Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày

Nôn trớ không phải là điều hiếm gặp. Tình trạng này thậm chí còn rất phổ biến khi bố mẹ tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ liệu có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân và biện pháp chữa trị tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày như thế nào? Hãy cùng Chilux tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

1. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là gì?

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản rồi đẩy ra khoang miệng. Đây là tình trạng rất hay gặp, xuất hiện khi trẻ uống no sữa và vặn mình. Có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày hoặc ít hơn tùy thuộc vào tình trạng của trẻ. Nôn trớ có thể ở diễn biến ở mức độ nhẹ (nôn trớ sinh lý) nhưng cũng có khả năng tiến triển nặng (nôn trớ bệnh lý).

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày       

2.1. Nôn trớ sinh lý

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ? Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là do hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động chưa tốt, dạ dày nằm ngang và cơ thắt tâm vị chưa hoàn thiện. Do đó, khi đã bú quá no sữa trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ. Ngoài ra, nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày còn có thể do cách chăm sóc của bà mẹ chưa đúng như:

  • Mẹ ép bé bú quá nhiều
  • Trẻ bắt ti không đúng tư thế, bú bình không đúng cách khiến trẻ nuốt nhiều không khí vào dạ dày.
  • Cho bé nằm ngay sau khi no bụng
  • Quấn tã hoặc băng rốn quá chặt

2.2. Nôn trớ bệnh lý

Nôn trớ bệnh lý sẽ thường kèm theo một số biểu hiện khác như trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ có lẫn máu, co giật,…

a. Nôn trớ trong bệnh lý nội khoa

Một số bệnh lý nội khoa gây ra triệu chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh nhiều lần trong ngày như:

  • Tiêu chảy, chậm nhu động ruột,..
  • Chứng tăng áp lực nội sọ
  • Viêm đường hô hấp trên
  • Viêm màng não mủ
  • Co thắt môn vị
  • Hội chứng sinh dục thượng thận
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày

b. Nôn trớ trong bệnh lý ngoại khoa

Một số bệnh lý ngoại khoa gây ra triệu chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh nhiều lần trong ngày như:

  • Nôn do dị vật dạ dày và ruột: Hẹp phì đại môn vị, hẹp tá tràng bẩm sinh, teo thực quản, thoát vị hoành.
  • Nôn do xoắn ruột hoặc tắc ruột: Thường có kèm theo triệu chứng nhiễm trùng toàn thân, bụng chướng, bí trung đại tiện và đi ngoài có lẫn máu, dịch dạ dày có màu đen.

.>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh có được uống nước không

3. Khi nào trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày trở nên nguy hiểm?

Nếu đã thử hết những cách trên nhưng tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, thì đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn như:

  • Nôn do bệnh lý ngoại khoa: Nôn là dấu hiệu sớm của bệnh tắc ruột, lồng ruột, hẹp ruột bẩm sinh do phì đại môn vị, do viêm ruột thừa,…
  • Lỗ môn vị bị hẹp: Khiến thức ăn thay vì phải xuống ruột non lại bị ứ đọng trong ở dạ dày. Trẻ nôn ngay hoặc chỉ sau vài giờ bú. Tần suất liên tục dẫn đến việc con lúc nào cũng có cảm giác đói và đòi ngậm ti. Song bú vào lại nôn nên trẻ gầy sút, mất nước (miệng môi và da khô, táo bón). Có thể phẫu thuật để cải thiện tình trạng này.
  • Bệnh lồng ruột ở trẻ sơ sinh (xuất hiện ở trẻ từ 4 đến 8 tháng tuổi): trẻ sơ sinh bụ bẫm, khỏe mạnh, được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Đột nhiên ưỡn người khóc thét từng cơn, bỏ bú và nôn vọt. Sau đó khoảng 6 đến 12 giờ, bé ị ra máu tươi có ít nhầy. Thể trạng giảm sút rõ rệt: môi, miệng khô, da tái, mắt trũng, tay lạnh. Nên quan sát để phát hiện bệnh lồng ruột sớm. Khi đó cần đưa trẻ đến ngay cơ quan y tế trong 6 giờ đầu, tức là khi dấu hiệu khóc thét, nôn và bỏ bú bắt đầu xuất hiện. Nếu để quá 24 giờ, tình trạng này sẽ trở nên nguy hiểm và bắt buộc cắt bỏ nhiều đoạn ruột bị hoại tử.

Tóm lại, trong một vài trường hợp, nôn trớ đi kèm với một số dấu hiệu và bệnh lý kể trên. Việc đưa trẻ đến ngay các chuyên khoa nhi gần nhất là vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho bé.

