Bật mí mẹ bầu những món ăn giúp thai nhi tăng cân
Mang thai là một hành trình đầy hạnh phúc nhưng cũng không kém phần âu lo. Ở giai đoạn này, sức khỏe của cả mẹ và thai nhi đều cần được chăm sóc chu đáo. Nỗi lo về cân nặng thai nhi qua từng giai đoạn là yếu tố mà mẹ quan tâm. Vì vậy, khi mang thai mẹ cần xây dựng một thực đơn cho bà bầu khoa học. Dưới đây là những món ăn giúp thai nhi tăng cân mẹ có tham khảo.
1. Những Món Ăn Giúp Thai Nhi Tăng Cân
Cân nặng của thai nhi luôn đi kèm với những lo lắng về cân nặng của mẹ. Ăn gì để con tăng cân mà không vào mẹ? Muốn thực hiện được điều này mẹ có thể tham khảo một số loại thực phẩm tăng cường dinh dưỡng cho mẹ và bé ngay dưới đây.
1.1. Gạo lứt, ngũ cốc
Trong những món ăn giúp thai nhi tăng cân, mẹ nên bổ sung cả gạo lứt và ngũ cốc. So với gạo trắng thì ngũ cốc và gạo lứt cung cấp nguồn năng lượng dồi dào. Bổ sung thêm nhiều vitamin, chất xơ và các khoáng chất quan trọng. Hàm lượng chất xơ trong loại thực phẩm này sẽ giúp mẹ giảm tình trạng táo bón. Mẹ có thể thay thế một phần tinh bột bằng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc. Món ăn vặt làm từ thực phẩm này cũng tốt cho mẹ hơn các loại bánh ngọt.
1.2. Trứng
Trứng nên có mặt trong chế độ ăn vào con không vào mẹ. Trong quả trứng có chứa nhiều axit cần thiết cho cả mẹ và mẹ. Lòng đỏ trứng giúp trẻ phát triển cơ thể và tăng cường trí thông minh. Tuy nhiên, không vì thế mà mẹ ăn quá nhiều trứng. Thực đơn lý tưởng là không quá 5 quả/tuần.
Bên cạnh trứng gà, trứng vịt lộn cũng là một trong những món ăn giúp thai nhi tăng cân tốt. Một quả trứng vịt lộn có thể cung cấp khoảng 182 kcal; 13,6g protein; 12,4g lipit; 82mg canxi; 212mg photpho; 600mg cholesterol,…
Ngoài ra, trứng vịt lộn cũng cung cấp nhiều vitamin tốt cho sức khỏe của mẹ như vitamin A, B,C,… Thậm chí, hàm lượng sắt trong trứng vịt lộn còn cao hơn so với trứng gà. Mỗi tuần, mẹ có thể ăn từ 3-4 quả trứng vịt lộn để thai nhi phát triển nhanh hơn.
Khi ăn trứng vịt lộn, mẹ nên tránh ăn buổi tối vì hàm lượng đạm quá cao sẽ gây khó tiêu, đầy hơi. Với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hay bệnh tim mạch nên hạn chế món ăn này.
1.3. Sữa tươi
Trong thực đơn ăn vào con không vào mẹ của các chuyên gia dinh dưỡng đều không thể thiếu sữa. Thức uống này rất giàu dinh dưỡng, hàm lượng protein cao và lượng canxi dồi dào sẽ có lợi cho cả mẹ và mẹ. Loại sữa tốt nhất nên là sữa tươi không đường, tách béo, sữa chua, phomai,… để giúp cơ thể mẹ hấp thu dễ dàng hơn và thai nhi cũng được hưởng lợi, từ đó tăng cân nặng.
1.4. Cá
Cá là nguồn thực phẩm rất giàu Omega 3 (DHA). Đây là một loại axit béo rất tốt cho sự phát triển não bộ của bé, tăng cường trí thông minh. Mẹ có thể thêm cá vào thực đơn ăn vào con không vào mẹ mỗi tuần 2-3 bữa. Bổ sung thêm cá trong các bữa ăn. Điều này giúp mẹ giảm đi những nguy cơ về dị ứng thức ăn. Và phòng tránh căn bệnh eczema cho bé.
