Giải đáp: Bầu mấy tháng được uống nước dừa?
Nước dừa là thức uống rất quen thuộc. Trong nước dừa có chứa nhiều chất dinh dưỡng, từ lâu đã được xem là thức uống tốt cho mẹ bầu. Vậy bà bầu mấy tháng được uống nước dừa và uống như thế nào để tốt cho cả mẹ và bé? Cùng Chilux tìm hiểu trong bài viết dưới.
1. Bầu uống nước dừa có tác dụng gì?
Những điều cần biết khi mang thai, các mẹ thường hay thắc mắc có bầu uống nước dừa được không? Theo nhiều nghiên cứu, trong nước dừa giàu protein, natri, photpho, vitamin C, B1, B6, chất xơ, canxi, magie, kali, kẽm,… Bởi vậy, nước dừa là thức uống tự nhiên rất tốt cho phụ nữ mang thai. Nhưng mang bầu mấy tháng được uống nước dừa và tác dụng nổi bật của nước dừa với mẹ bầu là gì?
– Giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch: Trong nước dừa có chứa nhiều vitamin, dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chúng giúp cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm và làm giảm nguy cơ mắc bệnh khi mang thai.
– Chất lượng nước ối được cải thiện: Nước ối là môi trường quan trọng của thai nhi trong bụng mẹ. Bà bầu uống nước dừa sẽ giúp ổn định lượng nước ối đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ 3, máu lưu thông ổn định hơn.
– Bổ sung chất điện phân: Trong nước dừa có chứa các chất điện phân và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali, natri, photpho. Các chất này đều có tác dụng cân bằng chất lỏng, giúp duy trì huyết áp, điều chỉnh độ pH và tăng cường hoạt động các cơ. Ngoài ra, nước dừa cũng giúp giảm đi các triệu chứng phổ biến khi mang thai như ốm nghén, nôn ói, tiêu chảy,…
– Giúp mẹ tránh xa tiểu đường thai kỳ: Hàm lượng đường có trong nước dừa thấp nên đây được xem là sự lựa chọn hoàn hảo cho mẹ bầu. Vừa bổ sung được nhiều dưỡng chất, vừa giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
– Giúp lợi tiểu: Không chỉ cung cấp nước cho cơ thể, lượng khoáng chất magie và kali có trong nước dừa còn giúp lợi tiểu. Điều này giúp loại bỏ các độc tố và làm sạch đường tiết niệu, giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu ở mẹ bầu.
>> Xem thêm: Cách nhận biết có thai sớm nhất
2. Bầu mấy tháng được uống nước dừa
Bầu mấy tháng được uống nước dừa? Theo tham vấn từ các bác sĩ sản khoa, mẹ không nên uống nước dừa vào giai đoạn từ 12 tuần tuổi trở về trước. Bởi lúc này thai nhi vừa mới hình thành, chưa ổn định. Nước dừa có tính mát nên hiện tượng sảy thai có thể xảy ra.
Bà bầu 4 tháng uống nước dừa được không? Giai đoạn thai kỳ tốt nhất để uống nước dừa là từ tháng thai kỳ thứ 4 – 6, tương đương với tuần thai từ 13 – 24. Đây là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh và cần nhiều chất dinh dưỡng. Đồng thời nhau thai cũng cần phát triển để phù hợp với kích thước của em bé. Vì thế mẹ có thể bổ sung nước dừa từ thời điểm này
Tới những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên uống nước dừa ở mức độ vừa phải, khoảng 3 – 4 trái/tuần. Bổ sung nước dừa trong những thái cuối thai kỳ sẽ giúp mẹ cải thiện được tính trạng tóc và da bị lão hoá. Nước dừa cũng cung cấp nhiều dưỡng chất và vitamin thiết yếu. Khắc phục tốt tình trạng táo bón, ợ hơi, đầy bụng,…
3. Tổng hợp câu hỏi thường gặp về bà bầu uống nước dừa
Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề phụ nữ mang thai uống nước dừa. Cùng Chilux điểm qua một số câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm:
