Hướng dẫn cách tự làm đồ chơi cho bé tại nhà

Mua quá nhiều đồ chơi cho bé có thể trở thành gánh nặng về tài chính cho bố mẹ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể làm cho bé những món đồ chơi xinh xắn ngay tại nhà mà không cần tốn kém khoản chi phí nào. Cùng Chilux khám phá các ý tưởng và cách làm đồ chơi cho bé tại nhà ngay sau đây nhé!

Những loại đồ chơi có nhạc hay có màu sắc bắt mắt sẽ giúp bé thêm sáng tạo. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể tìm mua xe tập đi có nhạc cho bé trong giai đoạn tập đi để phát triển trí não cho bé ngay từ năm đầu đời.

1. Vì Sao Bố Mẹ Nên Tự Làm Đồ Chơi Cho Bé Tại Nhà?

1.1. Đồ chơi handmade an toàn hơn cho bé

Hiện nay, có rất nhiều loại đồ chơi được nhập lậu chứa các chất độc hại như: chất hữu cơ TVOC, chất bảo quản, aromatic amine, phthalates…Các chất này gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hô hấp của trẻ khi tiếp xúc.

Hầu hết các bé đều thích các loại đồ chơi như: thổi bong bóng bay, nhóm đồ chơi bằng bông, búp bê, hạt nhựa nở trong nước, đồ chơi làm bằng cao su,…Những món đồ chơi này đều có màu sắc bắt mắt, giá thành lại rẻ. Tuy nhiên chúng lại chứa rất nhiều chất tạo màu, mủ cao su và đặc biệt thường chứ lưu huỳnh, Phthalate gây ung thư và tác động đến hormone của trẻ. Lưu huỳnh ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của mọi người nhất là trẻ em.

Cách tự làm đồ chơi cho bé tại nhà
Cách tự làm đồ chơi cho bé tại nhà

Các món đồ chơi tự làm đều được làm từ các vật liệu có sẵn trong nhà như: giấy thừa, vải vụn, gỗ, bìa cứng như búp bê, gấu bông, lọ hoa, quần áo cũ… Mẹ có thể hoàn toàn an tâm khi cho bé vui chơi vì đều là các chất liệu an toàn cho bé. Bố có thể tận dụng những lon sữa không để làm xe tập đi bằng hộp sữa cho bé.

1.2. Hoàn thiện nhân cách của trẻ và gắn bó tình cảm gia đình

Cuộc sống bận rộn khiến bố mẹ hầu như không có nhiều thời gian để cùng con chơi đùa. Làm đồ handmade là việc bố mẹ và bé cùng bắt tay vào làm 1 món đồ. Nó đòi hỏi bạn và trẻ phải thật cẩn thận, tỉ mỉ trong cách làm. Làm đồ handmade giúp bố mẹ gắn bó với con cái nhiều hơn, thưởng thức trọn vẹn những khoảnh khắc của riêng mình bên con. Điều này khiến bé cảm thấy gần gũi bố mẹ, khiến tình cảm gia đình trở nên khăng khít hơn.

1.3. Bảo vệ môi trường

Các đồ chơi từ nhựa thường rất khó để phân huỷ và thải ra nhiều chất độc hại cho môi trường. Trong khi đồ chơi handmade đều có thể phân hủy một cách dễ dàng. Đồ chơi handmade thường là các loại gỗ, giấy…rất dễ phân hủy. Vì thế tại nhiều gia đình, bố mẹ thường dành thời gian để làm đồ chơi học toán cho trẻ mầm non để cùng bé có những giờ phút thư giãn cũng như dạy bé cách bảo vệ môi trường.

1.4. Tiết kiệm chi phí

Thông thường các món đồ chơi cho bé chính hãng có giá khá cao vì được nhập khẩu từ nước ngoài. Mỗi năm có thể tốn đến gần cả chục triệu để mua cho bé những loại đồ chơi lạ mắt, độc đáo. Chưa tính đến việc bố mẹ mua nhầm đồ chơi không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, chứa rất nhiều chất độc hại  được hàng ngày bày bán tràn lan trên các hè phố. Vì vậy, bố mẹ hãy dành khoảng thời gian rảnh rỗi cuối tuần để làm đồ chơi cùng bé, rèn luyện cho trẻ khả năng tư duy, tăng khả năng sáng tạo.

