Blog, Cẩm nang cho mẹ, Dinh Dưỡng Cho Bé, Dinh Dưỡng Cho Mẹ, Dinh dưỡng mẹ và bé, Kinh nghiệm hay
[MỚI NHẤT] Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi của WHO
Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi chính là một trong những thước đo cơ bản mà Chilux nghĩ rằng có thể giúp các mẹ kiểm tra và đánh giá được tổng quan sự phát triển của trẻ nhỏ.
Đã kết hôn và chuẩn bị bước sang vai trò mới, bạn mang bầu rồi sắp lên chức làm mẹ nhưng lại đang lo lắng không biết em bé của mình có luôn phát triển toàn diện, khỏe mạnh hay không? Bật mí, bạn chỉ cần theo dõi bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây là sẽ biết ngay. Không những vậy, bạn còn sẽ biết thêm được nhiều thông tin thú vị, hữu ích để có thể chăm sóc tốt cho bản thân cũng như em bé nữa đấy.
1. Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo WHO
Bắt đầu từ tuần thai đầu tiên – tuần thai thứ 7, thai nhi vẫn còn rất bé, mỗi lần siêu âm, các mẹ chỉ có thể thấy bé như một chấm nhỏ trên màn hình. Vì thế, đến tận tuần thứ 8 cân nặng và chiều dài của em bé mới bắt đầu được ghi lại.
Dưới đây là bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi mới nhất của WHO, mẹ bầu hãy cùng tham khảo để nắm bắt được sự phát triển của em bé trong từng giai đoạn của thai kỳ nhé!
2. Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi
Khá nhiều người thắc mắc khi không biết dựa theo cách đo như thế nào để có được bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi chính xác như trên? Thực ra, cân nặng và chiều dài của thai nhi trong từng giai đoạn sẽ được áp dụng cách đo cụ thể như sau:
- Từ 8 – 19 tuần tuổi: Em bé được xác định có chiều dài là tính từ đầu đến mông. Chiều dài đo được như vậy gọi là chiều dài đầu mông. Đồng thời, khoảng thời gian này, chân của bé bị uốn cong trong bào thai suốt nửa đầu thai kỳ nên cũng khó có thể đo được chính xác cân nặng và chiều dài của thai nhi.
- Từ 20 – 32 tuần tuổi: Chiều dài của em bé lại được đo từ đầu đến gót chân. Thời điểm này, cân nặng và chiều dài của thai nhi sẽ dần dần tăng lên.
- Từ tuần 32 – 40 tuần tuổi: Cân nặng của em bé sẽ phát triển tối đa và những đường nét cuối cùng của con cũng được hoàn thành.
3. Một số vấn đề bất thường về cân nặng thai nhi mẹ cần lưu ý
Trong quá trình mang thai, nếu sau khi đi thăm khám về mà mẹ bầu thấy cân nặng của thai nhi có sự khác biệt quá lớn so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo WHO thì cần hết sức lưu ý. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề bất thường về sức khỏe và sự phát triển của em bé đó. Cụ thể:
3.1. Thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai
Hàng tuần, nhất là những tháng cuối của thai kỳ mà mẹ bầu thấy cân nặng của em bé chênh lệch nhiều so với bảng chỉ tiêu cân nặng thai nhi, tức là em bé tăng cân khá nhanh thì rất có thể trẻ đã lớn hơn so với tuổi thai. Các mẹ cần chú ý quan tâm vì thai quá lớn, ví dụ chỉ cần lớn hơn so với bảng tiêu chuẩn khoảng 3cm thôi, sẽ không chỉ gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ hay sinh nở mà còn khiến cho em bé có nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường… ngay từ trong bụng mẹ.
3.2. Thai nhi phát triển kém so với tuổi thai
Ngược lại, nếu các chỉ số thai nhi theo tuần lại thấp hơn nhiều so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi, cụ thể có chiều dài ngắn hơn so với chiều dài trung bình 3cm thì mẹ bầu cần nhanh chóng đi thăm khám để nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Trường hợp như vậy, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.
Mẹ bầu phải làm xét nghiệm kiểm tra chức năng nhau thai để đánh giá xem bộ phận này có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi hay không hoặc xem dây rốn có bất thường? Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hỏi các mẹ thật cặn kẽ về chế độ dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của thai nhi trong bụng mẹ. Hoặc xem có vấn đề nào trong cuộc sống sinh hoạt gây tác động xấu đến sức khỏe tinh thần của mẹ bầu không?
Sau khi đã xác định được nguyên nhân, đội ngũ bác sĩ khoa sản sẽ tư vấn, hướng dẫn người mẹ cần điều chỉnh phù hợp để đảm bảo sự phát triển của em bé theo đúng bảng chuẩn cân nặng thai nhi.
4. Mẹ nên làm gì để thai nhi phát triển đúng chuẩn?
Để em bé phát triển theo đúng bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi thì mẹ bầu nên:
- Không ăn quá nhiều nhưng phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Kiểm soát được cân nặng của mình, tăng cân quá ít hay quá nhiều cũng không tốt. Cụ thể, trong cả thai kỳ, mẹ bầu nên tăng khoảng 10-12kg. Trường hợp mang đa thai có thể tăng 16 – 20kg.
- Có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học lành mạnh. Tuyệt đối không nên stress, áp lực hoặc quá căng thẳng vì những điều tiêu cực này sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của con.
- Thăm khám định kỳ để biết rõ được sự phát triển về chiều dài và cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi. Nếu có sự khác biệt quá lớn thì ngay lập tức cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn.
Chilux mong rằng với những thông tin chia sẻ chi tiết về bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi như trên thì các bà mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức thú vị, hữu ích để biết cách chăm sóc sức khỏe của mình cũng như em bé một cách tốt nhất.
-
Bật mí sự khác biệt giữa bàn học thường và bàn học thông minh
-
Tìm hiểu những lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ
-
Cách chống mối mọt bàn học gỗ đơn giản, hiệu quả
-
Xu hướng sử dụng đèn điều hòa phòng tắm cho gia đình có trẻ nhỏ
-
Bé yêu tự đi vệ sinh sau khi mẹ biết các bước này
-
Lưu ý những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong thai kỳ
-
10 các loại hạt tốt cho bà bầu bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
-
Gợi ý các món: ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối?
18 Sản phẩm
7 Sản phẩm
5 Sản phẩm
13 Sản phẩm
6 Sản phẩm
9 Sản phẩm
4 Sản phẩm