậu năng thường được phân loại dựa trên màu sắc của chúng. Mỗi loại đậu sẽ có các thành phần chống oxy hoá và chất phytochemical khác nhau:
Các loại đậu lăng thường được sử dụng bao gồm:
- Đậu lăng nâu: Đây là loại đậu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nó có mùi hương nhẹ và giữ được nguyên hình dạng sau khi nấu. Mẹ có thể chế biến các món hầm cho bé với loại đậu này.
- Đậu lăng Puy: Nguồn gốc của loại đậu này tới từ vùng Le Puy của nước Pháp. Hạt đậu có màu xanh nhưng kích thước chỉ bằng ⅓ hạt đậu lăng xanh, có vị hạt tiêu.
- Đậu lăng xanh: Hạt đậu lăng xanh có kích thước đa dạng, thường được sử dụng để chế biến thay đậu lăng Puy bởi giá thành phải chăng hơn.
- Đậu lăng đỏ và vàng: 2 loại đậu này có vị ngon hấp dẫn, dễ mềm khi nấu, rất phù hợp với các cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm của mẹ bỉm sữa.
- Đậu lăng Beluga: Loại đậu này có hạt màu đen, kích thước nhỏ như trứng cá muối và thường được sử dụng để làm món salad.
Đậu lăng đỏ là lựa chọn số 1 khi mẹ muốn bổ sung vào chế độ ăn dặm của bé. Đậu lăng đỏ có vị ngon hấp dẫn, mùi thơm nhẹ, thời gian nấu nhanh hơn, dễ mềm hơn các loại đậu khác. Mẹ có thể tham khảo cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm với các món súp, cháo khác nhau.
Nên lựa chọn các sản phẩm đã được tách sẵn vỏ, hạt không biến đổi gen hoặc organic. Lưu ý không nên mua những loại hạt đóng hộp bởi nó sẽ có chất bảo quản, có khả năng gây đầy hơi và khó chịu cho trẻ.
4. Cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm
Bên cạnh cách làm cháo yến mạch hay ho mà Chilux đã chia sẻ thì cháo đậu lăng đỏ là món ngon cho bé khi ăn dặm. Trước khi tìm hiểu cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm, mẹ cần lưu ý tới một vài điểm sau:
- Đậu lăng đỏ cần ngâm qua đêm từ 6 – 8 tiếng trước khi được chế biến thành món ăn
- Thay nước khoảng 1 – 2 lần trong quá trình ngâm để hạt được sạch
4.1. Cách nấu súp đậu lăng đỏ
Cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm khá đa dạng, mẹ có thể chế biến món súp thơm ngon bổ dưỡng.
a. Nguyên liệu
- Đậu lăng đỏ: 100g
- Cà chua: 1 quả
- Hành, tỏi băm nhuyễn. Dầu oliu
- Tinh bột nghệ (nếu có)
Trước khi nấu, mẹ cần ngâm đậu lăng qua đêm từ 6 – 8 tiếng, rửa sạch và để ráo nước. Cà chua rửa sạch.
b. Cách làm súp đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm
Bước 1: Cho đậu lăng đỏ đã rửa sạch vào nồi cùng một ít nước, hầm với lửa nhỏ trong vòng từ 20 – 25 phút cho đến khi nhừ rồi tắt bếp.
Bước 2: Cho dầu oliu vào chảo nóng, cho hành, tỏi đã băm nhuyễn vào phi thơm. Tiếp đến cho cà chua, tinh bột nghệ vào xào mềm. Mẹ nên lột vỏ và bỏ hạt cà chua để bé ăn dễ hơn. Thêm gia vị vừa ăn cho bé.
Bước 3: Cho toàn bộ hỗn hợp cà chua vừa xào chính vào nồi đậu lăng đỏ đã nấu nhừ, đun sôi khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Mẹ cũng có thể nêm lại gia vị cho bé vừa ăn.
Nếu bé dưới 1 tuổi, mẹ có thể cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Bé trên 1 tuổi đã có khả năng nhai đồ ăn tốt thì nên để nguyên cho bé ăn dặm.
