Nhận biết dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh và cách vượt qua
Phụ nữ sau sinh bị ảnh hưởng nhiều về mặt tâm lý cùng nhiều yếu tố tác động dễ gây nên chứng trầm cảm sau sinh. Chilux chia sẻ những nhận biết sớm dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh. Từ đó, có phương pháp vượt qua trầm cảm sau sinh và phòng ngừa hiệu quả.
1. Bệnh trầm cảm sau sinh là gì?
Trầm cảm sau sinh là tình trạng bệnh lý liên quan đến suy nghĩ, cảm giác mệt mỏi, buồn chán, tuyệt vọng xuất hiện ở phụ nữ sau sinh. Tình trạng trầm cảm sau sinh có thể nặng hoặc nhẹ, kéo dài hoặc chỉ thoáng qua mà bạn không biết. Thậm chí, bệnh có thể tự khỏi hoặc không. Nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Theo các chuyên gia tâm lý, khi sinh con, cơ thể phụ nữ có những sự thay đổi đột ngột về nội tiết. Vì thế, cảm giác mệt mỏi, trầm cảm dễ diễn ra. Bên cạnh đó, thể tích máu, hệ miễn dịch, huyết áp,… cũng bị biến đổi dẫn đến những bất ổn về mặt cảm xúc. Các dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh thường không được gia đình để ý. Chỉ đến khi xảy ra nhiều hậu quả đau lòng mới nghĩ lại về các dấu hiệu của bệnh này.
Sau khi sinh con, phụ nữ càng trở nên nhạy cảm. Bởi những khó khăn trong việc chăm sóc con, mâu thuẫn gia đình, tài chính,… Đặc biệt, những người có tiền sử bị bệnh trầm cảm trước đó. Sau khi sinh con sẽ có nguy cơ mắc bệnh trở lại cao hơn.
2. Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và cuộc sống?
Trầm cảm sau sinh gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống và sức khoẻ của mẹ. Chứng bệnh này khiến cho mẹ bị suy dinh dưỡng, sụt cân. Hoặc gặp các tình trạng thần kinh suy nhược, có những suy nghĩ hoang tưởng. Nghiêm trọng hơn là nó dẫn tới nhiều hành vi nguy hiểm. Gây hại cho bản thân hay thậm chí là những người xung quanh.
Khi mẹ có dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh, mẹ sẽ không còn đủ tâm trí để chăm sóc cho gia đình và bé. Đặc biệt, trầm cảm bước vào giai đoạn nặng sẽ khiến mẹ rối loạn tâm thần. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp đau lòng xảy ra khi mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Vì thế trong kiến thức cẩm nang làm mẹ, bạn đừng bỏ qua những dấu hiệu về căn bệnh này nhé!
3. Những đối tượng dễ mắc trầm cảm sau sinh
Thông thường, có một số đối tượng được các chuyên gia cho rằng dễ mắc trầm cảm sau sinh. Một số ví dụ điển hình như sau:
- Phụ nữ mang thai khi tuổi đời còn quá nhỏ (thường dưới 18 tuổi)
- Phụ nữ sau sinh bị thiếu dinh dưỡng, thiếu ngủ sẽ thường có dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh
- Phụ nữ có thời gian mang thai không như ý muốn: Thai lưu, sảy thai, thai bị dị tật, bị tách mẹ và con,…
- Phụ nữ chịu áp lực từ việc chăm sóc con, thất nghiệp, bệnh hiểm nghèo,…
- Phụ nữ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn trong gia đình, đặc biệt là mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, mâu thuẫn vợ chồng, thiếu sự cảm thông từ gia đình,…
- Tiền sử gia đình có người bị mắc bệnh trầm cảm hay các bệnh về tâm thần từ trước.
