Tìm hiểu kích thước bàn học sinh lớp 1 đạt tiêu chuẩn

Để giúp con trẻ có hứng thú học tập thoải mái, tránh các bệnh học đường thì việc chọn mua bàn ghế theo đúng tiêu chuẩn kích thước là điều cần thiết. Vậy, kích thước bàn học sinh lớp 1 theo chuẩn Bộ Y tế là như thế nào? Cùng Chilix tìm hiểu thông tin với bài viết này.

1. Vì sao cần quan tâm kích thước bàn học sinh cấp 1

Khi bắt đầu vào lớp 1 cũng chính là lúc trẻ phát triển và bước vào giai đoạn học tập. Vì vậy, tư thế ngồi không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển về vóc dáng mà còn tác động tới cả tinh thần. Muốn con trẻ được thoải mái, tập trung học hành thì ba mẹ nên lựa chọn kích thước bàn học sinh lớp 1 đúng chuẩn.

Tư thế ngồi của trẻ sẽ liên quan trực tiếp tới toàn bộ các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Vì thế, việc lựa chọn mẫu bàn học sinh cấp 1 đúng chuẩn sẽ giúp con có được sự phát triển khoẻ mạnh, vui vẻ.

Quan tâm tới kích thước bàn học sinh lớp 1 để giúp con có một không gian học tập đúng chuẩn

Khi trẻ ngồi học, cơ thể cần có tính ổn định cao và cơ bắp ít hoạt động nên thường dẫn đến tình trạng mỏi cơ. Nếu ngồi bàn sai quy chuẩn, kích thước không phù hợp, trẻ sẽ vô thức tìm những vị trí thuận lợi cho cơ thể.

Về lâu dài, nếu ba mẹ không lựa chọn kích thước bàn học sinh lớp 1 tương ứng với chiều cao của trẻ, có thể gây một số bệnh sau này: Gù lưng, cận thị, vẹo cột sống,…

Ngược lại, nếu con được ngồi học với bộ bàn ghế theo tiêu chuẩn, các thao tác sẽ được thực hiện dễ dàng và linh hoạt hơn. Điều này giúp bé có trạng thái tinh thần thoải mái, dễ chịu. Lúc này, ba mẹ cũng không phải lo lắng trẻ mắc các bệnh về xương sống, cận thị,…

2. Bàn học cho bé đúng chuẩn của Bộ Y Tế là gì?

Lựa chọn kích thước bàn học sinh lớp 1 luôn là vấn đề đau đầu với mỗi gia đình có con nhỏ. Đây là khu vực gắn liền với giai đoạn phát triển của trẻ, cần được lựa chọn kỹ càng để đảm bảo các vấn đề liên quan tới sức khoẻ.

Bàn học cho bé đúng chuẩn Bộ Y tế phải có kích thước phù hợp

Bộ Y tế hàng năm đều ra những quy chuẩn riêng để giúp ba mẹ lựa chọn kích thước bàn học cho con đúng chuẩn. Mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có những quy chuẩn riêng biệt.

3. Kích thước tiêu chuẩn của bàn ghế học sinh cấp 1 theo Bộ Y Tế

Dựa theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành thông số chiều cao bàn ghế phù hợp với trẻ em. Được thể hiện chi tiết ở 2 bảng sau:

Cỡ số Mã số Chiều cao học sinh (cm)
I I/100 – 109 Từ 100 đến 109
II II/110 – 119 Từ 110 đến 119
III III/120 – 129 Từ 120 đến 129
IV IV/130 – 144 Từ 130 đến 144
V V/145 – 159 Từ 145 đến 159
VI VI/169 – 175 Từ 160 đến 175

Bảng cỡ số và mã số theo chiều cao của học sinh

Thông số Cỡ số
I II III IV V VI
Chiều cao ghế (cm) 26 28 30 34 37 41
Chiều sâu ghế (cm) 26 27 29 33 36 40
Chiều rộng ghế (cm) 23 25 27 33 36 40
Chiều cao bàn (cm) 45 48 51 57 63 69
Hiệu số chiều cao bàn ghế (cm) 19 20 21 23 26 28
Chiều sâu bàn (cm) 45 45 45 50 50 50

Bảng quy định kích thước cơ bản của bàn ghế theo chuẩn Bộ Y tế

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đưa ra các quy định khác trong việc thiết kế, lựa chọn kích thước bàn học sinh lớp 1 phù hợp với trẻ như:

  • Bàn và ghế phải rời nhau, không dính liền bàn với ghế. Ghế ngồi phải có thành tựa lưng để giúp trẻ có tư thế ngồi học thoải mái nhất.
  • Kích thước của bàn ghế phải phù hợp với tầm vóc của học sinh. Thành ghế hơi ngả về sau một góc 5/100 so với đường thẳng đứng; chiều rộng của ghế bằng 2/4 – ⅔ dài đùi. Chiều ngang tối thiểu của bàn cho một chỗ ngồi khoảng 0,4 – 0,5m.
  • Tuỳ vào từng cấp bậc học của bé mà có thể chọn kích thước bàn ghế phù hợp với trẻ.
  • Ba mẹ cần chú ý đến cách bố trí chỗ để đồ dùng học tập phù hợp với cấu trúc thiết kế của bàn. Nếu bàn học ở nhà, ba mẹ nên thiết kế kích thước bàn học học sinh có giá sách. Các góc cạnh của bàn ghế phải nhẵn mịn, đảm bảo tính thẩm mĩ và an toàn với trẻ.
  • Mặt bàn, mặt ghế và chân bàn, chân ghế đều phải làm từ những vật liệu cứng, chịu được nước, không độc hại.

