Blog, Cẩm nang cho mẹ, Dinh Dưỡng Cho Bé, Dinh dưỡng mẹ và bé, Kinh nghiệm hay
Bé 7 tháng ăn được gì. gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé
Bé 7 tháng ăn được gì là một trong những câu hỏi thường gặp nhất của bố mẹ. 7 tháng tuổi là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Khi được 7 tháng tuổi, một số bé đã biết ngồi và bắt đầu mọc răng, hệ cơ của bé đã phát triển cứng cáp hơn, sự vận động của trẻ cũng phong phú hơn. Do đó, giai đoạn này bé cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất để giúp bé phát triển khoẻ mạnh. Cùng Chilux tìm hiểu những món ăn cho bé 7 tháng tuổi ngay!
1. Bé 7 Tháng Ăn Được Gì? Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ 7 Tháng Tuổi
Sau khi làm quen với một số loại thức ăn đặc vào lúc 6 tháng tuổi thì đến tháng thứ 7 mẹ nên đa dạng hóa thực đơn bổ dưỡng hơn cho bé.
Bé 7 tháng ăn được gì? Trong thực đơn của bé 7 tháng cần có đầy đủ các nhóm chất cơ bản như: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Em bé 7 tháng tuổi có thể ăn được:
1.1. Thành phần tinh bột cần cho trẻ 7 tháng tuổi
Bố mẹ có thể bổ sung cho bé đa dạng các loại tinh bột như: Gạo, mì, bún, phở, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt cho bữa sáng. Hoặc bạn có thể trộn bột yến mạch nguyên cám với sữa chua ít béo cùng các loại trái cây.
Hãy ăn nhiều loại bánh mì khác nhau, như bánh mì ngũ cốc, bánh mì hạt và bánh mì lạt. Bánh mì nguyên cám là lựa chọn tuyệt vời giúp trẻ tăng lượng chất xơ được nạp vào cơ thể.
1.2. Thành phần chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất
Các thực phẩm giàu canxi như: Tôm, cua, cá, ốc, vừng, đậu nành, mộc nhĩ, rau ngót, các loại sữa và chế phẩm từ sữa…Sữa và những chế phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát là nguồn cung cấp protein, canxi, vitamin và các chất khoáng với chất lượng cao và dễ hấp thu. Ngoài ra, có thể sử dụng các thực phẩm có bổ sung canxi.
Bé có thể ăn được các chất xơ có nhiều trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, rau và trái cây, bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt, cà rốt, bắp rang.
1.3. Đạm và chất béo
Bé 7 tháng tuổi có thể ăn được đạm động vật và đạm thực vật. Các loại đạm động vật gồm: thịt, hải sản, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa. Nguồn đạm từ thực vật gồm: Các loại đậu, vừng, lạc, ngũ cốc nguyên cám,..
Ngoài ra, mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn cho bé 7 tháng tuổi những thực phẩm có nguồn chất béo từ tự nhiên như: Bơ, các loại dầu thực vật (oliu, dầu cọ,..), cá hồi, cá thu, tôm, cua, rau chân vịt,..
Thực chất nguồn dinh dưỡng chính của trẻ 7 tháng tuổi vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Việc ăn dặm trong giai đoạn này chỉ là để tập luyện dần cho bé làm quen được với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
Vậy bé 7 tháng ăn mấy bữa? Ở giai đoạn này, bé cần uống khoảng 700-900 ml sữa mỗi ngày. Các bé 7 tháng tuổi ăn 4 bữa chính và 1-2 bữa ăn dặm xen kẽ để nạp các dưỡng chất thiết yếu.
>> Xem thêm: Cách nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi
2. Ảnh Hưởng Của Dưỡng Chất Đến Sự Phát Triển Của Trẻ
Ngoài việc biết được bé 7 tháng ăn được gì, mẹ nên tìm hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của các chất đó đến sự phát triển của trẻ. Các chất dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến não bộ, trí tuệ (IQ) mà còn tác động đến chỉ số cảm xúc của trẻ EQ. Trẻ bị suy dinh dưỡng từ nhỏ có nguy cơ mắc các hội chứng như: tự kỷ, lo âu, trầm cảm. Theo nghiên cứu, trẻ em suy dinh dưỡng có khả năng học hỏi kém hơn so với những đứa trẻ được nuôi với chế độ dinh dưỡng cân bằng.
