Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh mà bố mẹ nên biết

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh thường diễn ra các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi . Tại sao lại xuất hiện giai đoạn khủng hoảng này ở bé? Cùng Chilux tìm hiểu về các giai đoạn tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và cách cùng con vượt qua thời điểm khó khăn này.

1. Tuần Khủng Hoảng Của Trẻ Sơ Sinh Là Gì?

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh còn có cách gọi khác là Wonder weeks. Đây là một thuật ngữ để miêu tả những giai đoạn phát triển của các bé sơ sinh. Trong những giai đoạn phát triển đầu đời, sẽ có những thời điểm mà bé phát triển nhảy vọt. Và cũng tương tự sẽ có những giai đoạn bé sẽ bị chững lại và không có sự phát triển gì thêm.

Các giai đoạn khủng hoảng ở trẻ sơ sinh
Các giai đoạn khủng hoảng ở trẻ sơ sinh

2. Các Tuần Khủng Hoảng Của Trẻ Mẹ Cần Biết

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuất hiện ở giai đoạn dưới 2 tuổi. Thường rơi vào các tuần thứ 5, tuần 8, tuần 12, tuần 19, tuần 26, tuần 37, tuần 46, tuần 55, tuần 64 và tuần 75. Vào các tuần khủng hoảng này, mẹ sẽ thưởng xuyên thấy các tình trạng trẻ quấy khóc bất thường.

Tuy nhiên thì mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này. Vì đây là hiện tượng chung về tâm lý của bé trong giai đoạn đang phát triển. Mẹ hãy theo dõi các tuần bé thường xuất hiện khủng hoảng dưới đấy. Để nhanh chóng có cách giải quyết phù hợp nhé.

2.1 Trong Khoảng Tuần 4 – 5 Tuần Tuổi

Đây là tuần khủng hoảng đầu tiên sau khi sinh của trẻ. Trẻ sẽ bắt đầu đã có những chuyển biến về các giác quan. Do vậy mẹ sẽ hay thấy trẻ quấy khóc đêm, chán bú sữa. Tuy nhiên khi bé đã qua được giai đoạn này, bé sẽ chú ý đến mọi vật xung quanh nhiều hơn. Bắt đầu biết cười và nhảy cảm hơn với mọi vật xung quanh.

2.2 Trong Khoảng Tuần 7 – 8 Tuần Tuổi

Sau giai đoạn trẻ quấy khóc bất thường, chán ăn bé sẽ bắt đầu có thể ổn định hơn. Biết quan sát các vật xung quanh và nhạy cảm hơn. Bé sẽ bắt đầu có những âm thanh gầm gừ nhỏ.

Tuần khủng hoảng của bé
Tuần khủng hoảng của bé

2.3 Trong Khoảng Tuần 10 – 12 Tuần Tuổi

Sau khi qua hai giai đoạn tuần 5 và tuần 8. Bé sẽ bắt đầu biết lẫy, biết lật, cười nhiều hơn. Mẹ nên chuẩn bị tinh thần để thức đêm cùng bé trong giai đoạn này nhé.

2.4 Trong Khoảng 18 Tuần – 19 Tuần Tuổi

Giai đoạn tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh ở tuần 19 tuần tuổi mẽ sẽ thất bé tự biết cho tay vào miệng để mút. Hoặc bé cầm nắm đồ vật gì đó mà có thể với tới để nhét vào miệng. Biết nhìn theo ba mẹ và tự đẩy ti ra ngoài khi đã no bụng.

2.5 Từ 22 Tuần – 26 Tuần Tuổi

Bé đã bắt đầu biết cầm nắm nhiều vật, biết đi, đứng, ngồi dậy. Có thể xác định khoảng cách xa hay gần và cười, hét rất to

2.6 Trong Khoảng Tuần 33 – 37 Tuần Tuổi

Bé đã biết nhận thức được vấn đề và phân biệt được nhiều thứ hơn. Bé có thể đã bắt đầu hiểu được một số từ cơ bản, biết bắt chước, thể hiện tâm trạng của mình với ba mẹ.

2.7 Trong Khoảng Tuần 41 – 46 Tuần Tuổi

Bé đã bắt đầu nói được các từ cơ bản, biết trả lời các câu hỏi ngắn từ ba mẹ. Đã biết chỉ vào những đồ dùng, đồ vật mà mình mong muốn và chơi với chúng.