1.5. Các loại rau xanh và các loại quả
Trong những món ăn giúp thai nhi tăng cân không thể thiếu rau xanh và trái cây. Những loại rau có màu đậm sẽ chứa axit folic rất tốt cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, các loại rau củ quả màu đỏ, vàng, tím cũng cung cấp vitamin A, C,…
Các loại quả đều chứa chất xơ và vitamin tốt cho hệ tiêu hoá của mẹ. Tránh nguy cơ bị táo bón, trĩ. Ngoài ra, các loại quả còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Đồng thời cung cấp các loại vitamin và khoáng chất cần thiết.
2.Nguyên tắc trong chế độ ăn vào con không vào mẹ
Bên cạnh việc bổ sung những món ăn giúp thai nhi tăng cân, mẹ muốn ăn bổ vào con chứ không vào mẹ. Thì có thể tham khảo một vài nguyên tắc:
2.1. Giai đoạn 1 (3 tháng đầu)
Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, em bé chỉ bằng hạt đậu nên mẹ không cần nạp quá nhiều năng lượng. Trừ trường hợp mẹ bầu bị thiếu cân thì cần bồi bổ thêm.
Tuy nhiên, giai đoạn này mẹ cần đảm bảo đủ chất đạm và những vi chất thiết yếu. Đặc biệt là axit folic, sắt, kẽm,… Những món ăn giúp thai nhi tăng cân nên ăn. Ví dụ: trứng, sữa, ngũ cốc nguyên cám, rau bina, súp lơ, hoa quả,…
2.2. Giai đoạn 2 (3 tháng giữa)
Trong giai đoạn giữa thai kỳ, mẹ cần bổ sung thêm 300 – 350 calo/ngày để giúp bé tăng cân. Khi thai nhi ngày càng lớn, có thể bổ sung đến 500 calo/ngày. Tổng mức năng lượng nạp thêm mỗi ngày của mẹ có thể lên tới 2.300 – 2.500 calo/ngày.
Ăn gì để con tăng cân trong giai đoạn này? Mẹ cần bổ sung thực phẩm đa dạng nhưng hạn chế ăn nhiều tinh bột và đồ ngọt. Các loại thực ăn có nhiều canxi và sắt nên được ưu tiên.
2.3. Giai đoạn 3 (3 tháng cuối)
Ở giai đoạn này, mẹ cần điều chỉnh lại cân nặng của toàn bộ thai kỳ. Nếu trong các tháng trước, mẹ đã tăng cân đúng chuẩn khoảng 6 – 9 kg thì mẹ có thể duy trì tăng thêm từ 200 – 300 calo/ngày.
Nếu như mẹ đang tăng cân nhanh, mẹ cần biết cách tính calo đúng chuẩn. Trong từng khẩu phần ăn của mình để điều chỉnh cân nặng. Những món ăn giúp thai nhi tăng cân trong giai đoạn này. Mẹ bầu nên nhiều rau xanh, hoa quả, thịt trắng, ít đường bột, chất béo tốt,… để cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Bên cạnh đó, uống nhiều nước và ăn hoa quả sẽ giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ bị phù chân tay.
Trên đây, Chilux gợi ý bạn những món ăn giúp thai nhi tăng cân dễ làm. Quan trọng là các mẹ bầu nên phối hợp để tạo ra những bữa ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng. Cần tránh chỉ tập trung vào một nhóm thực phẩm nào đó mà bỏ sót những món thực phẩm còn lại. Bên cạnh đó, việc thăm khám định kỳ và tuân theo các chỉ định của bác sĩ là vô cùng quan trọng.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân
-
Lưu ý những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong thai kỳ
-
10 các loại hạt tốt cho bà bầu bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
-
Gợi ý các món: ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối?
-
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày tiêu chuẩn
-
[MỚI NHẤT] Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi của WHO
-
Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Lưu ý cần biết
-
Bé 7 tháng ăn được gì. gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé
-
Trẻ mấy tháng ăn được phô mai? Cách chế biến các món ăn với phô mai
18 Sản phẩm
7 Sản phẩm
5 Sản phẩm
13 Sản phẩm
6 Sản phẩm
9 Sản phẩm
4 Sản phẩm