Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân và cách khắc phục

Tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ em là chứng rối loạn dinh dưỡng mà ba mẹ cần lưu tâm.

Mặc dù có nhiều phương pháp hoặc các sản phẩm như ghế ăn dặm giúp mẹ đỡ vất vả khi cho bé ăn. Tuy nhiên, biếng ăn sinh lý này xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: sinh lý, bệnh lý, tâm lý của trẻ…

1. Biếng Ăn Sinh Lý Là Gì?

Ở trẻ em, có 3 dạng biếng ăn là  biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lý và biếng ăn tâm lý ở trẻ. Tuy nhiên thì tình trạng biếng ăn sinh lý là thường xuyên gặp ở trẻ nhất.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh là tình trạng bé đột ngột lười ăn hoặc là ăn ít hơn so với bình thường. Trong suốt quá trình phát triển, biếng ăn sinh lý ở trẻ có thể xuất hiện nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu là do có sự thay đổi của bé về mặt sinh lý.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ em
Biếng ăn sinh lý ở trẻ em

2. Nguyên Nhân Biếng Ăn Sinh Lý Ở Trẻ Sơ Sinh

Có 2 nguyên nhân chính gây nên biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Trong lúc thời gian mang thai, mẹ bầu không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Hoặc là bổ sung đúng cách nên dẫn đến tình trạng thiết các chất như canxi, vitamin. Hay các chất thiết yếu khác cho thai nhi. Dẫn đến bé sinh ra bị suy dinh dưỡng, lười bú, bỏ bú so với các bé cùng độ tuổi này.
  • Nguyên nhân thứ 2 là do trẻ đang ở giai đoạn thay đổi sinh lý. Khi vào giai đoạn này bé sẽ có sự thay đổi như biết nói, biết bỏ, ăn dặm … Vì đây là giai đoạn trẻ bắt đầu được khám phá và học hỏi thêm. Nên sẽ có thể xảy ra tình trạng biếng ăn sinh lý hoặc biếng ăn tâm lý ở trẻ nhỏ.

3. Các Giai Đoạn Của Biếng Ăn Sinh Lý Ở Trẻ

Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở nhẻ nhỏ
Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở nhẻ nhỏ

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh có thể gặp ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Những thông thường với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, sẽ gồm 2 giai đoạn sau:

3.1 Giai Đoạn Biếng Ăn Sinh Lý Ở Trẻ 3 – 4 Tháng

Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi đến 4 tháng tuổi là giai đoạn bé bắt đầu tập lật, tập lẫy và khám phá thế giới bên ngoài. Một số dấu hiệu thường gặp biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi:

  • Trẻ bú ít sữa hơn so với mọi ngày
  • Không khóc đòi mẹ cho bú sữa hoặc không bú sữa của mẹ
  • Dù biếng ăn nhưng bé không mệt mỏi và vẫn nô đùa bình thường.
  • Cân nặng không có sự thay đổi hoặc bị giảm

Đối với biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi thì ba, mẹ không cần phải quá lo lắng nhiều. Vì sau quá trình thay đổi của bé, bé sẽ có thể khỏi hẳn. Tùy vào thể trạng mà tình trạng biếng ăn có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần.

3.2 Giai Đoạn Biếng Ăn Sau 5 Tháng Tuổi

Biếng ăn sinh lý ở trẻ 5 tháng là hiện tượng không hiếm gặp. Đây là thời gian bé bắt đầu ăn dặm và làm quen dần với thức ăn, cùng với chế độ mới. So với trước đây của bé.

Việc ba, mẹ cần làm khi bé rơi vào thời gian biếng ăn này là tìm hiểu kỹ nguyên nha. Từ đó giúp bé cái thiện và bổ sung nguồn dinh dưỡng trong cơ thể. Ba, mẹ có thể nhận thấy biếng ăn sinh lý ở trẻ 5 tháng qua các biểu hiện dưới đây:

  • Thời gian bé ăn kéo dài hơn 30 phút, có khi lên đến 1 tiếng
  • Bé không chịu ăn, cơ thể chống đối, ngậm chặt miệng và khóc to khi cho ăn.

4. Giải Pháp Cho Việc Biếng Ăn Sinh Lý Ở Trẻ

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh là hiện tượng xảy ra bình thường ở hầu hết trẻ nhỏ. Mẹ sẽ luôn có những thắc mắc bé biếng ăn nên bổ sung gì vào thực đơn. Do những thay thổi về sinh lý của bé qua các giai đoạn phát triển. Ở những giai đoạn này, bé cần thời gian để thích nghi với những thay đổi của cơ thể. Chính vì vậy mà bố mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Giải pháp biếng ăn cho mẹ và bé
Giải pháp biếng ăn cho mẹ và bé

Tình trạng biếng ăn ở bé thường chỉ xảy ra vài tuần. Tuy nhiên bố, mẹ có thể giúp bé vượt qua bằng những cách sau:

4.1 Chia Nhỏ Bữa Ăn

Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh thường rất lười ăn, ăn ít hoặc bỏ bữa. Vì vậy mẹ bé cần nên chia nhỏ phần ăn cho bé và chia thành nhiều dặm trong ngày. Vừa đảm bảo các chất dinh dưỡng cho cơ thể mà không nhồi nhét bé ăn quá nhiều.

4.2 Quan Sát Sự Thay Đổi Ở Trẻ Nhỏ

Cần thường xuyên theo dõi về các biểu hiện để kịp thời phát hiện chứng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh. Từ đó nhanh chóng điều hướng và giúp bé hạn chế được điều này.

4.3 Không Quá Nạt, Mắng Trẻ Nhỏ

Khi thấy bé không muốn ăn, không hợp tác thì mẹ hãy kiên nhẫn. Không nên dọa nạt, hay quát mắng dục trẻ nhỏ ăn. Điều này sẽ dẫn đến tâm lý sợ hãi và gây biếng ăn tâm lý ở trẻ nhỏ.

4.4 Bổ Sung Cốm Vi Sinh

Việc bổ sung lợi khuẩn trong đường ruột của trẻ nhỏ sẽ hỗ trợ giúp lên men. Và ức chế cho sự phát triển của các vi khuẩn có hại. Từ đó tạo nên cảm giác ăn ngon miệng, hấp thụ chất dinh dưỡng cho bé được hiệu quả

Qua bài viết mà Chilux chia sẻ, bạn có thể thấy rằng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh thường hay gặp ở trẻ có sự thay đổi về sinh lý phát triển. Vì vậy  hãy chuẩn bị tâm lý vữa vàng và kiến thức đầy đủ để ứng phó khi bé ở trong giai đoạn này nhé.

Chilux

5/5 - (2 bình chọn)