Quá trình phát triển của thai nhi trong 9 tháng thai kỳ

Quá trình phát triển của thai nhi là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Khi hiểu rõ về vấn đề này sẽ giúp bạn có những kiến thức thú vị về sự phát triển của con yêu từ lúc định hình đến lúc được sinh ra. Để giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này, Chilux sẽ trình bày chi tiết quá trình phát triển của thai nhi qua từng tuần trong bài viết sau.

1. Vì Sao Bố Mẹ Cần Theo Dõi Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi?

Theo dõi quá trình phát triển của thai nhi giúp mẹ cảm nhận được những thay đổi từng ngày của bé. Đây là một trong những niềm vui lớn lao của các mẹ bầu trong quá trình mang thai vì cảm nhận được sự phát triển của đứa bé mỗi ngày. Khi theo dõi sự phát triển của thai nhi, nhiều bố mẹ háo hức để chuẩn bị những mẫu xe đẩy cho bé sơ sinh để dành cho “thiên thần nhỏ” của mình những điều tuyệt vời nhất.

Việc theo dõi các giai đoạn phát triển của thai nhi này giúp mẹ biết được thai nhi có phát triển bình thường hay không để có được sự chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng đúng cách, đúng lúc. Nếu bé trong bụng mẹ có kích thước quá nhỏ hoặc quá lớn sẽ có nguy cơ gặp phải những biến chứng cao hơn bình thường. Do vậy, theo dõi và tính toán cân nặng là một phần quan trọng trong việc chăm sóc thai nhi.

Nếu mẹ đi khám định kỳ thường xuyên sẽ tầm soát được những bệnh lý, dị tật bẩm sinh của bé khi chào đời. Ví dụ như cử động thai là một trong những biểu hiện sức khỏe của thai nhi. Số lần thai máy giảm cho thấy tình trạng sức khoẻ kém của thai nhi. Khi thai nhi máy yếu có thể do thai suy hay thai đã chết. Do đó, theo dõi cử động thai hay quá trình phát triển của thai nhi là điều rất cần thiết. Giúp mẹ nhận biết sớm các vấn đề để kịp thời giải quyết, can thiệp.

Ngoài ra, khi theo dõi quá trình hình thành thai nhi giúp mẹ nhận biết được cơ thể đang thiếu chất gì cần thiết cho mẹ và bé. Nếu thai nhi tăng cân chậm thì mẹ có thể điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của mình.

2. Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi

Thông thường, quá trình mang thai của người mẹ sẽ kéo dài trong khoảng 40 tuần (9 tháng 10 ngày). Trong 40 tuần mang thai sẽ được chia ra làm 3 giai đoạn hay còn gọi là 3 tam cá nguyệt. Mỗi tam cá nguyệt kéo dài 12-13 tuần (khoảng 3 tháng).

2.1. Quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu được tính từ tuần mang thai đầu tiên đến hết tuần thứ 13. Do quá trình thụ thai được thường được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng nên trong 3 tuần đầu, bạn sẽ không nhận ra là mình mang thai. Các dấu hiệu mang thai đầu tiên sẽ bắt đầu xuất hiện khi sang tuần thứ 4. Quá trình phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu có những đặc điểm nổi bật sau:

