Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách và khỏe mạnh
Ánh nắng luôn cần thiết đối với tất cả mọi người đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z, đây là cách tốt nhất giúp trẻ hấp thụ được vitamin D chắc khỏe xương một cách tự nhiên và hiệu quả nhất. Vì thế mà bố mẹ cần biết cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất nhé. Hãy cùng Chilux tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Lợi Ích Của Việc Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh
– Tắm nắng hỗ trợ điều trị vàng da nhẹ ở trẻ sơ sinh: Bilirubin là chất gây vàng da ở người khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ giải phóng ra. Ánh sáng mặt trời phá vỡ bilirubin giúp gan xử lý dễ dàng hơn.
– Tăng cường Vitamin D: Trong ánh nắng mặt trời chứa một lượng vitamin D giúp tăng sức đề kháng cho bé. Vitamin D hỗ trợ hấp thụ canxi. Giúp xương và răng chắc khỏe. Hệ thống miễn dịch cũng được hoạt động hiệu quả hơn. Nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng 15 phút mỗi ngày.
– Giúp bé có nhiều năng lượng: Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, lượng melatonin trong cơ thể sẽ được điều chỉnh. Nồng độ melatonin ở trẻ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Ánh sáng mặt trời làm giảm nồng độ melatonin và làm tăng serotonin, do đó làm tăng năng lượng cho bé.
– Tăng nồng độ insulin: Tắm nắng cho trẻ có thể giúp trẻ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường một phần nào đó. Ánh nắng mặt trời bổ sung vitamin D đồng thời quản lý nồng độ insulin trong cơ thể tốt hơn.
>> Xem thêm: Cách trị nấc cho trẻ sơ sinh
2. Thế Nào Là Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh Đúng Cách
2.1. Thời gian tắm tốt nhất cho trẻ sơ sinh
Tắm nắng cho bé mấy giờ là tốt nhất? Theo các bác sĩ khoa nhi, sau khi sinh 7-10 ngày, bé đã có thể tắm nắng. Thời gian tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách là từ 6-9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Đây là thời gian bé thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể hiệu quả nhất. Và đây cũng chính là thời điểm tia hồng ngoại và tia cực tím trong ánh nắng khá yếu, ít gây hại cho da bé.
Sau 5 giờ chiều, tia X-quang trong ánh mặt trời sẽ giúp bé cưng hấp thụ canxi và phốt pho một cách tốt nhất, có ích cho sự phát triển xương.
Không nên cho trẻ tắm nắng khoảng thời gian 10-16 giờ vì đây là thời điểm có tia cực tím mạnh, gây tổn thương cho làn da của bé.
Khi cho bé tắm nắng vào buổi sáng, bố mẹ có thể sử dụng xe đẩy trẻ em để bé có được sự êm ái nhất định. Ngoài ra, sử dụng xe đẩy còn giúp bố mẹ dễ dàng đặt trẻ ở nhiều tư thế, cho bé hấp thu vitamin D một cách tự nhiên và dễ dàng nhất!
2.2. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh bao lâu là đủ?
Trung bình nên cho trẻ sơ sinh từ 10-30 phút mỗi ngày tuỳ vào độ tuổi. Tuy nhiên thời gian đầu, mẹ nên tập cho bé làm quen với ánh nắng trong bóng râm từ 5-10 phút. Sau đó tăng dần thời gian tắm nắng khoảng 15-30 phút cho những ngày tiếp theo.
Mỗi đợt tắm nắng nên kéo dài khoảng 10 ngày, sau đó mẹ nên cho bé nghỉ 10-20 ngày rồi hẳn quay lại lộ trình. Mẹ có thể cho bé tắm nắng ở mọi nơi như: cửa sổ, ban công,..Không cần cho trẻ tắm nắng trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
2.3. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng tuổi?
Hầu như không có một con số cụ thể về việc mấy tháng tuổi thì nên dừng tắm nắng cho bé. Vì không chỉ trẻ em, tất cả mọi người từ già đến trẻ đều cần hấp thu vitamin D cho cơ thể mỗi ngày. Nên có thể nói việc tắm nắng sẽ không bao giờ dừng lại. Tuy nhiên khi trẻ đến độ tuổi đi học. Mẹ không cần phải bế trẻ để ra ngoài tắm nắng nữa. Thay vào đó, trẻ đã có thể chủ động tự tắm nắng cho mình bằng các hoạt động ngoài trời rồi.
