Mẹ nhiều sữa phải làm sao? 5 phương án xử lý sữa mẹ nhiều
Hiện nay, rất nhiều người mẹ gặp tình trạng nhiều sữa dẫn đến dư thừa, sữa mẹ nhiều bé bú không hết. Vậy mẹ nhiều sữa phải làm sao, sữa mẹ có vị gì và như thế nào là sữa mẹ tốt?! Sau đây cùng Chilux giải đáp vấn đề này nhé.
1. Lý Do Sữa Mẹ Quá Nhiều?
Cơ thể mẹ thường có thể tự điều chỉnh lượng sữa cho phù hợp với nhu cầu của con. Tuy nhiên sau quá trình tự điều chỉnh, nhiều bà mẹ vẫn có lượng sữa quá nhiều.
Những nguyên nhân khiến cho mẹ có quá nhiều sữa và sữa mẹ nhiều bé bú không hết có thể là:
+ Do cơ thể mẹ có nhiều mô tạo sữa. Càng nhiều mô tuyến tạo sữa trong vú thì sữa mẹ càng có thể tạo ra với số lượng lớn. Đồng thời, chúng dự trữ trong ngực mẹ.
+ Sử dụng các loại thực phẩm lợi sữa (như cốm lợi sữa) với lượng vượt mức với bản thân mẹ. Điều cũng làm cho quá trình sản xuất sữa tăng cao đột biến.
+ Mẹ sử dụng một số loại thuốc khi đang cho con bú. Thuốc có thể tác động làm tăng quá trình tiết sữa sữa mẹ. Do vậy, khi sử dụng thuốc điều trị trong giai đoạn cho con bú, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc.
+ Mẹ bị rối loạn nội tiết tố hoặc các vấn đề về sức khỏe.
Vấn đề này diễn ra thường xuyên khiến các mẹ lo lắng và đặt ra câu hỏi mẹ nhiều sữa phải làm sao, mẹ hút sữa nhiều có tốt không… Theo dõi bài viết của Chilux để giải đáp những thắc mắc trên và tham khảo 5 cách xử lý hữu hiệu.
2. Mẹ Nhiều Sữa Ảnh Hưởng Như Thế Nào?
Việc sữa mẹ nhiều bé bú không hết sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé rất nhiều.
2.1. Ảnh hưởng đến con:
+ Bé dễ bị sặc sữa. Khi lượng sữa quá nhiều, tia sữa từ vú mẹ phun ra nhanh và mạnh nên bé có thể sẽ bị sặc ngay lúc mới bú. Việc này cực khá nguy hiểm với bé.
+ Sữa mẹ có nhiều loại là sữa loãng và sữa đặc. Sữa loãng xuất hiện trước tiên. Thể hiện bằng cách sữa chảy ra khi bé bắt đầu bú sau đó mới đến sữa đặc. Bé bú nhiều sữa loãng, chưa nhận được nhiều sữa đặc đã no và không bú tiếp nữa. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé nhanh no hoặc đôi khi nhanh bị đói.
+ Bé uống được ít phần sữa đặc trong sữa mẹ vì thế hấp thu được ít chất béo. Vì thế mà mẹ nhiều sữa mà con không tăng cân.
+ Vì dòng sữa chảy ra quá nhiều nên bé bú nhanh. Bé vừa bú vừa thở, nuốt thêm nhiều không khí nên bé dễ đau bụng, ợ hơi, nấc
+ Càng ngày bé gầy hơn do khó khăn trong khi bú nên nhiều bé không muốn bú mẹ, lười bú hơn. Vì thế, bé không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và bị thiếu cân.
2.2. Ảnh hưởng đến mẹ
+ Sữa bị dồn nhiều ở bầu ngực khiến ngực căng đầy. Điều này làm các mẹ bị tức ngực, đau ngực. Ngực quá căng tức có thể khiến mẹ mệt mỏi hoặc sốt nhẹ.
+ Tuyến sữa hoạt động quá tải với tần suất cao, sữa tiết ra nhiều. Việc này dẫn đến sữa mẹ nhiều bé bú không hết. Ngoài ra, sữa bị dồn ứ gây ra tình trạng viêm tuyến vú nguy hiểm.