Như đã trình bày ở trên, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ 7 tháng tuổi vẫn là sữa mẹ. Bên cạnh đó, trẻ cần được bổ sung đầy đủ 4 dưỡng chất là tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Vậy các nhóm chất này có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ?
Từng chất sẽ có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau phù hợp cho sự phát triển của bé. Ngoài ra, việc bé 7 tháng trong giai đoạn tập ăn dặm bố mẹ nên tập cho con ngồi ăn đúng cách. Ghế ngồi ăn cho bé là vật dụng hỗ trợ cho bé tư thế ngồi ăn đúng cách, đảm bảo bé tiêu hóa tốt, bố mẹ cho trẻ ăn nhàn tênh.
2.1. Tinh bột
Tinh bột có vai trò cung cấp nguyên liệu để cấu tạo nên các tế bào của hệ thần kinh, giúp trẻ tập trung và phát triển não bộ, giúp tăng khả năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể.
2.2. Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất là các chất mà cơ thể không tự sản xuất ra được. Chúng được cung cấp chủ yếu qua đường ăn uống. Một chế độ ăn khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ đảm bảo được sức khỏe. Vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, tham gia điều hoà hoạt động của tim với hệ thần kinh. Mỗi loại vitamin và khoáng chất sẽ có một vai trò riêng đối với cơ thể.
2.3. Chất đạm
Chất đạm là một trong những dưỡng chất quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện, trong đó có tăng trưởng về chiều cao và cân nặng. Nó cũng là thành phần quan trọng để phát triển não bộ và thể chất của trẻ. Các thực phẩm tự nhiên giàu protein là lòng trắng trứng, cá, thịt gia cầm, các sản phẩm từ sữa, thịt thăn bò, đậu nành, các loại hạt họ đậu.
2.4. Chất béo
Chất béo giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của bé. Cơ thể muốn hấp thu và sử dụng tốt các vitamin A, D, E, K, cần có dầu mỡ. Chất béo cũng là nguồn năng lượng quan trọng cho các hoạt động thể chất của trẻ hàng ngày.
3. Bé 7 Tháng Ăn Được Gì?
Việc bổ sung các dưỡng chất cho trẻ 7 tháng tuổi là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ vẫn chưa biết nên bổ sung thế nào vào thực đơn cho bé. Cùng Chilux giải đáp một số thắc mắc của bố mẹ về việc bé 7 tháng ăn được những gì ngay sau đây.
3.1. Bé 7 tháng ăn được thịt gì?
Ở giai đoạn này, mẹ có thể tập cho bé ăn các loại thịt giàu đạm động vật như thịt trắng: thịt gà, thịt cá và các loại thịt đỏ như: thịt heo, thịt bò,..Các loại thịt trắng sẽ dễ tiêu hơn các loại thịt đỏ. Tuy nhiên, hàm lượng đạm và sắt trong thịt đỏ giúp trẻ nạp thêm nhiều năng lượng cho các hoạt động hằng ngày.
3.2. Bé 7 tháng ăn được hải sản chưa?
Trẻ 7-12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20-30g thịt của cá nấu với bột, cháo. Mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3-4 bữa/tuần. Có rất nhiều bố mẹ thắc mắc về việc bé 7 tháng ăn được tôm chưa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn tôm vì có thể gây dị ứng cho trẻ sơ sinh. Bạn có thể cho bé ăn hải sản sau khi bé được 1 hoặc 2 tuổi để tránh dị ứng.
Trong các loại hải sản, cá biển chính là một trong những thực phẩm tuyệt vời đối với sức khỏe vì trong cá biển chứa đạm có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối. Ngoài ra cá còn rất giàu omega-3, đây là dưỡng chất cần thiết để tạo màng tế bào thần kinh cũng như phòng chống bệnh tim mạch và gan cá còn rất giàu vitamin A và D.
Nên tránh các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm rất cao như cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ) hoặc cá thu lớn và cá ngừ lớn. Các loại cá biển nên ăn đó là cá hồi, cá thu, cá ngừ nhỏ, cá basa. Và không nên ăn một số loại hải sản có vỏ như: tôm, nghêu, ốc,..