2.4. Bí quyết tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách
Khi tắm nắng cho con, mẹ nên để trẻ mặc ít áo và để bé hở tay, chân dưới ánh nắng sớm. Ban đầu, có thể vén áo, quần để tắm nắng tay, chân và mông trẻ. Sau đó tuỳ tiết trời dần dần mở rộng phạm vi để hở da thịt trẻ. Và chỉ nên phơi nắng tầm 15-30 phút mỗi ngày, không nên phơi nắng quá lâu.
– Cách tắm nắng cho trẻ vào mùa hè: Những ngày hè, mẹ nên tắm nắng cho trẻ tốt nhất là từ 6 đến 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Nên tắm vào buổi sáng khi mặt trời chưa nắng gắt. Nắng gắt sẽ làm tổn thương da non mỏng manh của bé. Khi cho bé phơi nắng xong, mẹ nên lau mồ hôi cho bé ngay, sau đó đưa bé đi tắm ngay sau khi phơi nắng.
– Cách tắm nắng cho trẻ vào mùa đông: Những ngày mùa đông buổi sáng thường ít nắng nhưng lại nhiều gió. Mẹ nên tắm nắng cho con vào khoảng 3-5 giờ chiều là tốt nhất. Vì buổi sáng không khí sẽ lạnh hơn, khiến trẻ gặp những vấn đề về hô hấp.
– Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da: Đối với các bé bị vàng da ở mức độ nhẹ, mẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách cho bé tắm nắng khoảng 30 phút mỗi ngày vào buổi sáng hoặc buổi chiều lúc nắng nhẹ. Với các bé gặp tình trạng vàng da nặng, phương pháp này sẽ không thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.
>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh có được uống nước không?
3. Một Số Lưu Ý Khi Phơi Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh
– Không nên tắm nắng cho trẻ ở những nơi có nhiều gió. Nên chọn những nơi thoáng đãng nhiều nắng.
– Tránh để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào đầu, mặt và mắt của bé.
– Khi phơi nắng cho trẻ bên cửa sổ. Mẹ nên mở cửa kính để tránh cản trở việc hấp thụ tia hồng ngoại. Thời tiết giao mùa hoặc thay đổi khí hậu không nên áp dụng phương pháp này.
– Trong lúc tắm nắng, nếu thấy da bé chuyển sang màu đỏ, ra nhiều mồ hôi, mạch đập nhanh, mẹ nên cho bé uống chút nước lọc ngay và lấy nước ấm lau người bé.
– Trong trường hợp em bé sinh non. Không cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong vài tuần đầu. Vì em bé có thể không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Điều này gây hại cho bé. Trẻ sinh non cần nhiệt độ cơ thể ổn định. Do đó nên tránh xa ánh sáng mặt trời trực tiếp trong giai đoạn đầu. Nếu bé sinh non nhưng có cân nặng như trẻ bình thường có thể đặt bé gần cửa sổ.
Qua bài viết của Chilux với chủ đề tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách. Mong rằng bố mẹ đã có những thông tin cần thiết cho riêng mình. Phơi nắng cho trẻ sơ sinh là cách hấp thụ vitamin D tự nhiên và tăng sức đề kháng cho bé. Bên cạnh đó, vitamin D trong thực phẩm cũng là một yếu tố không thể bỏ qua.
>>> Xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc
-
Tìm hiểu những lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ
-
Cách chống mối mọt bàn học gỗ đơn giản, hiệu quả
-
Xu hướng sử dụng đèn điều hòa phòng tắm cho gia đình có trẻ nhỏ
-
Bé yêu tự đi vệ sinh sau khi mẹ biết các bước này
-
Lưu ý những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong thai kỳ
-
10 các loại hạt tốt cho bà bầu bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
-
Gợi ý các món: ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối?
-
Nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống bao nhiêu là hợp lý?
18 Sản phẩm
7 Sản phẩm
5 Sản phẩm
13 Sản phẩm
6 Sản phẩm
9 Sản phẩm
4 Sản phẩm