Hướng dẫn cách chữa trẻ khó ngủ về đêm hiệu quả bố mẹ cần biết

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nhưng với nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều trẻ mắc chứng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ về đêm khiến phụ huynh đau đầu tìm cách chữa trị bằng các mẹo hay cho bé ngủ ngon. Dưới đây là cách chữa trẻ khó ngủ về đêm và những thông tin tổng quan mà Chilux giới thiệu tới bố mẹ.

1. Tầm quan trọng của giấc ngủ

Giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngủ đủ giấc giúp trẻ tăng khả năng tập trung. luôn tỉnh táo và thông minh hơn. Nếu trẻ không được ngủ đủ giấc sẽ có biểu hiện như mệt mỏi, phản ứng chậm, không tích cực với các tương tác xã hội khác.

Khi trẻ được ngủ đủ giấc, tinh thần luôn phấn khởi, hoạt bát giúp kích thích tăng trưởng chiều cao tốt hơn. Bởi trong thời gian ngủ, hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều giúp kích thích sự phát triển về thể chất của bé.

Giấc ngủ đặc biệt quan trọng tới sự phát triển của trẻ nhỏ
Giấc ngủ đặc biệt quan trọng tới sự phát triển của trẻ nhỏ

1.1. Trẻ nhỏ khó ngủ có bất thường hay không?

Trẻ khó ngủ bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn. Bởi lứa tuổi này cần ngủ nhiều hơn so với người lớn vì lúc này cơ thể trẻ đang phát triển. Để bé có một giấc ngủ lành mạnh, ba mẹ nên tập cho bé thói quen đi ngủ đúng giờ, đều đặn.

Chu kỳ của cơ thể khi ngủ và lúc thức được gọi là nhịp sinh học. Những giấc ngủ được phân định bởi ánh sáng và bóng tối. Trẻ sẽ bắt đầu có chu kỳ của những giấc ngủ khi được 6 tuần tuổi và chu kỳ này sẽ kéo dài từ 3 – 6 tháng. Vì vậy, ba mẹ nên trao đổi với bác sĩ nếu thấy con có những bất kỳ những triệu chứng bất thường nào sau đây:

  • Trẻ liên tục quấy khóc
  • Trẻ gặp vấn đề về hô hấp
  • Trẻ ngáy khi ngủ, đặc biệt là ngáy lớn
  • Hay thức giấc bất thường
  • Trẻ khó ngủ và không duy trì được giấc ngủ, đặc biệt là trẻ hay buồn ngủ vào ban ngày.

2. Nguyên nhân trẻ khó ngủ về đêm

Trước khi tìm hiểu cách chữa trẻ khó ngủ về đêm, bố mẹ cần hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ của trẻ. Các nguyên nhân có thể chia thành 3 nhóm: Nguyên nhân bệnh lý, nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân về chế độ sinh hoạt.

2.1. Nguyên nhân sinh lý

Giống như người lớn, giấc ngủ của bé cũng được chia thành 2 hình thức: Giấc ngủ REM (rapid eye movement) và giấc ngủ NON-REM (non rapid eye movement). Đối với người lớn, NON-REM chiến tới 75% thời gian ngủ, REM chỉ khoảng 25%. Nhưng với trẻ em, giấc ngủ REM chiếm tới 50%.

Đặc điểm của giấc ngủ REM là khi ngủ, não bộ và các cơ quan hô hấp tăng hoạt động, trẻ thở nhanh và nhịp tim cũng nhanh hơn. Vì thế trẻ hay ngủ không sâu giấc, sẽ rất dễ tỉnh giấc nếu có tác động từ bên ngoài.

Khi trẻ không được ăn đủ no cũng sẽ khiến trẻ khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc và quấy khóc. Lúc trẻ bò, đi vận động vào ban ngày nhiều hay mọc răng,… cũng làm trẻ khó ngủ hơn.

Trẻ em khó ngủ thiếu chất gì? Thiếu các vi chất cần thiết như canxi, sắt, kẽm,...
Trẻ em khó ngủ thiếu chất gì? Thiếu các vi chất cần thiết như canxi, sắt, kẽm,…

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Em bé khó ngủ về đêm cũng có thể là nguyên nhân của các bệnh lý:

  • Trẻ bị còi xương: Trẻ khó ngủ về đêm thiếu chất gì? Thiếu canxi là nguyên nhân hàng đầu gây nên các rối loạn giấc ngủ. Nếu trẻ bị thiếu một số vi chất dinh dưỡng như Magie, kẽm cũng có thể gây tình trạng khó ngủ. Đặc biệt, trẻ bị thiếu sắt sẽ có thể mắc hội chứng chân không yên. Đặc trưng của hội chứng này là trong giai đoạn đầu của giấc ngủ, trẻ cử động chân hoặc giật chân, có tính chu kỳ và không có ý thức. Hội chứng này sẽ khiến cho con bị mệt mỏi, hay ngủ vào ban ngày và ngủ không sâu giấc về đêm.
  • Trẻ bị các bệnh về hô hấp: Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn đường mũi họng hoặc đường hô hấp như: Viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi,… sẽ khiến trẻ khó thở. Khi ngủ, trẻ sẽ phải mở miệng để thở, ngủ ngáy nên không ngủ được sâu giấc.
  • Trẻ mắc các bệnh lý nội khoa: Nếu bé nhà bạn bị các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, bệnh viêm tai giữa hay các bệnh tâm thần cũng có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Trẻ bị mộng du: Đây là một kiểu rối loạn giấc ngủ Parasomnia. Sau khi ngủ được một lúc, bé bỗng bật dậy, đi lại hoặc gặp ác mộng khi ngủ,… Những trẻ này thường không ngủ sâu giấc, hay vặn mình và quấy khóc.
  • Trẻ bị béo phì cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng khó ngủ. Bởi các nhóm cơ đường thở phì đại sẽ khiến bé khó nuốt, khó thở.