>> Tham khảo: Trẻ 7 tháng ngồi xe tập đi được không?
3.3. Trẻ 7 tháng ăn được trái cây gì?
Trẻ 7 tháng tuổi nên bổ sung từ 60-120g trái cây mỗi ngày để cung cấp các vitamin cần thiết cho cơ thể. Các loại trái cây rất tốt cho bé 7 tháng tuổi. Ngoài hàm lượng cao vitamin A và vitamin C như cam và xoài. Chúng còn chứa rất nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, PP, sắt, phốt pho, kali, protein… tốt cho mắt, hệ miễn dịch và sự phát triển của bé.
Một số loại rau củ, trái cây bé 7 tháng tuổi có thể ăn là:
Rau củ gồm bông cải xanh, súp lơ trắng, đậu Hà Lan, rau bina, măng tây, củ cải, cà rốt, bắp cải, đậu xanh, cải xoăn và bí ngô.
Trái cây gồm chuối, táo, xoài, việt quất, kiwi, lê, dâu tây, đu đủ, dưa, đào, dưa hấu, bơ, mận và cam.
3.4. Bé 7 tháng không nên ăn gì?
Mật ong: mật ong không tốt cho trẻ sơ sinh vì chứa vi khuẩn Clostridium botulinum gây ngộ độc. Chất này có thể vô hại đối với người lớn, nhưng ở trẻ nhỏ, các bào tử này có thể phát triển và tạo ra các chất độc nguy hiểm đến tính mạng.
Sữa bò: Em bé 7 tháng tuổi chưa thể tiêu hóa các enzim và protein trong sữa bò. Một số khoáng chất trong sữa tươi có thể gây hại cho thận hoặc kích ứng dạ dày và ruột của bé.
Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng chứa nhiều vitamin, protein và khoáng chất. Có thể cho bé ăn vừa phải nếu bé không bị dị ứng.Cho bé ăn lòng trắng trứng khi còn nhỏ có thể gây kích ứng, phát ban, thậm chí kích hoạt hệ tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy. Để đảm bảo an toàn, có thể bắt đầu cho trẻ sử dụng lòng trắng trứng sau 1 tuổi, và sau khi trẻ đã được kiểm tra dị ứng.
Bột mì: Mẹ không nên cho trẻ 7 tháng tuổi ăn các thực phẩm từ bột mì. Vì một số thành phần trong bột mì có thể gây dị ứng cho trẻ. Gluten trong bột mì từ lúa mì, lúa mạch có thể gây phát ban, tiêu chảy, táo bón hoặc khó ngủ cho trẻ nhỏ. Do đó, mẹ nên đợi cho đến khi trẻ 2-3 tuổi mới cho trẻ làm quen với các thực phẩm làm từ bột mì.
Các loại cá biển có hàm lượng thuỷ ngân cao: Một số loại cá biển cho chưa hàm lượng thủy ngân là các loại kim loại nặng gây hại như sắt, kẽm đồng, chì, arsenic,… rất cao. Nếu bạn cho trẻ dưới 1 tuổi ăn sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh và khả năng tăng trưởng của bé sau này.
3.5. Dùng dầu ăn cho bé 7 tháng tuổi như nào mới đúng cách?
Trong 4 nhóm chất cơ bản kể trên thì dầu ăn thuộc nhóm chất béo có vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng của con. Các axit béo có trong dầu ăn làm nhiệm vụ dẫn và hòa tan các vitamin, giúp đẩy nhanh quá trình hấp thụ các vitamin quan trọng trong cơ thể như A, D, E, ,K. Giúp bổ sung và cung cấp năng lượng cho cơ thể, cũng như Omega 3 cho não bộ. Do đó chất béo là chất không thể thiếu cho bé ăn dặm.
Khi mới bắt đầu ăn dặm, mẹ chỉ nên bổ sung vào thức ăn dặm cho bé mỗi bữa tầm 5ml dầu ăn. Tuy nhiên, không nhất thiết bữa ăn nào mẹ cũng bắt buộc thêm dầu ăn vào cháo cho bé. Vì ngoài dầu ăn bé còn được bổ sung chất béo từ các thực phẩm khác như: sữa, thịt động vật, bơ,..Do đó, tuỳ vào khẩu phần ăn từng bữa mà mẹ nên cân đo đong đếm lượng chất béo cho phù hợp.