  • Tuần thứ 4: Các tế bào phôi thai và nhau thai sẽ hình thành và hoạt động, tạo cấu trúc ban đầu cho cơ thể thai nhi. Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết mình mang thai là thông qua việc bị trễ kinh.
  • Tuần thứ 5: Nồng độ hormon HCG bắt đầu tăng từ tuần thứ 5 của thai kỳ. Hầu hết các cơ quan nội tạng và cấu trúc bên ngoài được hình thành. Do đó kích thước của thai nhi cũng tăng lên rất nhiều. Đây là thời điểm thích hợp để mẹ có thể dùng que thử thai xác định chính xác khả năng có thai hay không.
  • Tuần thứ 6: Lúc này bé sẽ có kích thước 4-7mm (bằng hạt đậu xanh). Hệ thần kinh nguyên thủy và xương sống bắt đầu hình thành. Thời điểm này bác sĩ cũng đã nhận ra bé có nằm đúng ở tử cung hay không nhờ siêu âm.
  • Tuần thứ 7: Đầu của bé bắt đầu phát triển, mẹ cũng có thể nghe rõ được tim thai thông qua siêu âm. Trong tuần này, mẹ bắt đầu đi tiểu nhiều hơn, xuất hiện các triệu chứng ốm nghén, nhạy cảm và dễ giận hơn.
  • Tuần thứ 8: Các cơ quan nội tạng bắt đầu hình thành phức tạp hơn. Đầu lớn dần, mắt, mũi, tay, chân cũng bắt đầu xuất hiện.
  • Tuần thứ 9: Kích thước bé lúc này khoảng 5cm. Hệ sinh dục bắt đầu hình thành.
  • Tuần thứ 10 – 11: Thai nhi bắt đầu có hình dáng của con người. Thanh quản được hình thành. Cuống rốn có thể cung cấp dưỡng chất và đào thải các chất thải ra khỏi bào thai.
  • Tuần thứ 12: Móng tay của thai nhi sẽ hình thành. Các chức năng cơ bản như: hệ thần kinh, tim, gan, hệ bài tiết đã cơ bản hoàn thiện.
  • Tuần thứ 13: Bé có kích thước như quả chanh, bé đã có biểu hiện nhăn mặt, cau mày,..
Quá trình phát triển của thai nhi qua từng tuần
Quá trình phát triển của thai nhi qua từng tuần

2.2. Quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng giữa

  • Tuần thứ 14: Cơ quan sinh dục của bé được hình thành rõ ràng hơn nên giới tính của thai nhi có thể sẽ được xác định từ tuần thứ 14.
  • Tuần 15: Mẹ có thể bắt đầu cảm nhận được những chuyển động của bé. Thai nhi có thể cảm nhận được ánh sáng đi qua trong bụng mẹ.
  • Tuần thứ 16-17: Cơ quan thính giác, móng tay, móng chân, lông mày, mí mắt, ngón tay, ngón chân sẽ được hình thành.
  • Tuần thứ 18: Thai nhi đã bắt đầu phản ứng với âm thanh từ bên ngoài. Vì vậy mẹ có thể nói chuyện hoặc cho bé nghe nhạc.
  • Tuần thứ 19-22: Khuôn mặt bé bắt đầu hoàn thiện. Mẹ sẽ cảm nhận được rõ nét hơn các động tác đạp, xoay nhiều hơn trước. Cơ quan vị giác của bé cũng bắt đầu hình thành trong giai đoạn này.
  • Tuần thứ 23: Kích thước của bé ở tuần 23 nặng khoảng 500g. Xương sọ và khung xương tiếp tục phát triển. Bé đã biết chớp mắt khi ngủ.
  • Tuần 24-27: Kích thước của em bé có thể đạt được 780g. Từ thời điểm này, các bộ phận trong cơ thể của bé hoàn thiện và tăng lên nhanh chóng. Hệ hô hấp của bé cũng phát triển hơn. Bé ngủ và thức đều đặn hàng ngày.
Quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng giữa
Quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng giữa

