Cách tăng cường sức đề kháng cho bé khỏe mạnh
Hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ nhỏ còn rất non nớt trong những năm tháng đầu đời. Đường hô hấp, tế bào bạch cầu chưa thể phát triển hiệu quả. Chính vì vậy, việc tăng sức đề kháng cho bé lúc này là rất quan trọng để chống lại các tác nhân gây bệnh. Hãy cùng Chilux tìm hiểu các cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh đúng cách ngay sau đây.
1. Sức Đề Kháng Là Gì?
Sức đề kháng của cơ thể là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể gây bệnh như: virus, vi khuẩn,…Sức đề kháng và hệ thống miễn dịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi sức đề kháng suy giảm thì hệ thống miễn dịch sẽ yếu đi và ngược lại. Đặc biệt hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu. Vì thế trẻ hay bị ốm vặt và dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hoá,…
Khi chăm con trong giai đoạn này, bố mẹ cần quan tâm và chọn lựa những sản phẩm chất lượng. Xe đẩy em bé là vật dụng cần thiết khi ra ngoài. Những mẫu xe đẩy đa năng giúp bảo vệ bé toàn diện khi ra ngoài với hệ thống chống sốc chất lượng, mái che nắng mưa…
2. Tầm Quan Trọng Của Việc Tăng Sức Đề Kháng Cho Bé
Việc tăng sức đề kháng cho bé sẽ giúp bé chống lại được sự xâm nhập của các mầm bệnh. Như đã nói ở trên, trẻ nhỏ có sức đề kháng kém và rất dễ bị các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Những căn bệnh này sẽ làm cho trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, tăng sức đề kháng cho bé là điều rất quan trọng và nhất định phải làm. Để giúp bé có sức đề kháng tốt, cải thiện hệ thống miễn dịch và chống lại các tác nhân gây bệnh hỗ trợ bé phát triển khỏe mạnh và thông minh.
3. Thực Phẩm Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ
Bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ có tác dụng hỗ trợ và nâng cao hệ thống miễn dịch cho cơ thể bằng cách gia tăng các chức năng hoạt động chung. Giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh, kích thích tế bào miễn dịch tiết ra nhiều khác thể chống lại các mầm bệnh.
– Thực phẩm tăng sức đề kháng cho bé sơ sinh tốt nhất vẫn là sữa mẹ. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong sữa mẹ đặc biệt là sữa non có chứa những chất dinh dưỡng có khả năng diệt vi khuẩn, virus, điều hoà hệ miễn dịch và giúp cơ thể trẻ có đủ sức mạnh để chống lại bệnh tật, phát triển khoẻ mạnh. Vì vậy, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn từ 6 tháng trở lên sẽ có hệ thống miễn dịch rất tốt.
– Đối với các trẻ lớn hơn, bố mẹ nên cho trẻ uống đủ nước. Trẻ cần có chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi: Cháo, bột, phở bún, cơm nát,…
+ Trong mỗi bữa ăn chính cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Nên tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như: thịt bò, các loại ngũ cốc, tôm, cua, gan động vật,..
+ Bổ sung các loại rau củ, trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin C, E. Các loại đậu và ngũ cốc nguyên cám, yến mạch, sữa chưa,…Giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhuận tràng và tránh táo bón.
+ Một số loại rau củ, trái cây giàu vitamin C nên được bổ sung vào thực đơn của trẻ là: cam, quýt, bưởi, kiwi, súp lơ, cải xoăn, đậu hà lan,..Vitamin C là chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé rất tốt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số loại thuốc tăng sức đề kháng cho bé. Nếu bạn không biết thuốc tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt thì có thể tham khảo các bác sĩ hoặc đến các hiệu thuốc tây để được tư vấn rõ ràng hơn.
Thông thường các loại thuốc bổ tăng sức đề kháng cho bé có các dạng như: siro lỏng, men vi sinh, thuốc dạng viên. Mẹ có thể chọn các loại thuốc có thành phần thiên nhiên chứa vitamin C, các vi lượng khoáng chất phù hợp và tránh những thành phần gây dị ứng cho hệ tiêu hoá của trẻ như: lactose, gluten.
4. Lời Khuyên Giúp Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ Khi Giao Mùa
Giao mùa là thời điểm thuận lợi cho vi khuẩn và nấm gây bệnh phát triển. Do đó trong giai đoạn này trẻ nhỏ cũng sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn bình thường. Đặc biệt là các bệnh về hô hấp, viêm mũi dị ứng, phế quản, chảy máu cam. Nguyên nhân là do cơ thể trẻ không thích ứng kịp với sự thay đổi nhiệt độ thời tiết. Do đó bố mẹ cần phải tăng sức đề kháng cho bé trong thời gian trước và khi giao mùa là rất cần thiết để cơ thể bé có thể chống lại các mầm bệnh.
Ngoài việc bổ sung các thực phẩm tăng cường đề kháng cho trẻ, bố mẹ cần phải giữ cho môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, tránh xa khói thuốc lá, mở cửa sổ đón gió và đón nắng ấm cho bé. Ánh nắng vừa có thể tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh vừa giữ ấm cho bé. Tuy nhiên bố mẹ cần phải biết cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách để mang lại được hiệu quả cao nhất nhé.
Thường xuyên cho trẻ vận động thể chất, tắm gội thường xuyên, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Trẻ cần rửa tay bằng xà phòng trước và sau bữa ăn hoặc sau khi chơi đùa tiếp xúc với nhiều vật dụng xung quanh. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp hạn chế được sự tấn công của các vi khuẩn, virus gây bệnh cho cơ thể.
Đối với các trẻ lớn hơn từ 4-5 tuổi, bố mẹ có thể chỉ cho trẻ cách súc miệng, sát khuẩn bằng nước muối pha loãng để vệ sinh cổ họng. Mũi cần được rửa sạch bằng dung dịch muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn để chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
Tập cho trẻ ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ về mặt thể chất lẫn tinh thần đặc biệt có tác dụng trong việc tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa. Bố mẹ cần phải điều chỉnh thời gian ngủ của trẻ sơ sinh hợp lý theo các cột mốc khác nhau để giúp trẻ có thể ngủ ngon và sâu giấc hơn vào ban đêm. Thiếu ngủ có thể khiến bé dễ mắc bệnh hơn do giảm các tế bào miễn dịch tự nhiên.
Qua bài viết trên, Chilux hi vọng rằng mẹ đã có các biện pháp tăng sức đề kháng cho bé qua các mùa khác nhau. Đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh COVID 19 đang diễn biến phức tạp. Ngoài việc bảo vệ bé từ bên ngoài như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên,..Bố mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ từ bên trong qua các chế độ dinh dưỡng mẹ và bé, lối sống sinh hoạt hợp lý và lành mạnh.
-
Lưu ý những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong thai kỳ
-
10 các loại hạt tốt cho bà bầu bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
-
Gợi ý các món: ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối?
-
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày tiêu chuẩn
-
[MỚI NHẤT] Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi của WHO
-
Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Lưu ý cần biết
-
Bé 7 tháng ăn được gì. gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé
-
Trẻ mấy tháng ăn được phô mai? Cách chế biến các món ăn với phô mai
kkk
15 Sản phẩm
7 Sản phẩm
5 Sản phẩm
11 Sản phẩm
6 Sản phẩm
7 Sản phẩm
4 Sản phẩm