Các mẫu đồ chơi handmade xinh xắn cho bé

2. Gợi Ý 5 Cách Tự Làm Đồ Chơi Cho Bé Tại Nhà

Làm đồ chơi bằng các vật liệu đã qua sử dụng giúp bé tăng khả năng sáng tạo từ những chất liệu quen thuộc. Đồng thời giúp cả nhà lưu giữ những giờ phút kỷ niệm đẹp cạnh nhau!

2.1. Tự làm trống lắc

Dụng cụ yêu cầu:

  • Súng bắn keo
  • Băng dính màu sắc
  • Hạt gỗ nhiều màu
  • Hộp tròn rỗng
  • Que gỗ
  • Dây len

Cách làm:

Bước 1: Khoan 1 lỗ vào hộp rỗng rồi luồn que vào cố định bằng súng bắn keo.

Bước 2: Khoan 2 bên hộp rồi luồn hạt gỗ vào dây cố định 2 bên.

Bước 3: Dùng băng dính trang trí mặt trống và que trống.

Đồ chơi âm nhạc tự làm cho bé

2.2. Đồ chơi giúp bé nhận biết được màu sắc

Dụng cụ yêu cầu:

– Vải có nhiều màu sắc hoặc giấy màu

– Que kem

– Keo dán

Cách làm:

– Bước 1: Cắt vải hoặc giấy thành những hình thù khác nhau: hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác,..

– Bước 2: Dán chúng lên những que kem

– Bước 3: Ghi tên các loại màu sắc lên trên que kem

Mỗi lần cho bé chơi mẹ chỉ cần dạy bé nhận biết màu sắc, sau đó hỏi lại bé, dần dần bé sẽ nhớ nhanh thôi.

 

Làm đồ chơi cho bé bằng vải tại nhà

2.3. Tự làm đồ chơi xếp hình

Dụng cụ yêu cầu:

– 10-15 que kem gỗ

– Keo dán

– Giấy có sẵn hình ảnh con vật hoặc các hình bé yêu thích

– Kéo

Cách làm:

Bước 1: Xếp những que kem và cố định chúng lại bằng keo.

Bước 2: Bạn có thể vẽ hoặc dán hình ảnh các khối hình học có sẵn lên đó.

Bước 3: Lấy kéo cắt những que kem ra riêng biệt và đảo vị trí của chúng.

Bước 4: Chơi bằng cách bảo trẻ hãy xếp chúng thành hình ban đầu.

Làm đồ chơi học toán cho trẻ mầm non

2.4. Đồ Chơi Chú Chó Lêu Lêu

Dụng cụ yêu cầu:

– Giấy bìa nhiều màu

– Ống hút

– Bút, thước

– Kéo

– Keo dán

– Băng dính 2 mặt

Cách làm

Bước 1: Cắt 2 hình tam giác cân bằng nhau, khác màu

Bước 2: Gấp 1 phần đỉnh tam giác xuống dưới

Bước 3: Dán 1 miếng keo nhỏ phần vừa gấp để cố định ống hút

Bước 4: Cắt 1 dải giấy hình chữ nhật dài để làm lưỡi chú cún

Bước 5: Dùng bút chỉ cuộn tròn miếng giấy đỏ lại

Bước 6: Dán miếng giấy đỏ lên ống hút

Bước 7: Dán miếng giấy hình tam giác còn lại lên. Cắt góc nhọn của hình tam giác ra

Bước 8: Lập lại mặt trước, bẻ gập 2 góc tam giác để tạo thành tai chú cún

Bước 9: Trang trí thêm tai, mắt, mũi, miệng cho chú cún bằng giấy hoặc tự vẽ lên

Trò chơi này giúp bé nhận biết được màu sắc và phát triển trí não. Bố mẹ có thể chơi thử làm mẫu để bé bắt chước theo nhé.

2.5. Làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa cho bé

Dụng cụ cần chuẩn bị:

  • Chai nhựa: Chọn chai nhựa có phần thân chai to vì sẽ giúp chú heo thêm đáng yêu hơn.
  • Sơn tô màu: Dùng chai xịt sơn một lớp màu theo sở thích của bé. Sử dụng xịt sơn sẽ giúp bề mặt sơn bóng mịn.
  • Dao cắt.

Cách làm:

Bước 1: Dùng chai sơn màu hồng xịt phun đều lớp sơn hồng lên khắp chai nhựa bao gồm cả nắp chai.