Lượng dầu ăn thích hợp cho bé ăn dặm là 5-10ml cho 1 chén cháo. Khi mới cho bé sử dụng dầu ăn, mẹ chỉ nên thêm 1 chút vào bột để bé làm quen và xem phản ứng của bé. Nếu bé ăn được và không bị dị ứng thì mẹ mới tăng dần lượng vừa đủ cho bé.
Đa phần các loại dầu ăn dán nhãn dùng cho bé chứa loại chất béo chưa bão hòa, là chất béo có lợi nhưng dễ bị biến đổi dưới tác dụng nhiệt. Vì vậy dùng loại dầu ăn dành cho bé, ba mẹ chỉ nên thêm vào khi món ăn của bé đã được nhấc khỏi bếp nấu. Mẹ có thể chọn mua một số loại dầu ăn dinh dưỡng như dầu oliu, dầu hạt lanh, dầu gấc, dầu mè để cho bé sử dụng.
4. Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tuổi
4.1. Thực đơn 1:
Bữa sáng: Cháo yến mạch
Bữa phụ: Sữa mẹ/sữa công thức
Bữa trưa: Cháo thịt bò + gừng + cà rốt + súp lơ xanh
Bữa chiều: Sữa mẹ/sữa công thức
Bữa tối: Sữa mẹ/sữa công thức
4.2. Thực đơn 2:
Sáng sớm: Sữa mẹ/sữa công thức
Bữa sáng: Cháo đậu đỏ
Bữa phụ: Sữa mẹ/sữa công thức
Bữa trưa: Cháo cá quả + thì là rau xanh
Bữa chiều: Sữa mẹ/sữa công thức
Bữa tối: Sữa mẹ/sữa công thức
4.3. Thực đơn 3:
Bữa sáng: Cháo táo
Bữa phụ: Sữa mẹ/sữa công thức
Bữa trưa: Cháo lươn đồng + bí ngồi
Bữa chiều: Sữa mẹ/sữa công thức
Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức
4.4. Thực đơn 4:
Sáng sớm: Sữa mẹ/sữa công thức
Bữa sáng: Cháo yến mạch
Bữa phụ: Sữa mẹ/sữa công thức
Bữa trưa: Lòng đỏ trứng luộc chín
Bữa chiều: Sữa mẹ/sữa công thức
Bữa tối: Sữa mẹ/sữa công thức
Nhìn chung, thực đơn cho bé 7 tháng tuổi có đa dạng các loại thức ăn hơn. Món ăn sáng cho bé có thể là sữa mẹ hoặc các món ăn dễ tiêu như cháo yến mạch, cháo đậu,…Bên cạnh đó, sữa mẹ/sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu nhất cho bé 7 tháng tuổi.
Để giúp giai đoạn ăn dặm của bé được thuận lợi hơn, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mẹ nên cho bé sử dụng ghế ăn dặm. Ghế ăn dặm giúp khắc phục những tình trạng ho, sặc, do bé ngồi ăn sai tư thế, hoặc bé quấy phá không chịu ngồi yên. Sắm một chiếc ghế ăn dặm là điều cần thiết vì nó hỗ trợ mẹ rất nhiều trong việc chăm sóc bé.
Qua bài viết trên, Chilux hy vọng bố mẹ đã biết được bé 7 tháng ăn được gì. Thực đơn cho bé 7 tháng cần đa dạng và kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Để đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho bé phát triển khoẻ mạnh toàn diện. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lưu ý một số món cần tránh cho bé ăn trong giai đoạn này nhé!
-
Bật mí sự khác biệt giữa bàn học thường và bàn học thông minh
-
Tìm hiểu những lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ
-
Cách chống mối mọt bàn học gỗ đơn giản, hiệu quả
-
Xu hướng sử dụng đèn điều hòa phòng tắm cho gia đình có trẻ nhỏ
-
Bé yêu tự đi vệ sinh sau khi mẹ biết các bước này
-
Lưu ý những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong thai kỳ
-
10 các loại hạt tốt cho bà bầu bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
-
Gợi ý các món: ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối?
18 Sản phẩm
7 Sản phẩm
5 Sản phẩm
13 Sản phẩm
6 Sản phẩm
9 Sản phẩm
4 Sản phẩm