4.2. Cách nấu cháo đậu lăng đỏ thịt gà cho bé
Chilux giới thiệu đến mẹ cách chế biến món cháo đậu lăng đỏ thịt gà cho bé ăn dặm vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng.
a. Nguyên liệu
- Thịt ức gà
- Đậu lăng đỏ
- Cà rốt, cần tây
- Dầu oliu, gia vị nêm của bé
b. Cách nấu cháo đậu lăng đỏ thịt gà cho bé
Bước 1. Sơ chế nguyên liệu: Đậu lăng đỏ ngâm qua đêm từ 6 – 8 tiếng, rửa sạch và để ráo nước.
Thịt gà rửa sạch, cắt hạt lựu.
Cà rốt và cần tây rửa sạch, để ráo nước và cắt ngắn vừa ăn.
Bước 2: Chế biến
Cho cần tây vào xào cùng một chút dầu oliu trong vòng 5 phút đến khi cần tây mềm. Sau đó cho cà rốt và thịt gà, đậu lăng đỏ vào nồi, hầm trong khoảng 25 – 30 phút đến khi mềm và tắt bếp. Trong quá trình hầm, mẹ nên hớt sạch bọt để nước dùng trong hơn.
Cho toàn bộ hỗn hợp thịt vừa hầm vào trong máy xay, xay nhuyễn. Mẹ có thể thêm một chút nước hầm để hỗn hợp được nguyễn mịn hơn. Chia nhỏ thành từng khay nhỏ, cấp đông và sử dụng dần.
Cho cháo vào nồi, đun sôi khoảng 1 – 2 phút rồi cho phần hỗn hợp xay mịn trước đó vào nấu cùng. Nêm gia vị cho bé vừa ăn, đun đến khi sôi trở lại và tắt bếp.
Lưu ý: Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cho bé bắt đầu ăn dặm bằng ngũ cốc (gạo) để tăng cường bổ sung sắt và giảm nguy cơ bị dị ứng. Trong những lần ăn đầu tiên, trẻ có thể ăn ít vì chưa quen. Mẹ nên để con có thời gian trải nghiệm và làm quen với việc ăn dặm. Khi trẻ đã bắt đầu quen và thích thú với món ăn hơn, lúc đó mẹ có thể tăng thêm lượng thức ăn mỗi ngày.
Ngoài ra, ngay từ khi bắt đầu chế độ ăn dặm cho bé, mẹ nên tập cho con thói quen ngồi vào ghế ăn dặm. Nên lựa chọn loại ghế ăn dặm gấp gọn để tiết kiệm diện tích và thuận tiện khi mang theo bất cứ đâu. Trẻ ngồi vào ghế ăn dặm khi ăn sẽ giúp tạo thói quen tốt khi ăn, giúp trẻ ngồi đúng tư thế. Điều này sẽ tốt cho hệ tiêu hoá, giúp bé không bị sặc hay nôn trớ, tập trung ăn uống hơn.
Trên đây là một số cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm. Ngoài các món ăn này, mẹ có thể tham khảo thêm một số món sữa đậu lăng đỏ nguyên chất hoặc sữa đậu lăng đỏ mix cùng các loại hạt dinh dưỡng cho bé uống hàng ngày. Đừng quên theo dõi Chilux để có thêm nhiều thông tin bổ ích nữa nhé!
-
Lưu ý những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong thai kỳ
-
10 các loại hạt tốt cho bà bầu bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
-
Gợi ý các món: ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối?
-
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày tiêu chuẩn
-
[MỚI NHẤT] Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi của WHO
-
Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Lưu ý cần biết
-
Bé 7 tháng ăn được gì. gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé
-
Trẻ mấy tháng ăn được phô mai? Cách chế biến các món ăn với phô mai
18 Sản phẩm
7 Sản phẩm
5 Sản phẩm
13 Sản phẩm
6 Sản phẩm
9 Sản phẩm
4 Sản phẩm