4. Nguyên nhân phổ biến gây trầm cảm sau sinh
Nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm sau sinh ở phụ nữ rất khó đoán định. Đây là bệnh có dấu hiệu tâm lý. Mỗi người sẽ có một nguyên nhân khác nhau, có người bị và có người không. Tuy nhiên, có 5 nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng trầm cảm sau sinh:
- Thay đổi nồng độ hormone: Những giờ đầu sau sinh, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể mẹ giảm mạnh đột ngột. Điều này có thể kéo theo tình trạng trầm cảm.
- Đã từng mắc bệnh trầm cảm: Những phụ nữ có tiền sử mắc chứng trầm cảm từ trước, trong và sau khi mang thai. Mhững người đang điều trị bệnh trầm cảm sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh cao hơn.
- Yếu tố cảm xúc: Đây là yếu tố thường gặp nhất gây ra các dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh. Mẹ mang thai không theo kế hoạch, mang thai ngoài ý muốn cũng có thể ảnh hưởng lớn tới cảm xúc. Bên cạnh đó, em bé gặp vấn đề về sức khỏe hoặc phải điều trị dài ngày trong bệnh viện. Khiến mẹ phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Đây là những cảm xúc làm ảnh hưởng và gây áp lực lên tâm lý của mẹ.
5. Dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh dễ nhận thấy nhất
Dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh thường khó phát hiện ngay từ đầu. Chỉ đến khi người bệnh phát nặng, làm ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân. Chính vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh. Chính là cách để mẹ tự bảo vệ bản thân khỏi những ảnh hưởng tiêu cực.
– Cơ thể suy nhược: Rất nhiều bà mẹ sau sinh bị rơi vào trạng thái vô vọng, đau khổ hay thậm chí là khóc lóc cả ngày không bởi lý do nào cả. Vì lúc này, bản thân mẹ cảm thấy không được quan tâm, bị bỏ rơi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi triền miên, suy nhược cơ thể. Đây chính là biểu hiện bệnh trầm cảm sau sinh ban đầu
– Lo lắng, đau cơ thể không có nguyên nhân: Sau sinh, mẹ thường có nhiều nỗi lo về bản thân, gia đình, con cái. Có nhiều người bị đau dữ dội ở cổ, lưng, vùng ngực,…
– Cảm giác ám ảnh: Dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh thường gặp là cảm giác ám ảnh. Mẹ có thể thường bị ám ảnh về một việc, một người hoặc một hành động cụ thể. Nỗi ám ảnh đó thường sẽ đi kèm với cảm giác tội lỗi mà không có nguyên nhân.
– Mất tập trung: Đây cũng là một trong những biểu hiện trầm cảm sau sinh dễ bị bỏ qua. Khi mắc bệnh, mẹ sẽ khó tập trung làm một việc gì đó hoặc cảm thấy trí nhớ rất kém, không sắp xếp được công việc. Dần dần, mẹ sẽ cảm thấy bản thân mình rất tồi tệ.
– Mất hứng thú tình dục: Trầm cảm sau sinh sẽ khiến mẹ mất đi hứng thú tình dục trong thời gian dài và sẽ khỏi nếu hết bệnh.
– Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ: Những người bị trầm cảm sau sinh thường khó đi vào giấc ngủ. Hay thức giấc giữa đêm, gặp ác mộng hoặc mất ngủ.
Ngoài ra, một vài dấu hiệu tâm lý thường gặp ở những phụ nữ sau sinh dễ nhận ra. Ví dụ như: Thay đổi khẩu vị, tăng hoặc giảm cân, tâm trạng buồn bã, phản ứng chậm chạp, thường nghĩ tới cái chết và tự tử….
6. Vượt qua trầm cảm sau sinh bằng cách nào?
Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh rất quan trọng. Bởi có thể phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả. Vậy vượt qua trầm cảm sau sinh bằng cách nào?
6.1. Cách chữa trầm cảm sau sinh bằng các liệu pháp tâm lý
Những chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc nhà tâm lý học sẽ giúp mẹ điều trị chứng trầm cảm sau sinh. Các bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức, giúp người bệnh nhận ra và thay đổi suy nghĩ tiêu cực thành tích cực một cách dần dần.