Khi nào trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày trở nên nguy hiểm

4. Các biện pháp để giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh

4.1. Thao tác cần thiết giúp trẻ giảm nôn trớ

Với những bố mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm, hẳn đều cảm thấy lo lắng và xót ruột khi thấy bé cưng nhà mình liên tục bị nôn trớ. Để trả lời cho câu hỏi “Trẻ sơ sinh bị nôn trớ phải làm sao”. Bố mẹ trước tiên hãy thật bình tĩnh và áp dụng các bước sau đây:

  • Bước 1: Ngay khi trẻ nôn trớ bố mẹ phải nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên để đảm bảo con không bị sặc chất nôn. Sau đó, hãy nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau), bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong miệng và họng trẻ.
  • Bước 2: Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật nốt chất nôn còn đọng lại trong họng ra ngoài.
  • Bước 3: Lau cổ và người trẻ bằng nước ấm, thay đồ mới cho con.
  • Bước 4: Khi trẻ đã qua cơn nôn, cho con uống 1 ít nước ấm. Cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình chậm rãi. Vỗ nhẹ đưa trẻ ngủ.
  • Bước 5: Theo dõi dấu hiệu của đợt nôn trớ tiếp theo.

Sau khi đã thực hiện đầy đủ các thao trên mà hiện tượng nôn trớ vẫn không cải thiện. Đi kèm theo các dấu hiệu bất thường như trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ liên tục, sốt, lờ đờ, quấy khóc liên tục, co giật, chất nôn có lẫn máu,…Hãy đưa con đến bệnh viện sớm nhất có thể. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sơ sinh sử dụng các loại thuốc có tác dụng chống nôn khi chưa có sự đồng ý của các y bác sĩ.

4.2. Cách cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Loại trừ nguyên nhân nôn trớ đến từ bệnh lý, những trường hợp trẻ sơ sinh bị nôn trớ sinh lý đều có thể được ngăn ngừa. Cách chữa trẻ sơ sinh bị nôn trớ tốt nhất cho trẻ mẹ có thể bắt đầu bằng cách thay đổi một vài thói quen nhỏ sau đây:

a. Chia nhỏ bữa ăn cho bé

So với những bé lớn, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ hơn rất nhiều. Hãy tập cho bé bú nhiều lần trong ngày thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần. Với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần, bé yêu sẽ có thời gian hấp thụ, tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn sau mỗi lần bú.

b. Không để trẻ nằm ngay sau khi no sữa

Trẻ sơ sinh rất dễ nuốt phải không khí vào bụng khi đang bú mẹ. Nếu lúc này, mẹ cho bé nằm ngay tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra. Vì vậy, sau khi cho bé bú sữa xong, mẹ nên bế trẻ ở tư thế thẳng người trong 20 đến 30 phút. Vỗ nhẹ lưng giúp con ợ hơi “giải tỏa” bớt lượng khí trong bụng sau khi bú. Tránh nhồi trẻ hoặc đung đưa cơ thể con quá nhiều sau khi bú.

Không để trẻ nằm ngay sau khi no sữa

c. Đảm bảo bé bú đúng cách

Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều trong ngày, khi cho bé bú, mẹ chỉ nên cho bé bú từ từ, tránh để bé hút quá nhiều sữa mỗi lần bú. Với trẻ được nuôi bằng sữa công thức, mẹ nên giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ, sao cho sữa luôn ngập cổ bình, tránh để không khí len lỏi vào dạ dày bé.

d. Cho bé ngủ đúng tư thế

Mẹ có thể nâng phần đầu của con lên cao một góc 30 độ. Độ nghiêng này không những giúp con ngủ ngon hơn mà sẽ giúp thức ăn trong dạ dày không trào ngược lên trong lúc bé ngủ.

e. Massage nhẹ nhàng quanh rốn

Massage nhẹ nhàng quanh rốn, theo chiều kim đồng hồ sẽ cải thiện chức năng của ruột, tăng tiết dịch. Giúp trẻ tiêu hóa nhanh hơn, bài tiết phân đều đặn hàng ngày, làm giảm chướng bụng và nôn trớ.>>Tham khảo có nên quấn cho bé ngủ ngon

f. Tránh tã lót, quần áo và chăn bông bó sát vùng bụng trẻ

Việc mặc quần áo quá chật hay bó sát cơ thể. Sẽ gây áp lực lên bụng, khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày.

g. Bổ sung canxi cho bé

Nếu trẻ nôn trớ đi kèm với vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho biết bé đang bị thiếu canxi. Trong trường hợp này, thảo luận với bác sĩ để bổ sung canxi đầy đủ cho trẻ là cách tốt nhất. Trên đây là những chia sẻ của Chilux về tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày. Bao gồm nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng này. Hi vọng chúng có thể giúp ích cho mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu thật tốt!

kkk