3.1. Khi nào mẹ bầu không nên uống nước dừa?
Ở một số trường hợp, mẹ bầu không nên uống nước dừa như:
- Không nên uống nước dừa khi cơ thể mẹ đang mệt mỏi, khó chịu hoặc bị cảm lạnh
- Không uống nước dừa ngay khi vừa đi ngoài trời nắng về vì có thể gây hại cho đường tiêu hoá
- Phụ nữ mang thai không nên uống nước dừa vào buổi tối. Nước dừa lợi tiểu sẽ khiến mẹ phải đi vệ sinh nhiều, thậm chí khiến mẹ lạnh bụng, tiêu chảy
- Phụ nữ mang thai có tiền sử suy nhược, huyết áp thấp nên hạn chế uống nước dừa
- Với những mẹ bầu bị đa ối, nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ khi muốn uống nước dừa
3.2. Thời điểm mẹ bầu cần tránh uống nước dừa
Bầu mấy tháng được uống nước dừa? Phụ nữ mang thai nên hạn chế uống nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ bởi hàm lượng chất béo trong nước dừa khá cao. Nếu uống nhiều sẽ gây nên các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, khiến tình trạng ốm nghén trở nên trầm trọng hơn.
Theo Đông y, nước dừa có tính mát giúp giải nhiệt, hạ huyết áp, làm mềm yếu gân cơ. Bởi vậy, đây không phải là loại thức uống phù hợp cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu tiên.
>> Xem thêm cách thai giáo cho thai nhi tại đây.
3.3. Bà bầu uống bao nhiêu nước dừa là đủ?
Mẹ bầu mấy tháng được uống nước dừa, liều lượng bao nhiêu? Theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu không nên uống quá nhiều nước dừa. Chỉ nên duy trì tiêu chuẩn 1 trái hoặc 1 ly/ngày (150 – 200ml) với những mẹ đang ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2. Không nên lạm dụng uống quá nhiều nước dừa trong một ngày hay nhiều ngày.
Khi bước sang tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ bầu nên hạn chế và chỉ cần duy trì 3 quả/ tuần. Nước dừa tuy ngon mát, nhiều dưỡng chất nhưng không thể thay thế hoàn toàn nước lọc. Chỉ nên bổ sung để giải khát và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Nước dừa khi tiếp xúc với không khí sẽ dễ lên men và giảm đi giá trị dinh dưỡng. Vì thế, mẹ bầu nên uống ngay sau khi bổ để giữ được các dưỡng chất thiết yếu. Nên uống nước dừa tươi để đảm bảo an toàn dinh dưỡng mẹ và bé.
>> Đọc thêm: Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai
4. Một số lưu ý khi cho bà bầu uống nước dừa đúng cách
Mặc dù nước dừa mang tới nhiều lợi ích nhưng nếu mẹ uống nước dừa không đúng cách. Không chỉ không mang lại lợi ích mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ. Bởi vậy, mẹ bầu nên lưu ý một số điều sau:
- Hạn chế uống nước dừa để lạnh
- Không uống nước dừa đã bị để qua đêm
- Lượng dinh dưỡng có trong nước dừa rất nhiều. Uống nhiều nước dừa sẽ khiến cân nặng của thai nhi vượt quá mức cần thiết ở giai đoạn đầu
- Nên uống theo định lượng 1ly/ngày hoặc 1 quả để tránh không bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
- Nên uống nước dừa tươi và hạn chế nước dừa đóng chai để đảm bảo an toàn hơn cho cả mẹ và bé
- Nếu mẹ bầu bị thiếu nước ối nên bổ sung thêm nước dừa vào các tháng cuối thai kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ
Hy vọng những thông tin Chilux chia trẻ ở trên đã giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc “Bầu mấy tháng được uống nước dừa”. Để cả mẹ và bé đều có một thai kỳ khoẻ mạnh, việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý là điều cần thiết. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần thực hiện thăm khám, siêu âm định kỳ. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
-
Lưu ý những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong thai kỳ
-
10 các loại hạt tốt cho bà bầu bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
-
Gợi ý các món: ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối?
-
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày tiêu chuẩn
-
[MỚI NHẤT] Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi của WHO
-
Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Lưu ý cần biết
-
Bé 7 tháng ăn được gì. gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé
-
Trẻ mấy tháng ăn được phô mai? Cách chế biến các món ăn với phô mai
18 Sản phẩm
7 Sản phẩm
5 Sản phẩm
13 Sản phẩm
6 Sản phẩm
9 Sản phẩm
4 Sản phẩm