>> Xem ngay: Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ?

2.3. Nguyên nhân do chế độ sinh hoạt của bé

Các nguyên nhân do chế độ sinh hoạt sẽ có cách chữa trẻ khó ngủ về đêm dễ hơn. Bố mẹ nên để ý tới một vài thói quan trong chế độ sinh hoạt, thay đổi chúng để giúp con có một giấc ngủ ngon.

Thay đổi các thói quen sinh hoạt xấu để trẻ ngủ ngon hơn
Thay đổi các thói quen sinh hoạt xấu để trẻ ngủ ngon hơn

– Bố mẹ thường hay bế bồng, đưa võng đưa nôi cho bé trước khi ngủ. Lâu dần bé sẽ bị phụ thuộc vào những thói quen này. Trẻ sẽ không chịu ngủ nếu không được bế ẵm.

– Lịch trình ngủ của bé không hợp lý. Nếu giấc ngủ ban ngày của bé quá dài, ngủ quá 5 giờ chiều sẽ làm trẻ khó ngủ vào buổi tối.

– Không gian ngủ của bé quá nhiều ánh sáng hoặc có những dụng cụ phát ra ánh sáng như điện thoại, tivi, máy tính. Ánh sáng sẽ làm giảm đi sản xuất melatonin – một hormon của cơ thể giúp điều hoà nhịp sinh học.

– Môi trường xung quanh quá ồn ào, chỗ ngủ của bé bị thay đổi thường xuyên sẽ khiến bé cảm thấy không an toàn, gây khó ngủ.

– Trường hợp tã quần của bé bị ướt, giường chiếu không sạch sẽ cũng khiến cho trẻ khó ngủ, ngứa ngáy khó chịu.

3. Một số cách chữa trẻ khó ngủ về đêm bố mẹ cần biết

Trẻ trằn trọc khó ngủ phải làm sao? Cách chữa trẻ khó ngủ về đêm tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân. Nếu bố mẹ nghi ngờ trẻ khó ngủ do các tình trạng bệnh lý, bị suy dinh dưỡng hoặc thiếu các vi chất cần đưa bé tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Khi các bệnh lý được điều trị dứt điểm, bé sẽ ngủ ngon trở lại.

Tạo cho trẻ một thói quen ngủ tốt, phân biệt rõ ràng ngày và đêm. Ban ngày, nên mở cửa cho ánh sáng vào phòng, không cần hạn chế quá mức tiếng ồn thường ngày như tivi, máy giặt,… Ngược lại, ban đêm bố mẹ nên giữ phòng ngủ của bé tối hoặc ánh sáng điều chỉnh ở mức nhẹ, giữ không gian yên tĩnh và cho bé đi ngủ sớm.

Cách chữa trẻ khó ngủ về đêm tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau
Cách chữa trẻ khó ngủ về đêm tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau

Dạy bé tự ngủ vào một giờ cố định, không nên bế ẵm con, cho con nằm võng lắc. Sắp xếp hợp lý lịch bú hoặc ăn vào giờ thích hợp để con không bị đói hay quá no khi đi ngủ. Bố mẹ cần tập cho con ngủ giường riêng với sản phẩm giường cũi có tính năng ghép cạnh giường bố mẹ để tiện chăm nom bé.

>> Xem danh sách các nôi cũi cho bé có tính năng ghép giường

Cách chữa trẻ khó ngủ về đêm cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho bé phù hợp. Bởi nó đóng vai trò rất quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện. Nếu trẻ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ dẫn tới thừa hoặc thiếu dưỡng chất, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển cả thể chất lẫn tâm thần và vận động.

Nôi cũi cho bé Chilux với tính năng ghép giường
Nôi cũi cho bé Chilux với tính năng ghép giường

4. Một số lưu ý khi tìm cách chữa trẻ khó ngủ về đêm

Nếu trẻ khó ngủ về đêm do các thói quen sinh hoạt hàng ngày, bố mẹ có thể thay đổi để giúp bé có một giấc ngủ sâu. Tuy nhiên, những nguyên nhân do bệnh lý gây nên cần được chữa trị kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Khi tìm cách chữa trẻ khó ngủ về đêm, bố mẹ cần lưu ý:

  • Cần xác định rõ nguyên nhân trẻ khó ngủ về đêm. Đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có chuẩn đoán chính xác nhất.
  • Với các nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý, bố mẹ có thể tham khảo cách chữ Đông y hoặc Tây y. Tuy nhiên cần có sự theo dõi sát sao của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không tự ý dùng thuốc điều trị cho trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng qua bài viết bạn đã tìm được cách chữa trẻ khó ngủ về đêm. Những thông tin cung cấp trên đây mong rằng sẽ giúp các vị phụ huynh có thêm nhiều kiến thức trong việc chăm sóc con. Đừng quên theo dõi Chilux mỗi ngày để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

5/5 - (3 bình chọn)

kkk