4. Các loại bàn học cho bé phổ biến

4.1. Bàn học cho bé mẫu giáo

Với những bé học mẫu giáo, các loại bàn học có hình thù ngộ nghĩnh, hoạ tiết vui nhộn và màu sắc tươi sáng sẽ giúp ích cho việc hình thành nhận thức của trẻ. Ba mẹ nên lựa chọn những mẫu bàn có thể thay đổi kích thước để phù hợp với sự phát triển của trẻ.

Bàn học cho bé mẫu giáo

4.2. Bàn học cho bé tiểu học

Các loại bàn học cho học sinh tiểu học thường sẽ được thiết kế với mẫu mã ngộ nghĩnh và đa dạng về màu sắc. Kích thước bàn học sinh lớp 1 thường không qua lớn, bởi nhu cầu của trẻ giai đoạn này thường không nhiều. Bởi thế, loại bàn học này chỉ được thiết kế với chỗ để đồ cơ bản, giá sách nhỏ.

>> Xem thêm: Chuẩn bị cho bé vào lớp 1

4.3. Bàn học cho bé THCS – THPT

Bàn học dành cho học sinh THCS được thiết kế với kích thước trung bình, có nhiều kích cỡ phù hợp theo chiều cao của từng trẻ. Khi lựa chọn bàn học cho trẻ, ba mẹ nên chọn những loại bàn học được trang trí đơn giản, có thích hợp thêm ngăn bàn, giá sách để tiện cho việc cất trữ đồ dùng, dụng cụ học tập của trẻ.

Bàn học cho học sinh THCS và THPT

Những loại bàn học được thiết kế cho học sinh THPT thường sẽ được thiết kế với kích thước tương đối lớn. Trẻ ở tuổi này cần phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng nhiều: Các loại thiết bị điện tử phục vụ cho việc học, máy tính, sách vở, dụng cụ học tập. Bàn học cũng nên được thiết kế với kiểu dáng và màu sắc đơn giản.

5. Các sai lầm phổ biến cần tránh khi chọn bàn học cho bé lớp 1 giá rẻ

Việc lựa chọn kích thước bàn học sinh lớp 1 là việc hết sức quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới cột sống, thị lực của bé. Có nhiều sai lầm ba mẹ thường mắc phải khi lựa chọn bàn học cho bé lớp 1:

5.1. Không quan tâm đến chất liệu bàn học

Không chỉ quan tâm tới kiểu dáng, màu sắc của bàn học mà quên đi chất lượng của bộ bàn ghế. Nếu chọn phải những mẫu bàn học sinh lớp 1 có chất lượng kém an toàn, sẽ gây nguy hiểm cho bé. Những chiếc bàn làm từ loại sơn kém chất lượng cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ.

5.2. Không chú trọng tính năng trên bàn học

Các tính năng trên bàn học cũng là điều ba mẹ hay bỏ qua khi chọn bàn học cho con. Với những lứa tuổi bé, lớp mẫu giáo hay học sinh lớp 1, những mẫu bàn kèm theo kệ sách nhỏ là phù hợp. Tuy nhiên, khi con học lên cao dần, bàn học cần tích hợp nhiều yếu tố như kệ sách lớn, chỗ để thiết bị điện tử, máy tính, …

Các tính năng trên bàn học phải đầy đủ, đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ

5.3. Lựa chọn ghế không có tựa lưng

Đây là một sai lầm khá nghiêm trọng mà nhiều ba mẹ mắc phải. Kích thước bàn học tiêu chuẩn và ghế cần có tựa lưng. Nếu ghế không có tựa lưng, bé sẽ có cảm giác mệt mỏi, tư thế ngồi học không tốt. Điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập và bé cũng sẽ có thể mắc phải nhiều chứng bệnh về cột sống. Ngày nay, bố mẹ dễ dàng chọn lựa những mấu ghế ngồi học đúng tư thế, tránh cong vẹo cột sống cho bé.

5.4. Nghĩ rằng các loại bàn học đều giống nhau

Ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ cần những bộ bàn ghế học tập phù hợp với kích thước, chiều cao cân nặng. Việc sử dụng một bộ bàn ghế từ khi học lớp 1 tới cấp THPT sẽ khiến tư thế ngồi của bé bị ảnh hưởng. Các bệnh học đường như gù lưng, cận thị có thể mắc phải.

5.5. Không quan tâm đến sở thích của bé

Ngoài tiêu chuẩn kích thước bàn học, chất liệu bàn học thì ba mẹ cũng nên quan tâm tới sở thích của trẻ. Một bộ bàn ghế với màu sắc, kiểu dáng, hoạ tiết trẻ yêu thích sẽ giúp con có động lực và cảm giác thích thú khi học tập.

Hy vọng những chia sẻ về kích thước bàn học sinh lớp 1 sẽ giúp ba mẹ trong quá trình lựa chọn một bàn ghế học phù hợp cho con. Nếu ba mẹ đang tìm kiếm địa chỉ mua bàn chất lượng, đừng bỏ qua Chilux – Thương hiệu về các sản phẩm Mẹ & Bé hàng đầu hiện nay.

5/5 - (3 bình chọn)

kkk