6.2. Cách chữa trầm cảm sau sinh bằng thuốc
Đây là phương pháp được sử dụng khi dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh trở nặng. Thuốc được sử dụng điều trị thông thường là thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng theo chỉ thị của bác sĩ. Nếu sử dụng thuốc không hiệu quả, nên trao đổi với bác sĩ để thay đổi thuốc và liều lượng.
7. Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?
Bệnh lý này nghiêm trọng, bởi vậy mẹ cần đến sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Hãy hiểu rằng người bệnh đang ở giai đoạn cần chia sẻ, đồng cảm với cảm xúc, sở thích của họ. Sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè sẽ đóng vai trò quan trọng nhất để phục hồi nhanh chóng.
Bên cạnh các liệu pháp tâm lý, điều trị và sự san sẻ từ người thân. Bản thân người mẹ đóng vai trò quyết định trong quá trình hồi phục. Nên tin tưởng và kiên nhẫn cải thiện chứng trầm cảm của bản thân. Hãy thư giãn, làm những điều bản thân thích để cố gắng cân bằng cuộc sống sau sinh một cách nhanh chóng.
8. Phòng ngừa trầm cảm sau sinh
Phòng ngừa trầm cảm sau sinh là điều rất cần thiết, nhất là với những người đã có tiền sử mắc trầm cảm.
8.1. Khi mang thai
Ngay từ khi mang thai, người mẹ nên được quan tâm chăm sóc cả về dinh dưỡng lẫn tinh thần. Mẹ cũng nên tham gia vào các hoạt động tích cực như đi bộ, vận động nhẹ, gặp gỡ bạn bè,… để tâm trạng ổn định, vui vẻ hơn.
Với những phụ nữ có tiền sử mắc trầm cảm từ trước, nên gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ. Ngoài ra, việc thông báo cho bác sĩ để có hướng điều trị nếu bệnh trầm cảm nặng.
8.2. Sau khi mang thai
Sau khi sinh em bé, bác sĩ có thể đề nghị sớm kiểm tra các dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh. Càng phát hiện sớm, việc điều trị càng dễ dàng hơn. Nếu mẹ đã có tiền sử bệnh trầm cảm từ trước, bác sĩ có thể đề nghị điều trị ngay sau khi sinh.
Người thân cũng nên tham khảo cách chăm sóc bà bầu sau sinh. Từ đó, bạn sẽ có được những thông tin đúng đắn. Đồng thời đề phòng căn bệnh trầm cảm sau sinh ở phụ nữ.
Ngoài ra, giữ lối sống lành mạnh, không gây áp lực cho bản thân, dành thời gian cho chính mình,… sẽ giúp mẹ hạn chế chứng bệnh này. Đừng ngại ngần yêu cầu sự giúp đỡ từ phía người thân để giúp mẹ thoải mái hơn.
Trầm cảm sau sinh nếu được phát hiện sớm và kịp thời thì chữa trị sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh nào. Chilux khuyên mẹ mẹ nên tìm sự giúp đỡ của người thân và bác sĩ để tránh những hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc xảy ra.
>>> Xem thêm: Trầm cảm khi mang thai
-
Tìm hiểu những lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ
-
Cách chống mối mọt bàn học gỗ đơn giản, hiệu quả
-
Xu hướng sử dụng đèn điều hòa phòng tắm cho gia đình có trẻ nhỏ
-
Bé yêu tự đi vệ sinh sau khi mẹ biết các bước này
-
Lưu ý những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong thai kỳ
-
10 các loại hạt tốt cho bà bầu bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
-
Gợi ý các món: ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối?
-
Nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống bao nhiêu là hợp lý?
kkk
11 Sản phẩm
7 Sản phẩm
5 Sản phẩm
9 Sản phẩm
5 Sản phẩm
6 Sản phẩm
9 Sản phẩm
3 Sản phẩm