Bước 2: Sử dụng cọ vẽ bắt đầu trang trí thêm mắt, chân và đuôi heo.

Bước 3: Công đoạn cuối cùng, khoét một ô hình chữ nhật nhỏ để bỏ tiền.

Làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa

3. Hướng Dẫn Tự Làm Đồ Chơi Cho Bé Sơ Sinh Với 3 Mẫu Đơn Giản

3.1. Vẽ bằng bút dạ

Trẻ sơ sinh ở giai đoạn từ 0-1 tháng tuổi, lúc này thị giác của bé chưa phát triển toàn diện, bé chỉ có thể nhận biết được các vật ở gần và màu sắc tương phản như trắng, đen, đỏ. Vì vậy, Bạn chỉ cần vẽ những hình ảnh đơn giản bằng bút dạ màu đen hoặc màu đỏ như hình vuông, tròn, tam giác; hoặc hình những con vật quen thuộc, hình ảnh mặt trời, bông hoa…. trên những tấm thẻ hoặc làm đồ treo nôi cho bé.

Tự làm đồ chơi cho bé sơ sinh bằng bút da

3.2. Đồ gặm nướu bằng gỗ

Giai đoạn từ 3-6 tháng tuổi, bé đã có thể cảm nhận đầy đủ hơn về thế giới bên ngoài, âm thanh. Đây là thời điểm thích hợp cho bé tiếp xúc nhiều hơn với các đồ chơi có hình thù ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt, âm thanh nhịp điệu, nhẹ nhàng. Đặc biệt trong thời gian sắp đến bé sẽ bước vào giai đoạn mọc răng, bé có xu hướng đưa đồ vật vào miệng, mẹ nên cho trẻ cầm nắm các đồ vật có kích thước không quá to cũng không quá nhỏ.

Đồ gặm nướu hoặc xúc xắc bằng gỗ tự nhiên sẽ là một ý tưởng hay cho đồ chơi handmade.  Đặc biệt nên ưu tiên gỗ thông vì nó rất nhẹ và lành tính. Bạn có thể dễ dàng kiếm được vật liệu này tại cửa hàng đồ handmade và về tự gọt tạo thành các hình thù ngộ nghĩnh, vui nhộn mà không cần lo về sự an toàn của những đồ gặm nướu khác trên thị trường.

Làm đồ chơi cho bé sơ sinh từ gỗ

3.3. Những món đồ chơi từ chai nhựa, lon sữa, vải dạ

Giai đoạn 6-12 tháng tuổi là giai đoạn phát triển đặc biệt của bé. Bé đã có sự phát triển nhanh chóng về thể chất, trí tuệ, cảm xúc và não bộ. Đặc biệt, bé rất thích vận động và trò chuyện.

Bố mẹ có thể làm những con vật bằng vải dạ, vẽ lên cốc bằng giấy, thiết kế cho bé một chiếc xe tập đi bằng ống nước, bằng các lon sữa trống cũng là một ý tưởng rất hay dành cho các ông bố. Khi làm những món đồ chơi này các bé sẽ chịu ngồi yên và trò chuyện với bố mẹ nhiều hơn.

4. Lưu Ý Khi Làm Đồ Chơi Cho Bé Tại Nhà

– Khi làm đồ chơi tại nhà cho bé, mẹ nên sử dụng các nguyên vật liệu tái chế sạch sẽ và an toàn, hộp, vỏ nhựa…phải được rửa sạch, phơi khô. Không dùng các nguyên vật liệu sắc nhọn dễ vỡ có thể gây thương tích cho trẻ.

– Không nên làm những món đồ chơi có kích thước quá nhỏ, sắc nhọn sẽ làm bé bị đau, bị trầy xước hay nuốt phải.

– Nên làm những món đồ chơi đơn giản và phù hợp với độ tuổi của trẻ. Vì các bé còn nhỏ, với những trò chơi quá khó và trừu tượng, sẽ làm bé chán nản, không có hứng thú để chơi.

Chilux hy vọng với những cách làm đồ chơi cho bé phía trên sẽ giúp bố mẹ có thể dễ dàng áp dụng và sáng tạo ra những món đồ chơi đặc sắc cho bé. Trong quá trình làm đồ chơi cho bé, mẹ nên giải thích hướng dẫn cho bé nhiều hơn và đừng quên dành những lời khen ngợi khi con làm tốt mẹ nhé!

5/5 - (1 bình chọn)