+ Ngay cả khi con không bú mẹ vẫn bị chảy sữa, gây ra nhiều bất lợi trong sinh hoạt hàng ngày.
3. Cách Làm Giảm Sữa Mẹ
Mục này Chilux giải đáp cho mẹ câu hỏi mẹ nhiều sữa phải làm sao, cách làm giảm lượng sữa mẹ tiết ra. Một số biện pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng nhiều sữa được đề xuất là:
3.1. Cho con bú đúng tư thế và thường xuyên
+Hãy đặt bé bú với tư thế ngồi, bụng mẹ áp với bụng con. Cũng có thể cho con nằm nghiêng rồi sử dụng khăn lót phía dưới để hứng lượng sữa thừa chảy ra.
+ Tay mẹ đỡ lấy lưng bé.
+ Lưng mẹ dựa ra phía sau làm trọng lực để giảm dòng chảy của sữa, tránh làm bé sặc.
+ Nên cho bé bú thường xuyên. Bé tiêu thụ nhiều sẽ giúp giảm lượng sữa của mẹ. Tránh được tình trạng mẹ nhiều sữa mà con không tăng cân.
3.2. Vắt tay hoặc hút sữa đầu ra trước sau đó cho con bú sữa đặc
Mẹ nhiều sữa phải làm sao? Cách dễ nhất có thể làm là dùng tay hoặc máy vắt sữa để bỏ bớt lượng sữa đầu loãng. Sau đó khi sữa đặc được tiết ra, cho bé bú.
Thế nhưng, mẹ hút sữa nhiều có tốt không? Theo bác sĩ, nếu mẹ hút nhiều sữa có thể dẫn đến viêm vú, tức là viêm ống dẫn sữa gây nhiều đau đớn.
3.3. Mẹ nên thư giãn khi cho con bú
Sữa tiết ra khi tâm lý mẹ căng thẳng, tâm trạng xấu cũng có thể làm giảm chất lượng sữa. Vì thế mà mẹ nhiều sữa mà con không tăng cân. Vậy nên mẹ hãy thư giãn để lượng sữa chảy về không quá ồ ạt và chất lượng. Tuyệt đối không nên căng thẳng trước tình trạng sữa về quá nhiều.
3.4. Trữ đông sữa cho con bú dần
Mẹ nhiều sữa phải làm sao để tiết kiệm, không hoang phí sữa?
Bạn có thể dùng máy hút sữa để cho sữa ra những bình/ túi. Bảo quản ở ngăn đông cho bé dùng dần. Bạn cũng có thể dùng lượng sữa này để cho các mẹ không có sữa. Không những giúp tận dụng lượng sữa lớn, còn là một hành động nhân văn sẻ chia giữa các mẹ.
3.5. Sử dụng núm vú giả
Việc cho bé bú quá nhiều khiến cơ thể kích thích sản sinh sữa nhiều hơn. Bạn có thể giải quyết bằng cách cho bé bú trực tiếp ít hơn. Hoặc bạn có thể cho bé dùng núm vú giả để bé ngậm thay vì ngậm vú mẹ.
Hi vọng những phương án xử lý trên đã giúp các mẹ xóa tan sự lo lắng mẹ nhiều sữa phải làm sao. Dựa vào đó các mẹ sớm điều chỉnh được tình trạng sữa nhiều để nuôi con khỏe mạnh dễ dàng hơn.
>> Xem thêm: Ăn trái cây gì để mát sữa
-
Tìm hiểu những lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ
-
Cách chống mối mọt bàn học gỗ đơn giản, hiệu quả
-
Xu hướng sử dụng đèn điều hòa phòng tắm cho gia đình có trẻ nhỏ
-
Bé yêu tự đi vệ sinh sau khi mẹ biết các bước này
-
Lưu ý những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong thai kỳ
-
10 các loại hạt tốt cho bà bầu bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
-
Gợi ý các món: ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối?
-
Nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống bao nhiêu là hợp lý?
18 Sản phẩm
7 Sản phẩm
5 Sản phẩm
13 Sản phẩm
6 Sản phẩm
9 Sản phẩm
4 Sản phẩm