2.3. Quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng cuối

  • Tuần thứ 28: Bé có thể nặng khoảng 1kg. Các cú đạp của bé ngày càng dứt khoát và mạnh mẽ. Não bộ phát triển hoàn chỉnh, mẹ có thể tham gia các lớp học tiền sản và khám thai đều đặn
  • Tuần 29-32: Thị lực của bé phát triển tốt hơn, bé có thể cảm nhận được ánh sáng bên ngoài qua màng lọc. Đặc biệt, mẹ có thể nhìn và phân biệt sáng tối khá tốt. Trong tuần thứ 32 sẽ xuất hiện sự thay đổi ngôi thai. Lúc này da bé không còn nhăn nheo nữa, cân nặng khoảng 2kg
  • Tuần thứ 33: Xương sọ bắt đầu hợp nhất
  • Tuần thứ 34: Bé nhận biết được giọng nói của mẹ
  • Tuần thứ 35-37: Lúc này, các cơ quan trong cơ thể bé đã hoàn thiện như một cá thể độc lập. Trọng lượng cơ thể cũng tiếp tục tăng lên nhanh chóng
  • Tuần thứ 38: Bé sẽ chào đời trong khoảng thời gian từ tuần 38-42 của thai kỳ. Lớp mỡ đã trở nên dày hơn dưới lớp da của bé để sau khi chào đời bé sẽ có được thân nhiệt được ổn định
  • Tuần thứ 39-40: Bé đã phát triển thể chất hoàn toàn. Lúc này bé đã sẵn sàng đến với thế giới bên ngoài
  • Nếu sang tuần thứ 42 mà thai phụ vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì thai được gọi là thai kỳ già tháng. Các bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho thai phụ các biện pháp giục sinh.
Quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng cuối
Quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng cuối

3. Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Thai Nhi Mẹ Cần Lưu Ý

3.1. Nhiệt độ cơ thể mẹ bầu

Nhiệt độ túi ối sẽ tăng cao theo nhiệt độ cơ thể mẹ. Điều này ảnh hưởng đến việc hô hấp của thai nhi. Do đó, mẹ nên giữ gìn sức khoẻ và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, hạn chế bệnh tật trong các tuần mang thai.

3.2. Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu

Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hình thành thai nhi. Để hỗ trợ thai nhi phát triển tốt, mẹ nên lưu ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong chế độ ăn uống hằng ngày như: Canxi, sắt, acid folic, các loại vitamin và khoáng chất,..

Mẹ tuyệt đối không được sử dụng rượu bia và các thức uống có cồn, sử dụng chất kích thích dễ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

3.3. Tâm lý của phụ nữ mang thai

Các hormone từ tuyến thượng thận sản sinh do những cơn stress của mẹ có thể cản trở vai trò của các mô phôi thai. Mẹ nên cố gắng giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái trong suốt thai kỳ. Vì trong giai đoạn thai kỳ, mẹ rất dễ bị rơi vào trạng thái trầm cảm. Trầm cảm khi mang thai là một hiện tượng khá phổ biến ở các thai phụ. Ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Đơn cử như mắc dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến cuộc sống trẻ nhỏ về sau.

Bên cạnh một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ cần lưu ý và chuẩn bị một số vật dụng cần thiết trước khi đi sinh. Cụ thể, mẹ bầu từ tuần thứ 34 của thai kỳ nên tính đến chuyện chuẩn bị đồ đi sinh cho cả mẹ và bé. Nếu mẹ muốn kĩ hơn có thể chuẩn bị trước ngày dự sinh 2 tháng. Bởi lẽ khi mua quần áo hay vật dụng cho bé về, bố mẹ phải tiến hành giặt ủi vệ sinh kỹ lưỡng.

Ngoài ra, đối với một số vật dụng như nôi em bé sơ sinh khi mua về cần lắp ráp và trang trí trong phòng. Vì thế, chuẩn bị cho con trẻ những vật dụng quan trọng từ sớm giúp bố mẹ chủ động hơn khi chăm con.

Nôi em bé sơ sinh Chilux

Theo dõi quá trình phát triển của thai nhi không chỉ mang đến cho mẹ những trải nghiệm đặc biệt và còn giúp mẹ kiểm soát được tình trạng sức khỏe thai nhi chính xác. Chilux hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về các bước phát triển của thai nhi cụ thể qua các tuần. Từ đó, giúp mẹ có kế hoạch cụ thể để chăm sóc thai nhi an toàn và khỏe mạnh.

5/5 - (3 bình chọn)