2.8 Trong Khoảng Tuần 50 – 55 Tuần Tuổi

Đây là giai đoạn tập tành khả năng đi vịn hoặc bé đã có thể đi vững được. Thích đưa đồ vật ra xa và có thể biết cởi và mặc quần áo.

Bé trong khoảng từ 1 tuổi có dấu hiệu khủng hoảng nào?
Bé trong khoảng từ 1 tuổi có dấu hiệu khủng hoảng nào?

2.9 Trong Khoảng 59 – 64 Tuần Tuổi

Giai đoạn này bé đã hơn được 1 tuổi. Các tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh đã gần như đi đến những mốc cuối cùng. Lúc này bé đã bắt đầu biết pha trò, biết nũng nĩu và nịnh bố mẹ. Sẽ không còn xuất hiện tình trạng trẻ quấy khóc bất thường trong những giai đoạn trước đó nữa.

2.10 Trong Khoảng Tuần 70 – 75 Tuần Tuổi

Giờ đây bé đã có thể đi vững được hoàn toàn. Biết xâu chuỗi các sự kiện thành một hệ thống và kiểm soát được hành vi của mình. Tâm lý của bé đang dần phát triển và bé đang dần hoàn thiện về cách học nói.

3. Nguyên Nhân Tuần Khủng Hoảng Của Trẻ

Nguyên nhân tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh

Các giai đoạn của tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh xuất hiện chủ yếu là để hoàn thiện các yếu tố cần thiết cho sự phát triển của bé. Trong giai đoạn đoạn đầu khủng hoảng, thường xuyên xuất hiện tình trạng trẻ quấy khóc đêm. Ngoài nguyên nhân bên trong là trong giai đoạn phát triển.

Còn có một số nguyên nhân khác sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của bé như:

  • Ba mẹ để bé chơi một mình
  • Cho bé ngủ nhiều, ngủ bất cứ lúc nào bé muốn
  • Nhiệt độ cơ thể bị thay đổi đột ngột do tác nhân nào đó.
  • Bỉm của bé dùng chật nên bị hăm và ngứa
  • Bụng bé không chứa được nhiều sữa nên thường xuyên dẫn đến hay bị đói.
  • Ngoài ra bé có thể mắc chứng colic (chứng trẻ quấy khóc đêm kéo dài nhiều giờ).

4. Giải Pháp Cho Mẹ Khi Bé Trong Tuần Khủng Hoảng

Trong giai đoạn đầu khủng hoảng, bé không chịu bú mẹ thì phải làm sao? Bé thường xuyên quấy khóc. Có lẽ đây là trường hợp nhiều mẹ bị gặp phải. Có thể nói vì đây là phản ứng tâm sinh lý tự nhiên trong giai đoạn phát triển của bé. Hãy để thời gian bé đói kéo dài và cho bé một không gian riêng để tự do quấy khóc.

Mẹ có thể áp dụng một số giải pháp dưới đây để bé có thể được cảm thấy thoải mái hơn. Trong những giai đoạn tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh.

  • Cho bé ngủ đêm sớm hơn so với bình thường tư 30 đến 40 phút
  • Không nên ép bé ăn, mẹ chỉ cần đợi bụng bé thật đói và đòi ăn. Để tránh xảy ra tình trạng từ biếng ăn sinh lý thành biếng ăn tâm lý ở trẻ nhỏ.
  • Thường xuyên quan tâm bé, và chơi với bé nhiều hơn. Nên luyện các kỹ năng cần thiết trong giai đoạn phát triển của bé.
  • Bé quấy khóc, bé không chịu bú mẹ thì phải làm sao? Lúc này mẹ cũng có thể áp dụng cho bé thực hiện những hoạt động mà bé thích. Ví dụ như ôm ấp, cho bé ra ngoài, nghịch nước, mát xa …

>>> Gợi ý: Nôi em bé Chilux và ghế ngồi oto cho bé Chilux dùng cho trẻ sơ sinh đến khi bé lớn, hỗ trợ chăm sóc bé tốt hơn có thể ba mẹ quan tâm

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện những năm đầu đời. Và bất cứ trẻ nhỏ nào cũng sẽ phải trải qua giai đoạn này. Với những chia sẻ của Chilux ở trên, hy vọng mẹ sẽ bổ sung thêm những kiến thức về các giai đoạn bé gặp khủng hoảng và có giải pháp phù hợp nhé.

>>> Xem thêm: Tâm lý trẻ không có bố

Chilux

5/5 - (3 bình chọn)